Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương - 2

Quá trình nghiên cứu của luận văn là tiếp cận tổng thể đi từ cái chung đến cái cụ thể, từ lý luận đến đánh giá thực tiễn để từ đó để tìm ra những nguyên nhân tồn tại, thông qua đó đề ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện chế định này.

Nhiệm vụ của luận văn là làm rò khái niệm, tính chất, mục đích, ý nghĩa của chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, tập trung nhất vào chế định hiện hành, đối chiếu, so sánh với luật pháp của một số nước trên thế giới, đánh giá thông qua thực tiễn áp dụng tại địa phương.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài tác giả mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm sửa đổi bổ sung những quy định cụ thể trong việc áp dụng chế định đặc biệt này nhằm phát huy tác dụng triệt để nhất của chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này tác giả lấy học thuyết Mác - Lênin về vấn đề về Nhà nước và pháp luật làm nền tảng và là kim chỉ nam cho mọi vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra tác giả còn lấy tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước, các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn việc áp dụng pháp luật, các văn bản tổng kết thực tiễn và kiểm tra, kiểm sát công tác xét xử hình sự của các Tòa án, Viện kiểm sát trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các tài liệu pháp lý trong và ngoài nước có liên quan. Dựa trên phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm tạo điều kiện cho tác giả có sự nhận thức đúng đắn sự tồn tại và quy luật phát triển của xã hội loài người, quá trình nhận thức, tư duy, các quy luật tự nhiên của xã hội loài người… cũng như những vấn đề về nhà nước và pháp luật để từ đó có một tư duy đúng đắn, lôgic trong quá trình lập luận và giải quyết vấn đề.

Phương pháp nghiên cứu luận văn là phương pháp lịch sử, phân tích tổng hợp, logic điều tra xã hội học và nghiên cứu so sánh.

5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

Đây là một công trình khoa học dưới hình thức là một luận văn thạc sĩ luật học về án treo trong luật hình sự Việt Nam. Đề tài được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện nội dung chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam cùng những vấn đề liên quan, từ đó nâng cao nhận thức về án treo, tạo tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Đồng thời định hướng cho việc áp dụng án treo được chính xác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng án treo nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng, từ đó góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Luận văn bảo vệ thành công sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, có thể làm tư liệu tham khảo có giá trị trong việc xây dựng pháp luật hình sự, góp phần khắc phục những khiếm khuyết trong thực tiễn áp dụng và thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm nâng cao hiệu quả của chế định này.

6. Kết cấu của luận văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về án treo.

Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương - 2

Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự về án treo và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng án treo.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁN TREO


1.1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT PHÁP LÝ, NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ÁN TREO

Tù có thời hạn là một trong những hình phạt chính được quy định trong Bộ luật hình sự đối với người phạm một tội cụ thể có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm. Theo đó, tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Điều 60 Bộ luật hình sự quy định "Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm" [21]. Như vậy, án treo là một biện pháp không buộc người bị phạt tù phải chấp hành hình phạt tại trại giam, không buộc họ phải cách ly khỏi xã hội, họ được tự cải tạo, giáo dục trong môi trường xã hội trong một thời gian thử thách nhất định với sự giám sát, giáo dục và giúp đỡ của các cơ quan hoặc chính quyền địa phương cùng gia đình người bị kết án. Hiện nay đã có nhiều ý kiến khác nhau về án treo.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Án treo là án tù không phải thi hành ngay, nhưng sẽ thi hành nếu trong thời gian quy định người bị kết án lại phạm tội và bị xử án lần nữa". Quan điểm này chưa nêu rò được bản chất pháp lý của án treo.

Từ điển Bách khoa toàn thư Mở (Wikipedia) định nghĩa: Án treo là chế định pháp lý hình sự liên quan đến việc chấp hành hình phạt. Án treo được hiểu là việc tạm thời miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, hình phạt đối với người vi phạm luật ở mức độ ít nghiêm trọng, khi bị xử phạt tù không quá ba năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ (từ 2 tình tiết

trở lên), và xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được, Tòa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại.

