Khái Quát Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Luật Hình Sự Việt Nam Về Án Treo

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát giáo dục người đó [21].

Người bị kết án phải chịu một số nghĩa vụ theo quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong một số trường hợp đặc biệt Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập nhưng phải ghi rò lý do trong bản án.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật thì thấy chế định án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ có một số điểm giống nhau là:

- Không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội (Điều 31, Điều 60 Bộ luật hình sự).

- Người bị kết án đều được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát giáo dục (Điều 31, Điều 60 Bộ luật hình sự).

- Người bị kết án đều có thể phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung.

- Người bị kết án đều được đương nhiên xóa án trong thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong bản án (Điều 63 Bộ luật hình sự).

Tuy nhiên giữa hình phạt cải tạo không giam giữ và án treo cũng có những điểm khác nhau căn bản của nó như:

- Cải tạo không giam giữ là một loại hình phạt chính được quy định cụ thể trong Điều 28 và Điều 31 của Bộ luật hình sự còn "án treo" là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện được quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự.

- Phạm vi và điều kiện áp dụng án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ có khác nhau như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

+ Cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng cho trường hợp là phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng tức là tội có khung hình phạt cao nhất đến ba năm tù và đến bảy năm tù (theo Điều 8 Bộ luật hình sự), còn đối với án treo không quy định cụ thể được áp dụng đối với loại tội phạm nào (ít nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng). Điều này cho thấy phạm vi áp dụng cho người được hưởng án treo rộng hơn nhiều so với hình phạt cải tạo không giam giữ.

+ Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng cho người phạm tội bị xử phạt từ sáu tháng đến ba năm (Điều 31 Bộ luật hình sự), nhưng đối với người được hưởng án treo thì phạm vi áp dụng đến ba năm tù mà hình phạt tù quy định từ ba tháng trở lên do đó hình phạt đối với người được hưởng án treo là từ ba tháng đến ba năm như vậy có thể nói là ngắn hơn nhưng họ lại phải chịu thời gian thử thách mà thời gian này tối thiểu là một năm và tối đa là 5 năm.

Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương - 3

+ Điều kiện để người được hưởng án treo tuy có nhiều điểm giống với loại hình phạt cải tạo không giam giữ nhưng điều kiện cho việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ rò ràng đòi hỏi phải cao hơn so với điều kiện của người được hưởng án treo bởi lẽ hình phạt cải tạo không giam giữ nhẹ hơn so với hình phạt tù khi áp dụng.

- Xét về hậu quả pháp lý người bị phạt tù cho hưởng án treo nếu trong thời gian thử thách mà phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định của pháp luật vì vậy đối với người bị kết án coi như chưa chấp hành hình phạt của bản án trước. Nhưng đối với hình phạt cải tạo không giam giữ vì không có thời gian thử thách nếu trong thời gian chấp hành hình phạt này nếu họ phạm tội mới thì họ chỉ phải chuyển phần hình phạt cải tạo không giam giữ chưa chấp hành tính từ thời điểm họ phạm tội mới thành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù để quyết định hình phạt chung theo nguyên

tắc cứ ba ngày cải tạo không giam giữ bằng một ngày tù (Điều 50 Bộ luật hình sự).

- Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải chịu một số nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong một số trường hợp đặc biệt Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, còn đối với người được hưởng án treo không bị ràng buộc bởi quy định này vì vậy họ không bị khấu trừ thu nhập.

1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ ÁN TREO

1.2.1. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Án treo là chế định được hình thành rất sớm trong Luật hình sự Việt Nam và được quy định lần đầu tiên tại Sắc lệnh số 33C của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành ngày 13.9.1945. Tại khoản 4 Điều IV của Sắc lệnh quy định:

Nếu có những lý do chính đáng khoan hồng vì ít tuổi, vì lầm lẫn… thì Tòa án có thể cho tội nhân được hưởng án treo. Nghĩa là bản án làm tội tuyên lên, nhưng không thi hành; nếu trong năm năm, bắt đầu từ ngày tuyên án, tội nhân không bị Tòa án quân sự làm tội một lần nữa về việc mới, thì bản án đã tuyên sẽ hủy đi, coi như là không có; nếu trong hạn năm năm ấy, tội nhân bị kết án một lần nữa trước Tòa án quân sự thì bản án treo sẽ đem ra thi hành [5].

Theo quy định này thể hiện điều kiện để người bị kết án hưởng án treo; giải thích án treo, quy định thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo và trường hợp người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án mà Tòa án đã cho hưởng án treo.

