Quy Trình Nghiên Cứu (Nguồn: Xây Dựng Từ Tác Giả)


Bảng 2 – Tổng kết các giả thuyết NC


Giả thuyết


Nội dung

Kỳ vọng chiều

ảnh hưởng

H1

Rủi ro phần cứng có ảnh hưởng đến CLHTTTKT

-

H2

Rủi ro phần mềm có ảnh hưởng đến CLHTTTKT

-

H3

Rủi ro dữ liệu có ảnh hưởng đến CLHTTTKT

-

H4

Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT có ảnh hưởng đến

CLHTTTKT

-

H5

Rủi ro nguồn lực con người có ảnh hưởng đến

CLHTTTKT

-

H6

Rủi ro cam kết quản lý có ảnh hưởng đến

CLHTTTKT

-

H7

Rủi ro văn hoá tổ chức có ảnh hưởng đến

CLHTTTKT

-

H8

CLHTTTKT có ảnh hưởng lên CLTTKT

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 321 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng kết từ tác giả

2.4.2. Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở thừa hưởng kết quả của một số NC trước, các lý thuyết nền liên quan, mô hình NC dự định ban đầu được được đề xuất như sau:


Hình 2 2 – Mô hình NC dự kiến ban đầu Nguồn Xây dựng và tổng hợp từ tác 1


Hình 2.2 – Mô hình NC dự kiến ban đầu

(Nguồn: Xây dựng và tổng hợp từ tác giả) Ở NC này, mặc dù biến kiểm soát không phải là biến tác giả luận án tập trung NC, nhưng các biến kiểm soát được cho vào mô hình để kiểm soát mức độ giải thích của chúng như thế nào đối với biến thiên của biến phụ phuộc. Về mặt lý thuyết, biến kiểm soát sẽ giải thích thay thế cho biến độc lập hay giải thích bổ sung cùng với biến độc lập đối với biến thiên của biến phụ thuộc. Về mặt phân tích, chúng ta phân tích nó như biến độc lập và chúng ta sẽ phân tích biến kiểm soát trong một bước riêng, có

thể trước hoặc sau biến độc lập (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Các biến kiểm soát: Loại hình DN, Quy mô DN, Lĩnh vực kinh doanh và Sử dụng phần mềm khác nhau được chọn lựa vào mô hình NC nhằm phân tích sự khác biệt trong đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các rủi ro CNTT đến CLHTTTKT giữa các nhóm đối tượng khảo sát.

Kết luận chương 2

Như vậy, chương 2 đã trình bày các khái niệm và các lý thuyết nền làm cơ sở lý thuyết cho việc luận giải về các khái niệm NC trong mô hình, cũng như mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm. Tiếp theo, chương 3 sẽ trình bày về PPNC của luận án.


CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở lý thuyết liên quan đề cập đến mối quan hệ và ảnh hưởng giữa các nhân tố rủi ro CNTT với CLHTTTKT và ảnh hưởng của CLHTTTKT lên CLTTKT đã trình bày trong chương 2, mô hình NC và các giả thuyết đã được đề xuất cho chủ đề NC. Trong chương 3 sẽ tiếp tục trình bày về PPNC với mục tiêu hướng đến là:

- Giới thiệu về việc lựa chọn PPNC và phác thảo trình tự NC triển khai trong luận

án;

- Các bước công việc triển khai trong NC định tính: xác định phương pháp chọn

mẫu, đối tượng cung cấp thông tin, phương pháp thu thập dữ liệu, công cụ thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu;

- Các bước công việc thực hiện trong NC định lượng: xây dựng thang đo các khái niệm NC (thang đo các nhân tố rủi ro CNTT, thang đo CLHTTTKT và thang đo CLTTKT), phương pháp chọn mẫu, phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu, phần mềm sử dụng trong phân tích dữ liệu, phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định giá trị của thang đo, kiểm định lý thuyết và mô hình NC.

3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Triển khai NC vào trong thực tiễn, PPNC của luận án được lựa chọn là PP hỗn hợp, trong đó bao gồm PPNC định tính kết hợp cùng PPNC định lượng. Trước hết, PP định tính được sử dụng để khám phá hiện tượng khoa học cần NC. Kế đến sử dụng PP định lượng để kiểm tra lại kết quả định tính (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Cụ thể, để đạt được mục tiêu NC của luận án, PPNC định tính được sử dụng nhằm khám phá các đặc điểm của các nhân tố rủi ro CNTT: Rủi ro phần cứng, rủi ro phần mềm, rủi ro dữ liệu, rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT, rủi ro nguồn lực con người, rủi ro cam kết quản lý và rủi ro văn hoá tổ chức và từ đó xây dựng mô hình NC tác động của các nhân tố này đến CLTTKT. Phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia được sử dụng giúp tác giả khám phá ra các đặc điểm của các nhân tố rủi ro CNTT thích hợp cho góc nhìn của NC và bối cảnh NC tại Việt Nam. Bên cạnh đó, phỏng vấn chuyên gia còn giúp xây dựng thang đo cho từng khái niệm NC.


Sau khi xác định được mô hình và thang đo các khái niệm NC, PPNC định lượng được sử dụng với dữ liệu khảo sát từng đối tượng NC để kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình và kiểm tra sự khác biệt trong mức độ ảnh hưởng của các rủi ro CNTT đến CLHTTTKT giữa các nhóm DN. PP định lượng giúp trả lời các câu hỏi, từ đó đưa ra kết luận NC.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình NC này được tác giả luận án xây dựng và có điều chỉnh dựa vào quy trình NC của tác giả Nguyễn Đình Thọ (2013).