Có nhà khoa học quan niệm ngắn gọn và đầy đủ "Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm khi có đủ căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định" [3, tr. 810].

Gần đây, có tác giả thể hiện bản chất pháp lý và ý nghĩa của việc cho hưởng án treo khi viết:

Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện kèm theo một thời gian thử thách đối với người phạm tội, do Tòa án áp dụng khi có những điều kiện do Bộ luật hình sự quy định, xét thấy không cần thiết phải cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội mà vẫn bảo đảm công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, cũng như yêu cầu giáo dục, cải tạo người phạm tội [49, tr. 450].

Như vậy, từ những quan điểm trên đây có thể hiểu: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện được áp dụng đối với người bị phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ xét thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt tù.

Việc áp dụng án treo là cần thiết, nó không những thể hiện được những nguyên tắc công bằng, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, cá thể hóa hình phạt mà còn thể hiện rò nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, thể hiện rò phương châm trừng trị kết hợp với cải tạo giáo dục, thể hiện sự khoan hồng và nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta.

Người phạm tội được hưởng án treo không phải chấp hành hình phạt tù trong trại giam, không bị mất tự do, họ vẫn được làm ăn sinh sống trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian thử thách người phạm tội bị hạn

chế một phần quyền tự do của mình so với những người bình thường khác, đó là phải chịu sự quản lý, giám sát, giáo dục của gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú và họ luôn bị răn đe là nếu phạm tội mới thì họ sẽ không được hưởng án treo nữa mà phải chấp hành hình phạt tù của bản án trước tổng hợp với hình phạt của bản án mới. Án treo vẫn đảm bảo tính răn đe nhưng lại có tác dụng khuyến khích người phạm tội vì nếu họ cải tạo tốt, không vi phạm điều kiện thử thách thì sẽ không phải chấp hành hình phạt tù.

Vì người được hưởng án treo được tự giáo dục, cải tạo ngay trong môi trường xã hội nơi họ vẫn sinh sống và lao động nên nó thu hút đông đảo thành viên trong xã hội tham gia theo dòi, giúp đỡ, giáo dục và cải tạo người phạm tội, góp phần xã hội hóa quá trình cải tạo người phạm tội. Điều này có hiệu quả rất cao, giúp người bị kết án thêm tin yêu vào cuộc sống, khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp vốn có của chính mình. Việc xã hội hóa quá trình cải tạo người phạm tội cũng chính là góp phần nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm của quần chúng nhân dân.

Trong luật hình sự, hình phạt tù có tính nghiêm khắc, răn đe cao và mang tính giáo dục, cải biến quan niệm, lối sống của phạm nhân một cách sâu sắc. Tuy nhiên, việc áp dụng nó không phải là tối ưu trong mọi trường hợp, nhất là trong điều kiện cơ sở vật chất trại giam còn hạn chế, chật hẹp và điều kiện cải tạo, giáo dục người phạm tội trong trại giam nhiều nơi chưa được thực hiện tốt. Qua thực tiễn cho thấy thì tỷ lệ người bị phạt tù chiếm một tỷ lệ rất lớn trong số các loại hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với các bị cáo bởi lẽ đây cũng là một trong những loại hình phạt rất nghiêm khắc mà Tòa án vận dụng. Nếu tất cả các bị án phạt tù này đều được đưa đi thi hành tại các trại cải tạo thì sẽ là một gánh nặng rất lớn đối với nhà nước về vấn đề con người quản lý giáo dục, về cơ sở vật chất là rất tốn kém. Hơn nữa, theo kết quả điều tra xã hội học và phạm tội học thì trong một số trường hợp người phạm tội vào chấp hành hình phạt tù trong trại giam đã chịu ảnh hưởng xấu của những phạm

nhân khác nên hình thành những nhân cách xấu hơn trước khi vào tù và khi ra tù họ trở thành những người còn hung tợn và dễ dàng phạm tội hơn.

1.1.2. Bản chất pháp lý của án treo

Theo quy định của các văn bản pháp luật trên thì có thể thấy một người bị phạt tù được hưởng án treo thực hiện theo trình tự: Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. Như vậy, việc xem xét cho hưởng án treo là một bước của hoạt động quyết định hình phạt, được đặt ra trong trường hợp bị phạt tù từ 3 năm trở xuống. Tòa án đã quyết định một hình phạt đối với người phạm tội, sau đó nếu hình phạt tù là tù từ ba năm trở xuống, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo. Như vậy, án treo không phải là hình phạt mà là một biện pháp không bắt người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù mặc dù họ đã bị xử phạt tù. Đồng thời cũng quy định người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới. Do đó, nếu người phạm tội cải tạo tốt mà không phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ không phải chấp hành hình phạt tù mà được miễn chấp hành hình phạt tù. Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo phạm tội mới và bị xét xử thì người đó không được hưởng án treo nữa và phải chấp hành hình phạt đã tuyên. Khi xem xét quyết định cho người bị phạt tù hưởng án treo Tòa án tin tưởng rằng người đó sẽ tự giáo dục, cải tạo trong môi trường xã hội trong thời gian thử thách nhất định với sự giám sát của gia đình, cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền địa phương. Việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm tạo điều kiện cho người được hưởng án treo làm ăn sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã

hội bình thường. Hình phạt tù đã tuyên sẽ được thi hành nếu người phạm tội vi phạm điều kiện đã được ấn định trong thời gian thử thách. Người phạm tội không vi phạm điều kiện của án treo trong thời gian thử thách thì chứng tỏ họ đã trở thành người lương thiện, vì vậy không phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên trong bản án. Do đó cần khẳng định bản chất pháp lý của án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của án treo

Án treo có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, án treo là biện pháp giáo dục trong trường hợp không cần cách ly người phạm tội khỏi cộng đồng khi bị xử phạt tù tương đối nhẹ đồng thời là một chế định pháp lý độc lập thể hiện nguyên tắc nhân đạo và phương châm xử lý trong chính sách hình sự của Nhà nước ta "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục".

Thứ hai, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hệ thống hình phạt bao gồm bảy hình phạt chính và chín hình phạt bổ sung (được quy định từ Điều 28 đến Điều 40 Bộ luật hình sự năm 1999), trong đó có hình phạt tù có thời hạn. Người chịu hình phạt tù có thời hạn có thể được hưởng án treo. Trong các loại hình phạt được quy định tại Điều 28 Bộ luật hình sự không có quy định án treo, như vậy không thể coi án treo là hình phạt. Vì mối quan hệ giữa án treo và tù có thời hạn nên nhiều người coi án treo là hình phạt. Tuy nhiên án treo không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Điều đó có nghĩa là người được hưởng án treo là người phạm tội phải chịu hình phạt tù có thời hạn nhưng được miễn việc chấp hành hình phạt tù tại trại giam. Việc cho người phạm tội hưởng án treo là cho phép họ tự cải tạo mà không phải cách ly ra khỏi đời sống xã hội dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương để họ tích cực cải tạo và tránh được những hình vi sai trái.

Thứ ba, người được hưởng án treo phải tự cải tạo, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương trong một thời gian thử thách nhất định do Tòa án ấn định.

Thời gian thử thách là khoảng thời gian nhất định do Tòa án ấn định để kiểm tra, đánh giá việc tự cải tạo của người phạm tội. Pháp luật quy định về thời gian thử thách đối với người phạm tội từ một năm đến năm năm. Thời gian thử thách được Tòa án xác định dựa trên cơ sở mức hình phạt mà người phạm tội phải gánh chịu. Trong trường hợp người phạm tội không phạm tội mới trong thời gian thử thách và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì không phải chấp hành hình phạt đã tuyên. Ngược lại, đối với người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định buộc chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt của bản án mới theo quy định của pháp luật.

1.1.4. Phân biệt án treo với hình phạt cải tạo không giam giữ

Khi nghiên cứu hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam ta thấy hình phạt cải tạo không giam giữ, được quy định tại Điều 28, Điều 31 và Điều 73 Bộ luật hình sự có những điểm tương đồng với chế định án treo rất dễ bị nhầm lẫn.

Tại Điều 31 Bộ luật hình sự quy định:

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rò ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải bắt cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022