Sau đó, chế định án treo theo Sắc lệnh số 33C bị hủy bỏ và được thay thế bằng Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân

chủ cộng hòa về "tổ chức Tòa án quân sự". Tại Điều 10 có quy định về án treo như sau:

Khi bị phạt tù, Tòa án có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có những lý do đáng khoan hồng, bản án xử án treo sẽ tạm đình chỉ việc thi hành nếu trong 5 năm bắt đầu từ ngày tuyên, tội nhân không bị Tòa án quân sự làm tội một lần nữa về việc mới thì bản án đã tuyên sẽ bị hủy đi, coi như không có. Nếu trong 5 năm ấy tội nhân lại bị kết án một lần nữa trước một Tòa án quân sự thì bản án sẽ đem thi hành [6].

Theo quy định như trên thì thấy, án treo chỉ được áp dụng đối với người bị kết án tù, nghĩa là khi bản án xét xử người phạm tội cho hưởng án treo trước hết Tòa án tuyên một hình phạt tù phù hợp với hành vi phạm tội mà người đó gây ra, đồng thời khi xét thấy có lý do đáng khoan hồng Tòa án cho tội nhân được hưởng án treo. Bản án này được tạm đình chỉ thi hành án trong 5 năm kể từ ngày tuyên án nếu như tội nhân không phạm tội mới. Nếu như tội nhân chấp hành tốt, không vi phạm pháp luật tới mức phải đưa ra xét xử thì bản án đã tuyên coi như không có, ngược lại nếu vi phạm mà bị xử lý thì bản án sẽ được đưa ra thi hành.

Như vậy đây chính là một biện pháp để tạm đình chỉ thi hành án có điều kiện. Những quy định trên đây cho thấy còn tồn tại nhiều khiếm khuyết như:

Việc có cho hưởng án treo tùy thuộc vào: "có lý do đáng khoan hồng" sẽ dẫn đến việc hiểu và vận dụng có nhiều khó khăn thậm chí có nơi, có Tòa vận dụng một cách tùy tiện, từ đó pháp luật không được nghiêm minh, công bằng pháp luật không đảm bảo, pháp chế bị xâm phạm.

Mặt khác mức quy định thời gian thử thách của án treo một mức là 5 năm mà không phụ thuộc vào mức hình phạt tù là không công bằng, không chuẩn xác mà có tính chất đánh đồng mọi hành vi phạm tội như nhau, đáng lẽ ra tội ít nghiêm trọng hơn, ít nguy hiểm cho xã hội hơn thì thời gian thử thách phải

ít hơn tội gây nguy hại lớn cho xã hội khi có mức hình phạt cao hơn thì phải kéo dài thời gian thử thách hơn.

Một vấn đề khác nữa mà tại Điều 10 Sắc lệnh không quy định đó là giao người bị phạt án treo cho ai giám sát theo dòi quản lý giáo dục. Như vậy sau khi tuyên án người bị phạt án treo có thể hiểu coi như là xong mà không bị ràng buộc bởi bất cứ chế tài pháp lý nào từ đó dễ có tình trạng người bị kết án coi thường kỷ cương phép nước lại tiếp tục phạm tội mới gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Từ thực tế trên đây cho ta thấy do chưa có sự nhận thức thống nhất trong việc vận dụng các quy định của pháp luật trong việc áp dụng quy định pháp luật về án treo dẫn tới mỗi nơi có cách vận dụng khác nhau, từ đó có sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật của mỗi địa phương.

Khắc phục tình trạng nêu trên, để đảm bảo việc vận dụng án treo được thống nhất Tòa án nhân dân tối cao đã dự thảo Thông tư 2308/NCPL ngày 01/12/1961 về việc áp dụng chế độ án treo theo đó án treo là:

Một biện pháp hoãn hình có điều kiện, áp dụng chủ yếu đối với kẻ phạm tội nhẹ, bản chất không nguy hiểm, xét không cần thiết phải thi hành ngay án phạt tù, nhằm mục đích khuyến khích họ tự nguyện lao động cải tạo với sự giúp đỡ tích cực của xã hội, đồng thời cảnh cáo họ nếu còn tiếp tục phạm tội trong thời gian thử thách, thì tùy trường hợp sẽ buộc phải chấp hành án cũ. Ngược lại, nếu trong thời gian thử thách họ không phạm tội gì mới, án trước sẽ được xóa bỏ [28, tr. 135].

Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có công văn trao đổi hướng dẫn cụ thể về mặt nghiệp vụ đối với một số tỉnh cụ thể theo tinh thần dự thảo thông tư này với nhiều hình thức như báo cáo tổng kết công tác năm hoặc các bản sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hướng dẫn áp dụng chế độ án treo đối với một số tội phạm cụ thể.

1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Cùng với sự phát triển của xã hội, để phục tốt cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hoà đã ra đời và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1986 đánh dấu một bước trưởng thành trong quá trình hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật Việt nam.

Theo quy định mới trong Bộ luật hình sự thì chế định án treo được quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985 với một nội dung khá đầy đủ và toàn diện. Án treo quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 đã kế thừa, phát triển quy định về án treo trong Sắc lệnh số 21 và Thông tư số 2308-NCPL đồng thời quy định rò năm nội dung về án treo như sau:

1. Khi xử phạt tù không quá năm năm, căn cứ vào thân nhân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

2. Tòa án giao người bị án treo cho cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để theo dòi, giáo dục.

3. Người bị án treo có thể phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định quy định ở Điều 23 và Điều 28.

4. Nếu người bị án treo đã chấp hành được một nửa thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo dòi, giáo dục, Tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách.

5. Nếu trong thời gian thử thách, người bị án treo phạm tội mới và bị xử phạt tù thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định ở khoản 2 Điều 42 [20].

Quá trình thực hiện án treo, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã nhận thấy quy định về án treo tại Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985 có nhiều bất cập nên đã sửa đổi bổ sung bằng các đạo luật do Quốc hội thông qua vào các ngày cụ thể sau:

Vì khoản 5 Điều 44 Bộ luật hình sự chỉ quy định chung là phạm tội mới trong thời gian thử thách và tội mới phạm không phân biệt do lỗi vô ý hay lỗi cố ý nên vào ngày 28.12.1989, khoản 5 Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985 được sửa đổi, bổ sung như sau: Nếu trong thời gian thử thách, người bị kết án treo bị phạm tội mới do vô ý và bị xử phạt tù hoặc phạm tội mới do cố ý thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt của bản án mới theo quy định ở khoản 2 Điều 42. Theo nội dung này thì trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách được chia làm hai trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu người được hưởng án treo phạm tội mới do lỗi vô ý và bị phạt tù thì Tòa án buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo và tổng hợp với hình phạt tù của bản án mới. Nếu phạm tội mới do lỗi vô ý và không bị phạt tù thì Tòa án không được buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo.

Trường hợp 2: Nếu người được hưởng án treo phạm tội mới do lỗi cố ý thì Tòa án phải xử phạt tù đối với tội mới phạm và tổng hợp hình phạt của tội mới với hình phạt tù được hưởng án treo để người bị kết án chấp hành hình phạt của hai bản án.

Lần thứ hai sửa đổi, bổ sung vào ngày 22.12.1992, khoản 1 Điều 44 Bộ luật hình sự có nội dung: Khi xử phạt không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. Như vậy theo nội dung sửa đổi quy định giảm mức hình phạt tù cho hưởng án treo từ năm năm xuống ba năm.

Ngoài hai lần sửa đổi trên, Toà án nhân dân tối cao và liên ngành còn có các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về án treo như: Nghị quyết số 02/HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 05.01.1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự; Thông tư số 01/NCPL ngày 06.4.1988 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung về án treo; thông tư liên ngành số 01/TTLN-90 ngày 01.2.1990 của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự hướng dẫn thực hiện khoản 5 Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985 về trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách của án treo và việc tổng hợp hình phạt của hai bản án.

Ngày 21.12.1999, Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.07.2000. Án treo được quy định tại Điều 60 vẫn giữ nguyên 5 khoản của Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985 nhưng đã được sửa đổi, bổ sung để chính xác hơn về mặt ngữ nghĩa như: Sửa đổi cụm từ "theo dòi" bằng cụm từ "giám sát", "người bị án treo" bằng cụm từ người được hưởng án treo; sửa đổi khoản 5 về nội dung: Bãi bỏ cụm từ người bị án treo phạm tội mới và bị phạt tù hoặc phạm tội mới do cố ý thành nội dung "đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách". Ngày 02.10.2007, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn thực hiện Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 về án treo tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP. Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết này đến ngày 06.11.2013, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 60 Bộ luật hình sự về án treo, có hiệu lực thi hành vào ngày 25.12.2013. Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP đã quy định cụ thể, chi tiết những điều kiện, trường hợp được hưởng án treo theo hướng "siết chặt" hơn nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định án treo, đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí