Cơ Sở Lý Thuyết Và Xây Dựng Giả Thuyết, Mô Hình Nghiên Cứu:


7. Kết cấu của luận án

Kết cấu luận án gồm các phần và các chương sau:

- Phần mở đầu: nội dung phần mở đầu đề cập đến ảnh hưởng rủi ro CNTT lên CLHTTTKT và CLTTKT trong thời gian vừa qua trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó lý giải cho việc cần thiết phải thực hiện mục tiêu NC của đề tài. Ngoài ra, phần mở đầu còn đề cập đến đối tượng NC, đối tượng khảo sát, phạm vi NC và PPNC của đề tài.

- Chương 1 - Tổng quan nghiên cứu: trình bày tổng quan những NC trước đây liên quan đến chủ đề NC để từ đó chỉ ra khoảng trống và định hướng NC của luận án.

- Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và xây dựng giả thuyết, mô hình nghiên cứu: Chương này cung cấp các khái niệm và lý thuyết nền, hình thành cơ sở để xác định các khái niệm NC đưa vào mô hình, xây dựng mô hình NC và các giả thuyết NC.

- Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: Chương 3 trình bày nội dung quy trình NC, các PPNC định tính và định lượng nhằm thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu, và xây dựng thang đo cho các khái niệm NC của luận án.

- Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Các kết quả NC được trình bày tuần tự từ NC định tính cho đến NC định lượng sơ bộ và NC định lượng chính thức. Thêm vào đó là các kỹ thuật phân tích thống kê được dùng cho đánh giá thang đo, kiểm định giả thuyết và mô hình NC. Cuối cùng là nội dung bàn luận về kết quả NC.

- Chương 5 – Kết luận và hàm ý quản lý: Chương cuối tổng kết các kết quả đạt được của NC, đồng thời đưa ra các hàm ý về quản lý. Bên cạnh đó, chương này còn đề cập đến hạn chế trong NC và hướng NC tiếp tục ở tương lai.

- Phần cuối cùng của luận án: trình bày các công trình khoa học đã công bố, các phụ lục và tài liệu tham khảo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 321 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Ảnh hưởng của rủi ro công nghệ thông tin đến chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam - 4

Nội dung của chương đề cập đến tổng quan những NC trước đây có liên quan với chủ đề NC của luận án. Các NC này được trình bày theo trình tự 4 dòng NC: (1) Các NC về rủi ro CNTT và an toàn thông tin liên quan đến môi trường kế toán; (2) Các NC liên quan đến HTTTKT và CLHTTTKT; (3) Các NC liên quan đến CLTTKT; và

(4) Các NC về mối quan hệ giữa rủi ro CNTT với CLHTTTKT và CLTTKT. Từ việc tổng kết các NC trước sẽ giúp đưa ra được những luận giải cần thiết cho chủ đề NC, cung cấp cơ sở lý thuyết, PPNC và kế thừa các kết quả NC tạo tiền đề cho việc chỉ ra khoảng trống NC; định hướng và phát triển cho NC của luận án.

1.1. Tổng quan về các nghiên cứu trước

1.1.1. Các nghiên cứu về rủi ro CNTT và an toàn thông tin liên quan đến môi trường kế toán

Từ khi Internet, hệ thống ERP, các hệ thống hỗ trợ ra quyết định ra đời ở thập niên 1990 của thế kỷ 20 thì cũng là lúc bắt đầu xuất hiện các NC về rủi ro CNTT ảnh hưởng đến HTTT nói chung và HTTTKT nói riêng.

An toàn thông tin trong môi trường máy tính đã trở thành mối quan tâm cho DN kinh doanh và các tổ chức phi lợi nhuận. Rủi ro đối với an toàn thông tin đang thay đổi đáng kể vì công nghệ phát triển liên tục (Davis, 1997).

Cạnh tranh toàn cầu gia tăng và những thay đổi liên tục trong công nghệ xử lý thông tin đặt ra những thách thức mới cho cả kiểm toán viên và nhà quản lý, những ai có nhiệm vụ thiết lập, thực hiện, và giám sát các giải pháp KSNB trong tổ chức. Do tốc độ thay đổi nhanh chóng, nhiều tổ chức gặp khó khăn trong việc đồng thời có được các kỹ năng kỹ thuật hiện tại trong việc vận hành hệ thống mới và hiểu được ảnh hưởng từ công nghệ mới trong xử lý thông tin cho các chính sách và thủ tục KSNB. CNTT mang lại những cơ hội rõ rệt cho xử lý những vấn đề trong kinh doanh mang tính chiến thuật và chiến lược, nhưng nó cũng mở ra cánh cửa cho các mối đe dọa mới đối với KSNB và gây nguy hiểm cho uy tín của HTTTKT (Korvin và cs, 2004).


Trong đánh giá về an toàn TTKT (Davis, 1997) và đánh giá rủi ro từ các đe doạ đối với KSNB trong HTTTKT trên môi trường máy tính (Korvin và cs, 2004) đã chỉ ra 5 rủi ro đe doạ đối với an toàn thông tin gồm có: (1) Rủi ro dữ liệu và con người (phá huỷ dữ liệu không chủ ý của nhân viên, ghi nhận sai dữ liệu bởi nhân viên, tiếp cận dữ liệu không được phép bởi nhân viên và người bên ngoài); (2) Rủi ro phần mềm (vi rút máy tính, lỗi phần mềm); (3) Rủi ro phần cứng (kiểm soát không đầy đủ đối với các thiết bị lưu trữ, lỗi phần cứng); (4) Rủi ro về môi trường (hoả hoạn, lũ lụt, mất điện) và (5) Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT (tiến bộ CNTT thì đi nhanh hơn kiểm soát trên thực tiễn). Với thực tế này kế toán viên phải làm quen với rủi ro an toàn thông tin để bảo vệ các ứng dụng và việc sử dụng máy tính. Bên cạnh đó thì kế toán viên cũng sẽ là người đưa ra tư vấn đối với khách hàng và những người khác trong tổ chức của mình về những rủi ro đã chỉ ra.

Sự phát triển nhanh chóng của CNTT, sự sẵn có của phần mềm kế toán thân thiện với người dùng và sự cạnh tranh gia tăng đã buộc các công ty phải thích ứng với HTTTKT trên nền máy tính để duy trì tính cạnh tranh trong khi các mối đe dọa đối với HTTTKT là không thể tránh khỏi trong môi trường đầy năng động. Trong trường hợp này, các biện pháp kiểm soát an ninh HTTTKT trên nền máy tính như chính sách an ninh, kiểm soát an toàn phần cứng, kiểm soát an toàn phần mềm, kiểm soát an toàn dữ liệu, phân chia trách nhiệm, kiểm soát an toàn đầu ra, kiểm soát an toàn xử lý trong các ứng dụng là rất cấp bách cho các tổ chức. Điều này giúp cho các kế toán viên, kiểm toán viên, nhà quản lý và người dùng CNTT hiểu rõ hơn và bảo vệ được HTTTKT của họ để đạt được những thành công (Rajeshwaran N và Gunawardana K. D, 2008).

Hệ thống kế toán dựa trên nền máy tính phụ thuộc hệ thống phần cứng và hệ thống phần mềm. Con người là hạt nhân của hệ thống kế toán trên máy tính. Tính an toàn của hệ thống kế toán dựa trên nền máy tính là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu hệ thống phần cứng bị lỗi, hệ thống phần mềm bị lỗi, mất điện đột ngột, bộ nhớ bị hư hỏng, vi rút máy tính và tấn công mạng, sự thiếu chất lượng về trình độ của chính người điều hành hệ thống kế toán trên máy tính sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống, thậm chí làm


mất dữ liệu kế toán (Wang và He, 2011). Muhrtala và Ogundeji (2013) bổ sung thêm nhân viên và người bên ngoài tạo thành mối đe dọa chính đối với tài sản thông tin được dùng trong kế toán trên máy tính khi không được kiểm soát một cách hiệu quả. Yang và Jiang (2014) nhấn mạnh, để tránh mọi rủi ro về HTTTKT trên môi trường mạng máy tính thì hệ thống KSNB được xây dựng hiệu quả cho HTTTKT trên nền máy tính là hết sức quan trọng. Do tính chất phân tán, mở của hệ thống Internet và các đặc điểm khác, KSNB HTTTKT trên nền máy tính trong môi trường mạng đã đặt ra những vấn đề và thách thức mới cho tính an toàn và bảo mật. Rủi ro HTTTKT dựa trên Internet có các khía cạnh chính sau: (1) Rủi ro vật lý. Không có hệ thống máy tính nào tồn tại khi gặp lỗi hệ điều hành, phần cứng, phần mềm, mạng bị lỗi hoặc mất dữ liệu. Rủi ro vật lý bao gồm: phần cứng hệ thống mạng máy tính tùy chọn không phù hợp, dẫn đến chức năng mạng bị chặn; môi trường mạng, nguồn điện và các tác động trực tiếp không mong muốn khác đến độ tin cậy của mạng; hệ điều hành mạng và cài đặt phần mềm kế toán, bảo trì kém; hệ thống quản lý mạng không hoàn hảo;

(2) Rủi ro về tính bảo mật và tính toàn vẹn của TTKT bị phá hủy. Đó là rủi ro truy cập trái phép vào dữ liệu kế toán bởi nhân sự nội bộ, hay giả mạo, rò rỉ và hư hỏng. An ninh mạng vẫn là rủi ro lớn nhất đến từ bên trong tổ chức. Do đó, KSNB vẫn là nền tảng của kiểm soát HTTTKT dựa trên Internet. Nhờ tính đặc biệt của cấu trúc Internet/ mạng nội bộ, KSNB của nó vượt xa phạm vi của các hệ thống máy tính thông thường, từ các nhân sự kế toán mở rộng đến toàn bộ nhân viên của DN; và (3) Rủi ro vận hành hệ thống. HTTTKT trên máy tính trong môi trường mạng chạy dưới các cổng kiểm soát của hệ thống mở có nguy cơ rủi ro, hệ thống có thể bị hỏng bất cứ lúc nào và chạy không ổn định, chẳng hạn như các yếu tố nhân tạo đã dẫn đến việc chiếm dụng bất hợp pháp tài nguyên mạng, cắt hoặc chặn lưu lượng mạng, gây tê liệt mạng do vi rút máy tính và các thảm họa do con người gây ra, hệ thống bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của HTTTKT trên máy tính. Môi trường mạng mở làm tăng nguy cơ bóp méo TTKT. Tác động của công nghệ mạng trong phần mềm tài chính dành cho HTTTKT trên máy tính sẽ mang tính cách mạng. Nhưng môi trường mạng có tính chất mở, làm cho KSNB HTTTKT nảy sinh nhiều vấn đề mới.


Trên môi trường mạng, có thể đã có một lượng lớn TTKT được truyền qua mạng bị tấn công, phá hủy tính xác thực và tính toàn vẹn.

Fang và Shu (2016) bổ sung thêm rủi ro của dữ liệu kế toán điện tử trong môi trường mạng đến từ 3 khía cạnh: (1) Rủi ro vật lý. Đó là các vấn đề an toàn của thiết bị vật lý và môi trường trong các giai đoạn tạo, lưu trữ, xử lý, truyền và sử dụng dữ liệu kế toán điện tử. Các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm, điện từ,

…; các yếu tố tự nhiên như lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, ... và các hành vi cá nhân, chẳng hạn như trộm cắp, phá hoại, ... đưa đến các nguy hại đối với an toàn vật lý; (2) Rủi ro hệ điều hành các thiết bị lưu trữ, xử lý và truyền dữ liệu điện tử còn rất nhiều lỗ hổng do hạn chế của công nghệ nên dễ bị vi rút, tin tặc tấn công; và (3) Rủi ro trong quá trình xử lý của các ứng dụng. Trong HTTTKT truyền thống, tính trung thực, tính toàn vẹn và xác định trách nhiệm tài chính của TTKT được đảm bảo bằng ghi chép kế toán trên giấy, chữ ký/con dấu trên sổ kế toán, hệ thống kiểm toán và hệ thống KSNB. Trong môi trường mạng, việc sửa đổi, can thiệp bất hợp pháp, mua lại, di chuyển, giả mạo, xóa và che giấu có thể được thực hiện mà không có bất kỳ dấu vết nào, do đó nguy cơ bóp méo TTKT tăng lên.

Đồng quan điểm với Yang và Jiang (2014), Zhuang (2014) chỉ ra rằng với sự lớn mạnh của công nghệ CSDL hiện đại, công nghệ mạng, công nghệ đa phương tiện và các CNTT hiện đại khác, HTTTKT đã trải qua một loạt thay đổi và việc xử lý rủi ro về dữ liệu hay TTKT càng trở nên khó khăn hơn.

Abu-Musa (2006) đưa ra quan điểm cho rằng sự thay đổi nhanh chóng của CNTT, sự phổ biến của các hệ thống thân thiện với người dùng và mong muốn của các tổ chức là triển khai được các hệ thống và phần mềm máy tính được cập nhật đã làm cho máy tính dễ sử dụng hơn nhiều và cho phép hoàn thành các nhiệm vụ kế toán với vận tốc nhanh hơn và chính xác hơn. Mặt khác, công nghệ tiên tiến cũng đã tạo ra những rủi ro đáng kể đối với sự an toàn và toàn vẹn của HTTTKT trên máy tính. Trong nhiều trường hợp, công nghệ đã được phát triển nhanh hơn so với sự tiến bộ của kiểm soát trong thực tiễn và không được kết hợp với sự phát triển tương đồng về kiến thức, kỹ năng, nhận thức và tuân thủ của nhân viên. Hàng ngày, có thể tìm thấy


các báo cáo kế toán và tài chính bị lỗi dữ liệu có liên quan đến máy tính, thông tin tài chính không chính xác, KSNB bị vi phạm, trộm cắp, hỏa hoạn và phá hoại. Các tổ chức nên nhận thức được các mối đe dọa tiềm ẩn cho sự an toàn HTTTKT của họ và thực thi các giải pháp kiểm soát để ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa các vi phạm.

Ở lĩnh vực ngân hàng tại Jordan, Talal H. Hayale và cs (2008) nhận xét rằng các mối đe doạ đối với HTTTKT trên máy tính chủ yếu đến từ nhân viên và không có chủ ý. Trong khi Hanini (2012), phát hiện tiếp sự xuất hiện của các rủi ro có liên hệ với vi rút, KSNB, tai hoạ thiên nhiên và tai hoạ do con người gây ra cũng là các mối đe doạ. Thay cho lời kết, Bawaneh (2018) gợi ý để bảo vệ tài nguyên thông tin, các ngân hàng nên thực thi các giải pháp kiểm soát hoặc thiết lập cơ chế phòng vệ để bảo vệ tất cả các cấu phần của HTTT, bao gồm dữ liệu, phần mềm, phần cứng và mạng máy tính. Ngoài ra, các bằng chứng tương tự về rủi ro đối với HTTTKT trên nền máy tính trong lĩnh vực ngân hàng cũng được trình bày trong kết quả NC của Bansah (2018) tại Ghana và Hossin, A.M và Ayedh (2016) tại Libya.

Các thành phần gồm có dữ liệu, con người, phần cứng, phần mềm, và ứng dụng tiến bộ CNTT sẽ phải kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ, làm việc cùng nhau để HTTTKT có thể hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. Chỉ cần một trong các thành phần này bị lỗi sẽ làm cho HTTTKT gặp nhiều trở ngại, chất lượng công việc của nhân sự kế toán suy giảm và các mục tiêu của DN có thể bị phá vỡ. Chính vì thế việc nhận dạng các rủi ro CNTT ảnh hưởng đến HTTTKT là rất cần thiết để giảm thiểu những tác động không tốt đối với hệ thống.

Từ các kết quả NC trên cho thấy các rủi ro CNTT có thể gom thành 5 nhóm: (1) Rủi ro con người (hành vi bất cẩn hay cố ý gây hại cho HTTTKT), (2) Rủi ro phần mềm (lỗi phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ thống, phần mềm điều khiển, phần mềm độc hại; vi rút máy tính), (3) Rủi ro phần cứng (lỗi phần cứng máy tính; lỗi các thiết bị hỗ trợ điều khiển, xử lý và truyền tin), (4) Rủi ro liên quan đến ứng dụng tiến bộ CNTT (không tương thích, đồng bộ giữa các công nghệ mới hoặc giữa công nghệ cũ và mới; không theo kịp tiến bộ của CNTT; sự tinh vi, phức tạp của CNTT mới) và

(5) Rủi ro dữ liệu (sự đe doạ đến độ chính xác, an toàn và bảo mật dữ liệu). Thêm


vào đó, kết quả các NC này cũng đã chỉ ra các rủi ro CNTT phần lớn nằm ở bên trong tổ chức, phần còn lại là tác động từ bên ngoài.

Thành công của các NC trên cho thấy đâu là các rủi ro CNTT ảnh hưởng tới HTTTKT nhưng đa số các NC này chỉ mới thực hiện ở bước NC khám phá định tính là chủ yếu. Mặt khác, các NC này cũng chưa đo lường mức độ ảnh hưởng của các rủi ro CNTT đến HTTTKT và đầu ra của nó là CLTTKT. Do đó, mong muốn NC của luận án là làm rõ mức độ ảnh hưởng này.

Tổng kết nghiên cứu về rủi ro CNTT và an toàn thông tin liên quan đến môi trường kế toán (Phụ lục 1).

1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống thông tin kế toán và chất lượng hệ thống thông tin kế toán

Chủ đề NC HTTTKT trong môi trường ứng dụng ERP cũng được các nhà NC tại Việt Nam thực hiện tăng dần lên trong khoảng thời gian từ sau năm 2010.