Hình 3 1 – Quy trình nghiên cứu Nguồn Xây dựng từ tác giả Thuyết minh kế 2

Hình 3.1 – Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Xây dựng từ tác giả)


Thuyết minh kế hoạch thiết kế NC của luận án:

Bảng 3.1 – Kế hoạch thiết kế NC


Các giai

đoạn thực hiện

Phương pháp/ Kỹ thuật sử dụng


Mục tiêu

Giai đoạn 1

NC định tính


1.1

Tìm, đọc và tóm tắt các NC trước có liên quan đến chủ đề NC, tập trung vào các chủ đề liên quan đến HTTTKT.

- Định hướng NC: xác định tên đề tài, phạm vi NC, mục tiêu NC; cơ sở lý thuyết để hình thành nên các khái niệm NC, thang đo các khái niệm và mô hình NC ban đầu.

- Phác thảo đề cương NC.

1.2

Đọc các tài liệu liên quan

đến PPNC.

Biết cách thiết kế NC, thực hiện NC có

phương pháp luận và PPNC phù hợp.


1.3

Phỏng vấn chuyên gia

- Tìm hiểu về đặc điểm của các khái niệm trong mô hình NC.

- Xây dựng và hoàn chỉnh mô hình NC dựa trên lý thuyết và sự góp ý của chuyên gia.

- Hoàn thiện thang đo lường các khái niệm NC để phục vụ cho NC chính thức.

Giai đoạn 2

Nhiên cứu định lượng


2.1

NC định lượng sơ bộ:

- Tiến hành khảo sát thử với cỡ mẫu n=100.

- Sử dụng kỹ thuật đánh giá độ tin cậy thang đo

- Kiểm định độ tin cậy của thang đo các khái niệm, nếu cần điều chỉnh sẽ điều chỉnh để có được thang đo hoàn chỉnh đạt độ tin cậy cao khi khảo sát với cỡ mẫu lớn hơn.


Các giai

đoạn thực hiện

Phương pháp/ Kỹ thuật sử dụng


Mục tiêu


bằng hệ số Cronbach’s Alpha.

- Sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA giúp đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo, từ đó có cơ sở gom hoặc tách các khái niệm thành các nhân tố có ý nghĩa hơn để hoàn chỉnh

mô hình NC khi NC chính thức.


2.2

NC định lượng chính thức:

- Sử dụng thang đo hoàn chỉnh để khảo sát chính thức với cỡ mẫu n>=300.

- Tiếp tục sử dụng kỹ thuật đánh giá độ tin cậy thang đo một lần nữa với cỡ mẫu đủ lớn bằng hệ số Cronbach’s Alpha.


- Sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA.


- Mẫu khảo sát thực tế n>=300 sẽ đạt yêu cầu để tiến hành khảo sát (tính theo công thức kinh nghiệm của Hair và cs, 2019).


- Khẳng định độ tin cậy của thang đo các khái niệm thêm một lần nữa khi NC chính thức.


- Một lần nữa, phân tích nhân tố khám phá EFA giúp đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo, từ đó có cơ sở gom hoặc tách các khái niệm thành các nhân tố có ý nghĩa hơn để có mô hình NC và đưa ra các giả thuyết NC cuối cùng.

- Phân tích CFA giúp khẳng định thêm một lần nữa độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo; kiểm định


Các giai

đoạn thực hiện

Phương pháp/ Kỹ thuật sử dụng


Mục tiêu


- Sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA.


- Sử dụng kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích và tính đơn hướng của thang đo. Đồng thời đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu NC.

- SEM cho phépsử dụng kết hợp dữ liệu định lượng và các giả định tương quan nguyên nhân – kết quả vào mô hình.

- SEM giúp phân tích mối quan hệ đa chiều giữa nhiều biến trong một mô hình; phân tích nhiều mô hình hồi quy bội đồng thời.

- SEM giúp phân tích hồi quy với bài toán đa cộng tuyến.

- SEM giúp phân tích đường dẫn với nhiều biến phụ thuộc.

- SEM giúp mô hình hoá mối quan hệ đa chiều giữa các biến trong một mô hình.

Giai đoạn 3

Viết báo cáo luận án

Báo cáo luận án được trình bày dựa theo các kết quả NC đã đạt được từ

NC định tính và NC định lượng.

Nguồn: Xây dựng từ tác giả


3.2. Nghiên cứu định tính


Hình 3 2 – Quy trình NC định tính Nguồn Xây dựng từ tác giả 3 2 1 Mục tiêu 3

Hình 3.2 – Quy trình NC định tính (Nguồn: Xây dựng từ tác giả)

3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính

NC định tính nhằm nhận diện khoảng trống trong NC, xây dựng mô hình NC, qua đó bước đầu phác thảo thang đo nháp thông qua NC từ tài liệu các NC trước gồm các bài báo khoa học, sách chuyên khảo và các luận án. Các bước công việc được thực hiện theo tuần tự là NC tài liệu, lấy ý kiến chuyên gia. Từ đây, các nhân tố rủi ro CNTT được xác định để đưa vào mô hình, thang đo nháp lần 1 được hình thành và chuẩn hoá thành thang đo nháp lần 2 cho NC định lượng sơ bộ.

Xem tất cả 321 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí