BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------
NGUYỄN THỊ THUỲ NHÂN
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG LẠM PHÁT LÊN SỰ PHÂN BỔ NGUỒN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI MỘT SỐ NGÂN
HÀNG CHÂU Á
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỮU HUY NHỰT
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tác giả với sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt. Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…. tháng… năm….
Ký tên
Nguyễn Thị Thuỳ Nhân
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do thực hiện đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 3
1.7 Kết cấu bài nghiên cứu 3
1.8 Đóng góp của đề tài 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 5
2.1 Lạm phát 5
2.1.1 Định nghĩa 5
2.1.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động ngân hàng 6
2.2 Tính bất ổn của lạm phát 7
2.2.1 Định nghĩa 7
2.2.2 Tác động của bất ổn lạm phát lên nền kinh tế 7
2.2.3 Cách đo tính biến động của lạm phát 9
2.3 Phân bổ nguồn cho vay của ngân hàng và những ảnh hưởng từ bất ổn vĩ mô: Mô hình của Baum, Caglayan và Ozkan 10
2.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 17
3.1 Mô hình nghiên cứu 17
3.2 Mẫu quan sát và nguồn số liệu 20
3.2.2 Mô tả biến và nguồn dữ liệu 21
3.2.2.1 Độ phân tán tỷ lệ cho vay 21
3.2.2.2 Biến động lạm phát 23
3.2.2.3 Nhóm biến kiểm soát 26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
4.1 Kết quả hồi quy bằng REM 32
4.2 Kết quả hồi quy bằng FEM 33
4.3 Kết quả hồi quy bằng mô hình IV – GMM 36
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 39
5.1 Kết luận 39
5.2 Một số kiến nghị để tối đa hoá nguồn lực của ngân hàng 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Ký hiệu viết tắt | Tên đầy đủ | |
FEM | Mô hình tác động cố định | |
IV – GMM | Instrumental variables - Generalized | |
Method of Moments approach | ||
NHTW | Ngân hàng Trung ương | |
REM | Mô hình tác động ngẫu nhiên |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của biến động lạm phát lên sự phân bổ nguồn cho vay của ngân hàng - Bằng chứng thực nghiệm tại một số ngân hàng Châu Á - 2
- Phân Bổ Nguồn Cho Vay Của Ngân Hàng Và Những Ảnh Hưởng Từ Bất Ổn Vĩ Mô: Mô Hình Của Baum, Caglayan Và Ozkan
- Độ Trễ P, Q Trong Mô Hình Arch/garch Khi Ước Lượng Độ Biến Động Lạm Phát
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
Bảng 3.1: Mô tả thống kê tỷ lệ cho vay/tổng tài sản 21
Bảng 3.2: Độ trễ p, q trong mô hình ARCH/GARCH khi ước lượng độ biến động lạm phát 24
Bảng 3.3: Mô tả biến, định nghĩa và nguồn dữ liệu 29
Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan 31
Bảng 4.1: Kết quả hồi quy bằng phương pháp REM 32
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy bằng phương pháp 33
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy bằng mô hình tác động cố định (tiếp theo) 34
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy bằng mô hình IV-GMM 36
Hình 3.1: Biểu đồ phân phối biến phụ thuộc 23
Hình 3.2: Biểu đồ tương quan giữa biến động lạm phát và phân tán tỷ lệ cho vay/tổng tài sản
.......................................................................................................................................... 26
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu xem xét những ảnh hưởng của sự biến động của lạm phát đối với việc phân bổ hiệu quả nguồn lực khan hiếm của các ngân hàng. Để tiến hành kiểm tra mối liên hệ này, bài nghiên cứu sử dụng một bảng dữ liệu ngân hàng xuyên quốc gia được xây dựng cho 19 quốc gia khu vực Châu Á bao gồm Bangladesh, Trung Quốc, Hongkong, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Jordan, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Paskita, Philippin, Singapore, Hàn Quốc, SriLanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 1988-2016.
Kết quả hồi quy cung cấp bằng chứng cho thấy sự bất ổn lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến sự phân tán tỷ lệ cho vay trên tài sản. Điều này cho thấy các nhà quản lý ngân hàng (i) có thể dễ dàng cho vay nhiều hơn khi biến động lạm phát thấp, vì họ có thể dự đoán được tỷ suất sinh lợi từ mỗi dự án thành công; (ii) phản ứng tương tự trong thời kỳ biến động lạm phát cao. Hành động này ngụ ý rằng, khi sự biến động của lạm phát cao, nguồn vốn ngân hàng khan hiếm sẽ không được phân bổ hiệu quả. Trong thời kỳ sau khủng hoảng tài chính, việc phân bổ các khoản vay của các nước càng phụ thuộc vào độ biến động lạm phát, phân bổ tỏ ra càng hiệu quả hơn khi lạm phát ổn định và ngược lại.