Ảnh hưởng của biến động lạm phát lên sự phân bổ nguồn cho vay của ngân hàng - Bằng chứng thực nghiệm tại một số ngân hàng Châu Á - 2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU‌

1.1 Lý do thực hiện đề tài‌

Lạm phát là một trong những biến số kinh tế được quan sát và kiểm tra nhiều nhất cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Nguyên nhân và tác động của đến các biến số kinh tế khác và chi phí cho nền kinh tế nói chung đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Tuy nhiên một khía cạnh khác của lạm phát là sự không chắc chắn của lạm phát cũng đóng một vai trò không hề nhỏ trong cơ chế vận hành của nền kinh tế vĩ mô. Sự biến động lạm phát làm nhiễu cơ chế giá, cản trở việc phân bổ nguồn lực hiệu quả của nền kinh tế. Vì trong các nền kinh tế định hướng thị trường, hệ thống giá cả là cơ chế chính thông qua đó các nguồn lực được phân bổ trên tất cả các lựa chọn thay thế tiềm năng. Đối với hoạt động tín dụng, chừng nào mà các công ty và nhà cho vay có thể dự báo chính xác mức giá tương đối của từng cá thể, thì các quỹ sẽ tiếp tục chảy vào các dự án có tỷ suất sinh lợi cao nhất. Tuy nhiên, dưới sự không chắc chắn của lạm phát, phân bổ nguồn lực tối ưu khó mà đạt được.

Sự ổn định giá cả sẽ giúp phân bổ các khoản mục có thể cho vay của ngân hàng hiệu quả hơn. Vấn đề này trở nên quan trọng vì các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian tín dụng, đóng vai trò là "cầu nối" giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất. Với các doanh nghiệp có nhiều hạn chế có thể sẽ dựa nhiều vào các khoản vay ngân hàng do không có khả năng hoặc hạn chế tiếp cận thị trường chứng khoán. Việc cắt giảm các khoản vay có thể có ảnh hưởng lớn đến người đi vay phụ thuộc vào ngân hàng (ví dụ như các doanh nghiệp nhỏ) và có thể làm giảm đáng kể chi phí đầu tư cố định hoặc thậm chí dẫn đến phá sản (Gertler và Gilchrist, 1994, Ferri và cộng sự, năm 2014).

Trước những biến động từ môi trường vĩ mô, lạm phát tại một số thị trường mới nổi ở châu Á luôn ở mức hai con số sau khủng hoảng và đang có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, sự không chắc chắn của lạm phát là một điều khó lường trước được thì liệu rằng việc phân bổ nguồn cho vay của các ngân hàng có đạt hiệu quả tối ưu, hay nói cách khác sự biến động lạm phát có làm nhiễu các quyết định phân bổ vốn của nhà


quản lý ngân hàng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tại một số quốc gia khác trên thế giới?

Xuất phát từ ý tưởng đó, bài nghiên cứu đã tiến hành kiểm định mối tương quan của sự không chắc chắn trong lạm phát và hành động phân bổ nguồn vốn cho vay của các nhà quản lý ngân hàng tại các quốc gia châu Á. Nghiên cứu sẽ cung cấp thêm cho các học giả cái nhìn riêng nhất về vai trò của việc ổn định lạm phát trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính tại một số quốc gia Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu‌

Xuất phát từ ý tưởng nghiên cứu trên, bài viết tập trung giải quyết hai mục tiêu

Ảnh hưởng của biến động lạm phát lên sự phân bổ nguồn cho vay của ngân hàng - Bằng chứng thực nghiệm tại một số ngân hàng Châu Á - 2

sau:


(i) Xem xét mối tương quan, tác động của sự biến động của lạm phát lên hiệu quả phân bổ nguồn vốn cho vay của các ngân hàng và mối tương quan này khi đặt chung với các biến động kinh tế vĩ mô khác.

(ii) Kiểm tra sự biến động của lạm phát có thay đổi tác động sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hay không.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu‌

Để giải quyết hai mục tiêu nghiên cứu đặt ra, bài viết sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi cụ thể sau:

(i) Biến động lạm phát có tác động lên hiệu quả phân bổ nguồn vốn cho vay của ngân hàng hay không? Cụ thể là những biến động lạm phát có tác động lên độ phân tán tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản chéo của các ngân hàng trong cùng một quốc gia hay không?

(ii) Tác động của biến động lạm phát lên hiệu quả phân bổ của các ngân hàng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu có thay đổi hay không?

