Ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


3. Câu hỏi nghiên cứu:


- Công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng không?

- Thời gian qua, tác động của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam như thế nào?

4. Phương pháp nghiên cứu:


Bài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên phương pháp bình phương bé nhất thông thường – phương pháp OLS. Dữ liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để chạy ra mô hình hồi quy ước lượng mối quan hệ giữa công cụ lãi suất và hoạt động tín dụng, cụ thể là dư nợ tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là 31 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2006 đến 2012, kỳ quan sát tính theo năm.

Mô hình được xây dựng với các biến như sau:

Biến phụ thuộc: Dư nợ tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Biến độc lập: Lãi suất cơ bản, GDP thực, lạm phát, đặc điểm riêng của ngân hàng gồm: tính thanh khoản, quy mô và vốn.

Nguồn số liệu được thu thập dựa trên Báo cáo tài chính giai đoạn 2006 - 2012 của 31 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã được kiểm toán. Sau đó số liệu được tính toán bằng phần mềm Excell để cho kết quả về các biến.

Ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2

5. Ý nghĩa của đề tài:


Luận văn này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm để đóng góp vào sự hiểu biết về ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần. Dựa vào nền tảng đó, các nhà tạo lập chính sách lãi suất có hướng đi nhằm nâng cao hiệu quả tác động đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng, góp phần kích thích sản xuất, tiêu dùng và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các ngân hàng có thêm nhiều giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế và chính sách lãi suất từng thời kỳ.


6. Bố cục luận văn:


Ngoài phần mở đầu, kết cấu luận văn bao gồm ba chương như sau:


Chương 1: Tổng quan về ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công cụ lãi suất nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG CỤ LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌

1.1 Công cụ lãi suất‌


1.1.1 Khái niệm lãi suất‌

Lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn của người cho vay trong một khoảng thời gian nhất định.1

Sự tồn tại của lãi suất do bởi:


Thứ nhất, giá trị thời gian của tiền tệ. Khi chọn lựa, hầu hết mọi người thích có tiền trong hiện tại hơn là tương lai. Khi được yêu cầu để cho vay số tiền hiện tại của họ trong sự đổi lại một lời hứa trả lại số tiền đó trong tương lai thì người cho vay chỉ đồng ý với điều kiện họ được trả hơn số tiền gốc mà họ đã cho vay.

Thứ hai, chi phí cơ hội. Lãi suất có thể được xem là chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền theo thời gian. Nếu không cho vay, người có tiền nhàn rỗi có thể sử dụng số tiền đó vào mục đích sinh lời khác. Người có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định cho vay hay không cho vay trên cơ sở so sánh mức sinh lợi của các hoạt động đầu tư.

1.1.2 Phân loại lãi suất‌‌

1.1.2.1Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được

Lãi suất được chia thành hai loại:


Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất phải thanh toán. Lãi suất danh nghĩa được công bố cho một kỳ nào đó của đơn vị thời gian cơ sở (thường là năm).

Lãi suất thực: là loại lãi suất đo lường sức mua của tiền lãi nhận được. Lãi suất thực được tính toán bằng việc điều chỉnh lãi suất danh nghĩa có tính đến lạm phát.



1 Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008. Nhập môn Tài chính – Tiền tệ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, trang 69. [13]


Việc phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực có ý nghĩa rất quan trọng. Lãi suất thực phản ánh chính xác thu nhập thực tế từ tiền lãi mà người cho vay nhận được hay chi phí thực của vay tiền. Lãi suất thực là chỉ số tốt hơn so với lãi suất danh nghĩa để quyết định cho vay và đi vay.

1.1.2.2 Căn cứ vào tính chất của các khoản vay

Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là loại lãi suất mà các ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Lãi suất tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào các loại tiền gửi: không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm…

Lãi suất tín dụng ngân hàng: là loại lãi suất mà người vay vốn phải trả cho ngân hàng từ ngân hàng. Lãi suất tín dụng ngân hàng có nhiều loại tùy theo các loại hình vay: ngắn hạn, dài hạn; có tài sản đảm bảo, không có tài sản đảm bảo…

Lãi suất chiết khấu: là lãi suất được các ngân hàng thương mại áp dụng khi cho khách hàng vay nợ dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá khi chưa đến kỳ hạn thanh toán. Lãi suất chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng cho khách hàng vay. Hay lãi suất chiết khấu là loại lãi suất trả trước mà người đi vay trả cho ngân hàng trước khi sử dụng tiền vay.

Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất được ngân hàng trung ương áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá khi chưa đến kỳ hạn thanh toán. Lãi suất tái chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi cho các ngân hàng thương mại vay.

Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng được hình thành theo quan hệ cung cầ vốn vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất này chịu sự chi phối bởi lãi suất tái chiết khấu.

Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng thương mại sử dụng để xây dựng lãi suất kinh doanh.


1.1.2.3 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành‌


Lãi suất thị trường tự do, hình thành và thay đổi do ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu trên thị trường. Bao gồm lãi suất các loại tín phiếu kho bạc, tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất của các khoản tín dụng ngắn hạn của các NHTM cho các doanh nghiệp cho vay…

Lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố: được xác định trên quan hệ cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ do ngân hàng nhà nước (NHNN) xác định tùy thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô…Bao gồm: lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở…

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất‌

Lãi suất chịu tác động của các nhân tố sau:


1.1.3.1 Lượng tiền cung ứng

Ngân hàng nhà nước có thể làm thay đổi lãi suất thông qua sự tác động lên lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế và xã hội. Khi lượng tiền cung ứng tăng lên do CSTT nới lỏng làm cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp… dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, làm giá cả tiền vay giảm hay lãi suất giảm (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

1.1.3.2 Sự thay đổi của thu nhập‌

Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, thu nhập tăng khiến nhu cầu con người cao hơn trong việc thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần. Họ sẽ nắm giữ tiền nhiều hơn dùng cho chi tiêu khiến cầu tiền tăng và làm cho lãi suất tăng (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

1.1.3.3 Khả năng sinh lợi của các cơ hội đầu tư

Các cơ hội đầu tư với mức sinh lợi càng cao khiến nhu cầu đầu tư, vay vốn tăng. Điều này đồng nghĩa với lượng cầu tiền tăng và lãi suất tăng (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

1.1.3.4 Tỷ giá hối đoái


Khi tỷ giá giảm, giá trị của đồng nội tệ giảm khiến hoạt động xuất khẩu phát triển. Vì vậy, nguồn thu ngoại tệ tăng lên, cầu nội tệ giảm đi khiến cho lãi suất tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).‌

1.1.4 Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế‌


Lãi suất là một chỉ số quan trọng đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Có thể khái quát vai trò của lãi suất qua hai nội dung sau:

1.1.4.1 Vai trò vĩ mô


Lãi suất là công cụ thực hiện CSTT, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Sự biến động của lãi suất trong quá trình điều chỉnh của NHNN tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế như đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm, tỷ giá…Ý nghĩa này của lãi suất được thể hiện trên nhiều mặt.

Thứ nhất, nhà nước có thể thông qua lãi suất để thực hiện điều chỉnh lượng cung ứng tiền, từ đó tác động đến sự tăng giảm sản lượng để thực hiện điều tiết nền kinh tế (ổn định lạm phát, công ăn việc làm và phát triển sản xuất).

Thứ hai, lãi suất tác động tới tổng cung và tổng cầu thông qua tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đến tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư. Khi lãi suất tăng cao, người dân sẽ hạn chế tiêu dùng, gửi tiết kiệm nhiều hơn và doanh nghiệp sẽ thận trọng trong các hoạt động đầu tư vì vậy tổng cầu và tổng cung đều có xu hướng giảm. Ngược lại, lãi suất hạ thấp khuyến khích tiêu dùng, các khoản gửi tiết kiệm sẽ hạn chế hơn trong khi đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tổng cung và tổng cầu đều có xu hướng tăng cao.

Thứ ba, lãi suất được sử dụng làm công cụ điều hòa cung cầu ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Nâng cao lãi suất sẽ hút ngoại tệ vào trong nước làm tăng cung ngoại tệ. Hạ thấp lãi suất sẽ đẩy ngoại tệ ra ngoài nước, làm giảm cung và tăng cầu ngoại tệ.

Thứ tư, lãi suất có thể được sử dụng để thực hiện điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu khu vực nhằm đảm bảo sự thích ứng của nền kinh tế với nhu cầu của thị trường


trong nước và quốc tế. Nhà nước có thể thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi cho những doanh nghiệp thuộc những ngành nghề, khu vực kinh tế được khuyến khích nhờ vậy có thể kích thích sự phát triển của những ngành nghề và những khu vực này nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.1.4.2 Vai trò vi mô

Thứ nhất, lãi suất là công cụ thực hiện các hoạt động của các trung gian tài chính trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh để đảm bảo tính tự chủ tài chính của các tổ chức này, tạo ra nguồn lực tài chính để các tổ chức này tồn tại và phát triển.

Thứ hai, lãi suất tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp và đời sống của dân cư.

Khi lãi suất thấp, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng sản xuất với chi phí đi vay thấp và tỷ suất sinh lợi đạt được trong tương lai cao.

Thu nhập của dân cư được dùng cho tiêu dùng và tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia thu nhập phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhân tố như thu nhập, tín dụng tiêu dùng và hiệu quả tiết kiệm. Trong đó, lãi suất có tác động đến các nhân tố trên. Khi lãi suất thấp, chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, cho vay tiêu dùng tăng, ngược lại lãi suất cao khuyến khích tiết kiệm.

Thứ ba, lãi suất là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Lãi suất ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM thông qua hai nghiệp vụ chính là huy động và cho vay. Với lãi suất huy động thấp, NHTM sẽ không thu hút được tiền gửi nhàn rỗi của doanh nghiệp và dân cư. NHTM sẽ không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Với lãi suất cho vay cao, nhu cầu vay vốn sẽ giảm do chi phí vay vốn cao, tỷ suất sinh lợi đạt được thấp.

1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng


Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng, nó là hoạt động sinh lợi chủ yếu và luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của các NHTM, do đó nó có vị trí rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng.


1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng‌‌


1.2.1.1 Tín dụng‌

Trong nền kinh tế hàng hóa, trong cùng một thời gian luôn có một số người tạm thời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay. Bên cạnh đó luôn có một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay. Hiện tượng này làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyển từ nơi tạm thời thừa sang nơi thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là lợi nhuận thu được do sử dụng vốn vay. Đó chính là quan hệ tín dụng.

Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời và tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Nếu từ giác độ quan hệ kinh tế ở tầm vi mô, tín dụng là sự vay mượn giữa hai chủ thể kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, trên cơ sở thỏa thuận về thời hạn nợ, mức lãi cụ thể. Nếu từ giác độ kinh tế vĩ mô, tín dụng là sự vận động vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Khái niệm tổng quát về tín dụng như sau: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định và với một khoản chi phí nhất định”

Theo quan điểm này thì tín dụng có 3 đặc trưng chủ yếu là:

Tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn.

Tính thời hạn. Quá trình chuyển giao vốn phải có thời hạn và thời hạn này được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng.

Tính hoàn trả có lãi. Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng.

Dựa trên sự tín nhiệm lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay: người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn có hiệu quả và sau một thời gian nhất định người đi vay có khả năng trả được nợ. Cơ sở của sự tín nhiệm này có thể do uy tín của người đi vay, giá trị tài sản thế chấp hoặc do sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022