Vũ Quốc Thông (2017) nhận thấy sự hữu hiệu của HTTTKT tích hợp trong môi trường ERP được các nhà quản lý DN nhận thức và đánh giá thông qua trợ giúp DN phát triển và nâng cao năng lực kinh doanh, thích ứng với thị trường. Trong khi, sự thành công của HTTTKT bị chi phối bởi nhận thức của kế toán viên về tính hữu ích, khả năng sử dụng của HTTT, và việc vận hành HTTTKT trên thực tế. Tính chất người dùng, tính chất của dự án và sự hỗ trợ đến từ nhà quản lý đã ảnh hưởng đến sự thành công của HTTTKT qua vai trò truyền dẫn của nhận thức và sử dụng thực tế (Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2018). Lương Đức Thuận (2018) bổ sung CLHTTTKT, hỗ trợ của tổ chức có tác động mạnh và trực tiếp lên nhận thức của người dùng đối với khả năng sử dụng và tính hữu ích của HTTTKT. Điều này có tác động tích cực đến cách HTTTKT được sử dụng trong môi trường ERP. Hơn nữa, tổ chức HTTTKT trong môi trường ERP đóng vai trò quan trọng để đảm bảo khả năng tồn tại và cạnh tranh của DN. Triển khai hệ thống ERP là một hoạt động không thể thiếu đối với các DN logistics Việt Nam trên thương trường quốc tế (Trần Văn Tùng và Võ Tấn Liêm, 2019).


Những NC đề cập ở trên đã kế thừa các NC về ERP trên toàn cầu vào bối cảnh tại Việt Nam như đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thành công ERP đến tổ chức HTTTKT hay tác động của hành vi người dùng đến việc ứng dụng ERP thành công tại DN. Kết quả các NC này chỉ ra rõ ràng mối quan hệ giữa ERP và HTTTKT của DN, ERP hỗ trợ tổ chức HTTTKT và cải tiến hiệu quả của hoạt động. Các PPNC và các kỹ thuật phân tích định tính và định lượng cũng được sử dụng rất rộng rãi.

Ngoài ra, còn có các NC đã được thực hiện về tác động của CNTT đối với HTTTKT ở Việt Nam. Điển hình là nhóm tác giả Phan Đức Dũng và Phạm Anh Tuấn (2015) đã định hình được 3 nhân tố ảnh hưởng là phần cứng, phần mềm, và thông tin đầu ra. Chúng có tác động đáng kể đến hiệu quả của HTTTKT trên nền máy tính. Trong khi, Trịnh Viết Giang (2017) chi tiết hơn khi chỉ ra các tác động của CNTT đến HTTTKT DN bao gồm: (1) tác động đến ghi nhận dữ liệu, (2) tác động đến xử lý và lưu trữ dữ liệu và (3) tác động đến kết xuất báo cáo; tương ứng với ba mức ứng dụng CNTT vào kế toán: (1) xử lý bán thủ công, (2) tự động hoá kế toán và (3) tự động hóa quản lý. Kết quả NC cũng chứng minh lợi ích của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kế toán. Chẳng hạn, lợi ích của dữ liệu được thu nhận, các hình thức thu thập dữ liệu kế toán, lợi ích của việc xử lý dữ liệu, lợi ích của người cung cấp thông tin, lợi ích của việc cung cấp thông tin và người sử dụng thông tin, và việc tăng cường kiểm soát.

Chủ đề về các nhân tố ảnh hưởng đến CLHTTTKT cũng có một số NC điển hình: Wongsim (2013) phân các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng HTTTKT thành

4 nhóm: (1) nhân tố tổ chức, (2) nhân tố các bên liên quan, (3) nhân tố kỹ thuật công nghệ, và (4) nhân tố bên ngoài. Trên thực tế, các tổ chức cần hiểu tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa và áp dụng phần mềm và phần cứng hỗ trợ hoạt động, quản lý chiến lược và ra quyết định trong việc sử dụng HTTTKT. Điều này cần được lưu ý khi sử dụng HTTTKT để nâng cao hiệu quả của nó.

Carolina (2014) và Wisna (2015) lưu ý CLHTTTKT có thể được cải thiện hơn nữa bằng cách chú ý đến các nhân tố tổ chức như văn hóa tổ chức, cam kết của tổ chức và cơ cấu tổ chức; chẳng hạn như đặc trưng của văn hóa tổ chức, cải thiện cam

Ngày đăng: 11/03/2023