1.4 Đối tượng nghiên cứu‌

Đối tượng nghiên cứu mà bài viết tập trung vào là mối quan hệ giữa biến động lạm phát và hiệu quả phân bổ nguồn cho vay của các ngân hàng.


Biến động lạm phát được đo bằng phương sai có điều kiện từ hồi quy chỉ số giá tiêu dùng CPI theo tháng bằng mô hình ARCH/GARCH.

Hiệu quả phân bổ nguồn cho vay của các ngân hàng được đo bằng độ phân tán chéo hay phương sai của tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng trong cùng một quốc gia.

Các biến động kinh tế vĩ mô khác được đo bằng tốc độ tăng trưởng GPD, biến động chỉ số thị trường chứng khoán, biến động giá dầu…

1.5 Phạm vi nghiên cứu‌

Bài nghiên cứu tập trung vào các ngân hàng trong châu Á. Dữ liệu kiểm định thực nghiệm được thu thập từ các ngân hàng tại 19 quốc gia Châu Á bao gồm: Bangladesh, Trung Quốc, Hongkong, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Jordan, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Paskita, Philippin, Singapore, Hàn Quốc, SriLanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng thông tin cấp ngân hàng với 556 ngân hàng ở tất cả các nước để tạo ra các biến phụ thuộc và kiểm soát. Dữ liệu cấp ngân hàng được trích xuất hàng năm và kéo dài khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 2016.

1.6 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu‌

Để kiểm định tác động của biến động lạm phát lên hiệu quả phân bổ nguồn cho vay của các ngân hàng, bài viết khai thác mô hình hồi quy dữ liệu bảng và kiểm soát các biến theo cấp độ quốc gia. Phương pháp hồi quy được lựa chọn là phương pháp hồi quy ảnh hưởng cố định với ưu điểm vượt trội hơn, do phương pháp khắc phục được hiện tượng ước lượng không đồng nhất và thiếu hiệu quả của mô hình hồi quy hỗn hợp (Pooled Regression). Thêm vào đó bài viết sử dụng kết hợp phương pháp robust sai số chuẩn để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi.

Để tránh hiện tượng nội sinh, bài viết đưa vào thêm phương pháp ước lượng các biến công cụ dựa trên Generalized Method of Moments approach (IV-GMM).

Sự biến động của lạm phát được đo bằng phương sai có điều kiện từ mô hình ARCH/GARCH để giải thích sự khác biệt của chỉ số giá tiêu dùng.

1.7 Kết cấu bài nghiên cứu‌

Kết cấu bài viết gồm 5 chương chính, sau các chương chính là phần tài liệu tham


khảo và phần phụ lục.

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và các nghiên cứu liên quan Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

1.8 Đóng góp của đề tài‌

Như đã đề cập ở phần trên, lạm phát là một trong những biến số kinh tế được quan sát và kiểm tra nhiều nhất cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm, tuy nhiên tính không chắc chắn của lạm phát và những ảnh hưởng của nó lên hành vi phân bổ nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thì rất ít nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam cũng như khu vực châu Á.

Do vậy có thể nói bài nghiên cứu đưa ra một cái nhìn mới về tính không chắc chắn của lạm phát cũng như tác động của lên chủ thể quan trọng của nên kinh tế, ngân hàng. Nghiên cứu thực nghiệm trên mẫu các ngân hàng châu Á, kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy rò tầm quan trọng của sự ổn định về giá trong việc phân bổ hiệu quả các khoản vay ngân hàng ở cả các nền kinh tế mới nổi và các nước phát triển ở khu vực châu Á. Từ đó giúp chính phủ và NHTW thông qua các chính sách tài khoá và tiền tệ làm ổn định nền kinh tế vĩ mô, giảm thiểu sự không chắc chắn góp phần giảm thiểu những mất mát không đáng có do phân bổ nguồn lực không hiệu quả mang lại.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN‌

2.1 Lạm phát‌

2.1.1 Định nghĩa‌

Lạm phát là một vấn đề mang tính toàn cầu và cũng là một vấn đề đang được quan tâm ở Việt Nam. Có nhiều nhà kinh tế đã đưa ra định nghĩa cho thuật ngữ này.

Theo K. Marx, lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông tiền tệ, vượt quá các nhu cầu của kinh tế thực tế làm cho tiền tệ bị mất giá và phân phối lại thu nhập quốc dân. Như vậy, lạm phát chỉ xuất hiện khi lượng tiền giấy trong lưu thông vượt quá nhu cầu tiền tệ của lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế.

Trường phái của Keynes lại cho rằng “việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài với tỷ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát”. Theo quan điểm này, một nhân tố nào khác ngoài tiền tệ không thể gây nên lạm phát cao được. Ngược lại, Paul A. Samuelson lại cho rằng: “lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung…”. Trên cơ sở đó ông đưa ra các phương pháp cụ thể để tính tỷ lệ lạm phát, như phương pháp tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giảm phát (GDP). Trái với quan điểm của trường phái Keynes, ông cho rằng lạm phát có thể do nguyên nhân cầu kéo hoặc nguyên nhân chi phí đẩy, tức là lạm phát có thể xảy ra ngoài nguyên nhân tiền tệ.

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, Milton Friedman cho rằng “lạm phát dù lúc nào và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Ông còn nhấn mạnh: “Lạm phát ở bất cứ nơi nào luôn là một hiện tượng tiền tệ với nghĩa là nó được và có thể được tạo ra chỉ bằng cách tăng lượng tiền nhanh hơn so với tăng sản lượng”. Như vậy, theo ông một sự tăng giá cả tạm thời có thể do nhiều nguyên nhân nhưng không thể xảy ra lạm phát cao mà không có một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ nhanh được.

Từ các quan điểm trên, lạm phát có thể được hiểu là hiện tượng xảy ra khi mức giá trong nền kinh tế tăng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Mức giá chung tức là mức trung bình của giá cả các hàng hoá trong nền kinh tế, thể hiện được xu thế biến động chung của mức giá cả - biểu thị sức mua của tiền tệ đối với các hàng hoá khác.


2.1.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động ngân hàng‌

Trong điều kiện lạm phát tăng cao, Ngân hàng Trung ương (NHTW) thực hiện một loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất, phát hành tín phiếu bắt buộc… là một nhân tố làm giảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Biểu hiện rò nét nhất cho tình trạng này là lãi suất huy động vốn các kỳ hạn ngắn lại cao hơn lãi suất huy động các kỳ hạn dài, các Ngân hàng chỉ tập trung huy động vốn hạn ngắn. Xét về bản chất thì hiện tượng này phản ánh việc hệ thống Ngân hàng đang thiếu thanh khoản, mục đích huy động vốn của các Ngân hàng lúc này chủ yếu là nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản chứ không phải vì mục tiêu sinh lời.

Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng đã không còn thuận lợi như trước do lạm phát bởi tâm lý lo sợ trước tình hình lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá nên người dân có xu hướng tìm đến các kênh đầu tư an toàn hơn như mua vàng và ngoại tệ, thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng như trước đây, từ đó làm giảm khả năng huy động vốn của các ngân hàng. Giá cả các mặt hàng thiết yếu trong sản xuất và tiêu dùng tăng cao làm cho người dân và các doanh nghiệp sẽ phải chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp giảm đi, trong điều kiện đó, các ngân hàng khó có thể gia tăng được nguồn tiền huy động. Khi lạm phát tăng cao, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng cũng đã tăng theo nhưng nếu vẫn chưa thể ngang bằng với tốc độ trượt giá, thì người gửi tiền vào ngân hàng phải chịu thiệt hại do lãi suất thực âm, từ đó không khuyến khích các dòng vốn chảy vào ngân hàng.

Hoạt động tín dụng cũng bị kiềm chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tín dụng tăng trưởng nóng là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát và khi tình trạng lạm phát trở nên quá đà sẽ dẫn đến trạng thái bất ổn của thị trường tiền tệ và tín dụng. Lạm phát làm cho cả lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của chính các Ngân hàng, làm cho nguy cơ nợ xấu gia tăng, chất lượng tín dụng bị suy giảm. Nguyên nhân của tình trạng này là khi xảy ra lạm phát, giá cả vật tư, hàng hoá và các chi phí đầu vào của doanh nghiệp bị đẩy lên, kèm theo đó là lãi suất tiền vay ngân hàng cao đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ tiền vay của doanh nghiệp đối


với các ngân hàng. Khi lạm phát xảy ra, chính sách tiền tệ được thắt chặt thì quy mô và cơ cấu của hoạt động tín dụng sẽ có nhiều biến động

Lợi nhuận cũng từ đó mà giảm sút, dưới tác động của lạm phát và các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt của NHTW, lợi nhuận của các ngân hàng không thể tránh khỏi xu hướng sụt giảm bởi quy mô hoạt động tín dụng bị kiềm chế, dẫn tới khả năng thu nhập bị giảm sút. Lãi suất huy động tăng cao trong khi lãi suất và các khoản phí dịch vụ trong hoạt động cho vay bị khống chế làm cho hoạt động tín dụng không có hiệu quả. NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc để giảm lượng tiền cung ứng sẽ làm cho chi phí vốn của các ngân hàng tăng lên, từ đó làm giảm lợi nhuận. Chất lượng tín dụng suy giảm làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro và làm giảm lợi nhuận

Tuy nhiên, điều chúng ta quan tâm trong bài nghiên cứu này là tính bất ổn của lạm phát và những tác động của nó lên hiệu quả phân bổ nguồn cho vay của các ngân hàng.

2.2 Tính bất ổn của lạm phát‌

2.2.1 Định nghĩa‌

Lạm phát có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong số đó, sự không chắc chắn, bất ổn, biến động về lạm phát được coi là một trong những hậu quả quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng đến người tiêu dùng và người đưa ra những quyết định về tiết kiệm và đầu tư trong tương lai một cách tiêu cực dẫn đến sự mất mát kinh tế (Golob, 1994). Nếu không có bất ổn, họ có thể lên kế hoạch tốt hơn cho tương lai.

Sự không chắc chắn về lạm phát được định nghĩa là "tình hình trong đó giá cả trong tương lai không thể đoán trước được và công chúng nói chung không biết lạm phát sẽ tăng hay giảm trong tương lai" (Asghar và cộng sự, 2011).

2.2.2 Tác động của bất ổn lạm phát lên nền kinh tế‌

Theo Golob (1994), sự không chắc chắn về lạm phát làm cho các chủ thể kinh tế, đưa ra các quyết định khác với những gì họ làm. Đây là những ảnh hưởng được gọi ảnh hưởng trước khi ra quyết định, bởi vì các quyết định dự đoán lạm phát xảy ra trong


tương lai. Loại thứ hai của các ảnh hưởng diễn ra sau khi các quyết định đã được thực hiện.

Các ảnh hưởng trước khi ra quyết định đề cập đến tình hình mà chủ thể đưa ra các quyết định kinh tế khác với quyết định của họ trong trường hợp không có sự không chắc chắn về lạm phát. Có ba kênh chính, thông qua đó các tác động truyền dẫn vào nền kinh tế. Thứ nhất, sự không chắc chắn về lạm phát làm cho lãi suất dài hạn tăng lên trên thị trường tài chính. Trên thực tế, một yếu tố quyết định quan trọng của lãi suất dài hạn là tỷ suất sinh lợi yêu cầu của các nhà đầu tư. Nếu lạm phát là không chắc chắn, lãi suất danh nghĩa của các khoản nợ dài hạn sẽ rủi ro hơn. Kết quả là các nhà đầu tư sẽ đưa ra tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn, hàm ý mức lãi suất dài hạn cao hơn. Cuối cùng, lãi suất cao hơn sẽ hàm ý các nhà sản xuất đầu tư vào nhà máy và thiết bị ít hơn người tiêu dùng đầu tư vào nhà ở và hàng hoá lâu bền khác. Thứ hai, sự không chắc chắn về lạm phát làm cho các biến số kinh tế khác có ý nghĩa quan trọng đối với các quyết định của doanh nghiệp trở nên không chắc chắn, cản trở khả năng của người tiêu dùng và doanh nghiệp để đưa ra quyết định tối ưu và có thể làm giảm hiệu quả kinh tế. Ví dụ khi các khoản thanh toán đến hạn trong hợp đồng không đề cập đến yếu tố lạm phát, sự không chắc chắn về lạm phát làm cho giá trị thực của các khoản thanh toán trong tương lai không được xác định. Cuối cùng, sự không chắc chắn về lạm phát khiến cho các doanh nghiệp chi tiêu các nguồn lực để tránh nguy cơ lạm phát trong tương lai. Ví dụ, khi sự không chắc chắn về lạm phát trong tương lai là cao, các doanh nghiệp có thể dành nhiều nguồn lực để đưa ra dự báo lạm phát chính xác hơn. Hơn nữa, một số doanh nghiệp có thể cố gắng phòng ngừa lạm phát bất ngờ bằng cách sử dụng các công cụ tài chính phái sinh.

Các phản ứng sau khi xảy ra lạm phát trong thực tế khác với lạm phát dự kiến. Do đó, biến động lạm phát gây ra sự chuyển đổi của cải giữa các bên khác nhau khi họ sử dụng đồng tiền danh nghĩa để thanh toán các khoản thanh toán trong hợp đồng. Đặc biệt, nếu lạm phát tăng cao hơn mức dự đoán, các khoản thanh toán theo hợp đồng sẽ thấp hơn dự kiến theo giá trị thực của chúng. Do đó, một bên phải chịu tổn thất do lạm phát.

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí