Ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 9


mở, văn minh, lịch sự. Cần đẩy mạnh các biện pháp dễ sử dụng và có sẵn đội ngũ cán bộ thực hiện nhằm thu hút khách hàng như: quảng cáo, khuyến mại, tổ chức hội nghị khách hàng, thăm hỏi khách hàng… Ngân hàng nên có những hoạt động hướng dẫn trước cho khách hàng biết kỹ về các thủ tục cần thiết cho giao dịch như sao gửi các văn bản pháp quy mới ban hành cho khách hàng, in sẵn các điều kiện giao dịch cần thiết gửi cho khách hàng tham khảo, mở lớp huấn luyện cho khách hàng hiểu biết về quy trình xử lý các giao dịch phức tạp.

Xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh gắn lợi ích của ngân hàng với lợi ích của khách hàng. Để tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn về với ngân hàng, lãi suất và phí dịch vụ thấp hơn và linh hoạt hơn vẫn là công cụ trực tiếp và có hiệu quả nhất. Ngân hàng cần phải tính toán đảm bảo cho quyết định về giá dịch vụ có ảnh hưởng ít trong ngắn hạn tới ngân hàng và tạo được lợi ích nhiều hơn trong tương lai. Thông thường, nội dung các biện pháp này bao gồm: phân biệt về giá cả đối với từng nhóm khách hàng; chấp nhận không thu phí hoặc phí thấp đối với các dịch vụ phụ trợ nhằm tập trung thu hút các giao dịch lớn có khả năng đưa lại lợi ích cao hơn.

Thiết lập hệ thống thông tin marketing ngân hàng nhằm phân tích đánh giá môi trường marketing ngân hàng, đánh giá thái độ của khách hàng, phân tích các điểm mạnh yếu của ngân hàng… để xây dựng chính sách cạnh tranh hợp lý.

Thứ chín, tập trung giải quyết nợ xấu.

Việc xóa bỏ nợ xấu không chỉ là nhiệm vụ của riêng hệ thống ngân hàng mà còn của cả nền kinh tế, nó không chỉ tùy thuộc vào các biện pháp của NHNN, NHTM, hay khách hàng vay mà còn tùy thuộc vào cả một hệ thống pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh, một môi trường kinh tế thuận lợi. Giải quyết vấn đề nợ xấu, đồng thời với việc chú ý các biện pháp ngăn chặn nguy cơ tăng nợ xấu trong tương lai; xử lý, giải quyết nợ xấu một cách tổng thể, tôn trọng kỷ cương, kỷ luật thị trường và đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.


Cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, thủ tục pháp lý; hoàn chỉnh, bổ sung thủ tục giấy tờ đối với những tài sản đảm bảo tiền vay để có thể bán, cho thuê…Đồng thời thực hiện phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng; nâng cao chất lượng tín dụng của các khoản cho vay ngay từ những khâu đầu tiên của quy trình tín dụng.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012, tác giả đã đề xuất một hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ. Các giải pháp trên tuy chưa phải là đầy đủ, tối ưu song cũng có thể tham khảo nhằm khắc phục những vấn đề còn hạn chế và cũng là để nâng cao hiệu quả điều hành công cụ lãi suất, hoạt động tín dụng trong các ngân hàng TMCP và hạn chế được phần nào những ảnh hưởng tiêu cực trong điều hành lãi suất đến các ngân hàng TMCP Việt Nam.


KẾT LUẬN‌


Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012. Sau khi phân tích tình hình thực tế và ứng dụng mô hình hồi quy tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, kết quả cho thấy công cụ lãi suất có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tín dụng, thể hiện thông qua dư nợ tín dụng ngân hàng. Trong các yếu tố vĩ mô, yếu tố lãi suất và lạm phát có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đối với các yếu tố thuộc đặc điểm của ngân hàng, tồn tại tác động của yếu tố thanh khoản và quy mô lên dư nợ tín dụng, mặc dù với mức ý nghĩa thấp, trong khi yếu tố vốn không đóng vai trò quan trọng trong phản ứng của dư nợ tín dụng đối với thay đổi của công cụ lãi suất.

Kết quả này phù hợp với cơ sở lý thuyết được nêu trong bài luận văn này. Trong thời kỳ CSTT ổn định, mở rộng thì lãi suất giảm, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng tín dụng đều tăng và ngược lại trong trường hợp CSTT thắt chặt thì lãi suất tăng, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng tín dụng đều chậm lại. Một ngân hàng nhỏ có tính thanh khoản kém và quy mô nhỏ thì gặp nhiều khó khăn hơn khi cố gắng giảm thiểu tác động khi biến động lãi suất bao gồm cả việc tụt giảm tiền gửi huy động, các ngân hàng này phải phản ứng mạnh mẽ hơn khi lãi suất thay đổi so với một ngân hàng có đặc tính tốt hơn. Hay nói cách khác, công cụ lãi suất tác động lên thanh khoản một ngân hàng sẽ làm thay đổi nguồn cung tín dụng của ngân hàng đó, lãi suất tăng làm giảm thanh khoản ngân hàng, khi đó ngân hàng sẽ giảm dư nợ tín dụng để bảo vệ thanh khoản của mình.

Bài luận văn này được thực hiện trong thời gian ngắn, còn nhiều hạn chế vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót, đây là một nghiên cứu mang tính chất tham khảo để các nghiên cứu sau này sẽ hoàn thiện và chính xác hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

TIẾNG VIỆT

Sách, giáo trình, tài liệu

1. Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều, 2011. Thị trường tài chính. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần đã kiểm toán từ năm 2006 đến năm 2012.

3. Chính Phủ, 2011. Nghị quyết 02/NQ-CP về “Những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011”. Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2011.

4. Chính Phủ, 2011. Nghị quyết 10/2011/QH13 về “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015”. Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2011.

5. Chính Phủ, 2011. Nghị quyết 11/NQ-CP về “Những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tễ vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2011.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007. Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN về “Kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Hà Nội: ngày 28 tháng 05 năm 2007.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2008. Quyết định số 1317/QĐ-NHNN về “Mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam”. Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2008.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2008. Quyết định số 3161/QĐ-NHNN về “Mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam”. Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2008.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2009. Quyết định số 2665/QĐ-NHNN về “Mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam”. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2009.


10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Quyết định số 2620/QĐ-NHNN về “Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng”. Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2010.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các Thông cáo Báo chí Kết quả hoạt động ngân hàng từng năm từ năm 2006 đến 2012.

12. Quốc hội, 2010. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Hà Nội: ngày 16 tháng 06 năm 2010.

13. Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008. Nhập môn Tài chính – Tiền tệ.

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Thủ tướng Chính Phủ, 2009. Quyết định số 131/QĐ-TTg về “Việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh”. Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2009.

15. Thủ tướng Chính Phủ, 2009. Quyết định số 443/QĐ-TTg về “Việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh”. Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2009.

16. Thủ tướng Chính Phủ, 2009. Quyết định số 497/QĐ-TTg về “Việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn”. Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2009.

17. Thủ tướng Chính Phủ, 2009. Quyết định số 579/QĐ-TTg về “Việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại ngân hàng chính sách xã hội”. Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2009.

18. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2012. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.


Website

20. http://finance.vietstock.vn/tai-lieu-co-dong.htm((Tin nhanh và dữ liệu Tài chính Chứng khoán Việt Nam - dữ liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần)

21. http://gafin.vn/20130109103422410p0c34/lai-suat-cho-vay-cuoi-2012-ve- bang-2007.htm (Gafin.vn – Khám phá, 2013. Lãi suất cho vay cuối 2012 về bằng 2007) [Ngày truy cập: 09 tháng 01 năm 2013]

22. http://s.cafef.vn/du-lieu-doanh-nghiep.chn#data(dữ liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần)

23. http://vietstock.vn/2012/12/chinh-sach-tien-te-nam-2012-duoc-va-chua- duoc-582-252037.htm (Tin nhanh và dữ liệu Tài chính Chứng khoán Việt Nam - Thân Hoàng Dung, 2012. Chính sách tiền tệ năm 2012: Được và chưa được.) [Ngày truy cập: 20 tháng 12 năm 2012]

24. http://www.cophieu68.vn/(Dữ liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần)

25. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=388&idmid=3&ItemID=12962(Tổng cục thống kê Việt Nam – Số liệu về một số chỉ tiêu tài khoản quốc gia)

26. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=628&ItemID=13483 (Tổng cục thống kê Việt Nam – Số liệu chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá)

27. http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_cstt/laisuat/banglaisuat?

_adf.ctrl-state=bkxo5t0w5_4&_afrLoop=253782095822800(Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – số liệu lãi suất cơ bản)

TIẾNG ANH

28. Ivo J.M. Arnold, Clemens J.M. Kool, Katharina Raabe, 2006. Industries and the Bank Lending Effects of Bank Credit Demand and Monetary Policy in Germany. Discussion Paper Series 1: Economic Studies 2006, 48, Deutsche Bundesbank, Research Centre.


29. Jean – Bernad Chatelain, Michael Ehrmann, Andrea Generale, Jorge Martínez – Pagés, Philip Vermeulen, Andreas Worms, 2003. Monetary Policy Transmission in the Euro area: New evidence from micro data on firms and banks. Journal of the European Economic Association, 2003, Vol. 1(2-3), pp.731 – 742.

30. Kashyap, A. and J.Stein, 1995. The Impact of Monetary Policy on Bank Balance Sheets. Carnegie Rochester Conference Series on Public Policy, Vol. 42, pp. 151 – 195.

31. Kashyap, A. and J. Stein, 2000. What do a Million Observations on Banks Say about the Transmision of Monetary Policy. American Economic 90, pp. 407 – 428.

32. Michael Ehrmann’, Leonardo Gambacorta, Jorge Martinez-pages, Patrick Sevestre, Andreas Worms, 2001. Financial systems and the role of banks in monetary policy transmission in the euro area. European central bank working paper series, working paper No.105.

33. Peek, J. and E.S. Rosengren, 1995. Bank lending and the Transmission of Monetary Policy, in Peek, J. and E.S. Rosengren (eds). Is Bank Lending Important for the Transmission of Monetary Policy?. Federal Reserve Bank of Boston Conference 39, pp. 47 – 68.

34. Worms, 2001. Monetary Policy effects on Bank loans in Germany: A panel

– econometric analysis. Discussion Paper 17/01, Deutsche Bundesbank, Economic Research Centre.


PHỤ LỤC‌

Phụ lục 1: Danh sách 38 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam


STT

Tiếng việt

1

Ngân hàng TMCP Á Châu

2

Ngân hàng TMCP Đại Á

3

Ngân hàng TMCP Đông Á

4

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

5

Ngân hàng TMCP Đại Dương

6

Ngân hàng TMCP An Bình

7

Ngân hàng TMCP Bắc Á

8

Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu

9

Ngân hàng TMCP Bản Việt

10

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

11

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

12

Ngân hàng TMCP Kiên Long

13

Ngân hàng TMCP Nam Á

14

Ngân hàng TMCP Nam Việt

15

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

16

Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh

17

Ngân hàng TMCP Phương Nam

18

Ngân hàng TMCP Phương Đông

19

Ngân hàng TMCP Quân Đội

20

Ngân hàng TMCP Phương Tây

21

Ngân hàng TMCP Quốc tế

22

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

23

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

24

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội

25

Ngân hàng TMCP Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

26

Ngân hàng TMCP Việt Á

27

Ngân hàng TMCP Bảo Việt

28

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín

29

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

30

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu

31

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt

32

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

33

Ngân hàng TMCP Ngoại thương

34

Phát Triển Mê Kông

35

Ngân hàng TMCP Đại Tín

36

Ngân hàng TMCP Công thương

37

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

38

Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 9

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí