Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương - 12

định cho hưởng án treo như thế nào, ngoài ra cần kiểm tra thường xuyên việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực cho người bị kết án hưởng án treo, việc quản lý, giáo dục người bị kết án được hưởng chế định án treo tại các cấp chính quyền xã, phường, thị trấn. Thông qua công tác kiểm tra cần có biện pháp uốn nắn, rút kinh nghiệm kịp thời và chấn chỉnh kịp thời công tác này đối với cả ba cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn cho các đơn vị cấp dưới trong việc hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật về chế định án treo một cách đồng bộ và thống nhất, cần thiết phải có những buổi tập huấn riêng về Điều 60 Bộ luật hình sự, về Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đây là những văn bản hết sức quan trọng quy định về chế định án treo mà các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán cần phải nắm chặt chẽ mới vận dụng tốt chế định này.

3.3.3. Tăng cường sự phối kết hợp hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm trong việc thi hành án treo và giám sát giáo dục đối với người được hưởng án treo

Qua nghiên cứu thực tế và tham khảo các bản báo cáo kết quả kiểm tra của Viện kiểm sát nhân dân thành phố, các huyện, thị xã kiểm tra công tác thi hành án treo ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây cho thấy việc giám sát, giáo dục đối với người được hưởng án treo ở một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức. Một trong những nguyên nhân là do cán bộ Tư pháp xã và những người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo chưa nắm chắc được nội dung Luật thi hành án hình sự năm 2010 trong đó có quy định về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nên chưa rò được quyền và trách nhiệm của mình cũng như nghĩa vụ của người được hưởng án treo. Để nâng cao hiệu quả áp dụng án treo, tăng cường công tác giám sát, giáo dục người được

hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Tòa án tỉnh cần chỉ đạo Tòa án trong địa bàn tỉnh phối hợp với phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn tổ chức tập huấn, phổ biến Luật thi hành án hình sự năm 2010 cho cán bộ Tư pháp và những người thực hiện công tác giáo dục đối với người được hưởng án treo.

Ủy ban nhân dân, đơn vị quân đội giám sát, giáo dục người được hưởng án treo cần thường xuyên thông báo cho Tòa án biết về tình hình cải tạo, giáo dục của người được hưởng án treo, trường hợp người được hưởng án treo chuyển đi nơi khác thì phải báo ngay cho Tòa án biết và gửi cho Tòa án hồ sơ của người đó để Tòa án làm thủ tục cần thiết giao cho Ủy ban nhân dân, đơn vị quân đội nơi người đó chuyển đến tiếp tục thực hiện việc giám sát, giáo dục. Ủy ban nhân dân, đơn vị quân đội thực hiện việc giám sát, giáo dục người cho hưởng án treo có trách nhiệm nhắc nhở và tạo điều kiện cho họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền của mình, quan tâm tạo công ăn việc làm phù hợp cho họ, giúp họ hòa nhập với cuộc sống xã hội, không tái phạm.

Cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn phải thường xuyên phối hợp với những người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo để nắm chắc tình hình cải tạo của từng người phạm tội, kịp thời biểu dương khi họ có thành tích trong lao động, sản xuất và kịp thời cảnh báo khi họ có biểu hiện vi phạm pháp luật, tuyên truyền, thuyết phục yêu cầu họ thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong thời gian thử thách. Khi người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì người trực tiếp giám sát, giáo dục và cán bộ Tư pháp lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo và gửi chủ tịch Ủy ban nhân dân, thủ trưởng đơn vị quân đội để đề nghị Tòa án xét giảm thời gian thử thách cho người được hưởng án treo. Khi hết thời gian thử thách của án treo thì người trực tiếp giám sát, giáo dục phải báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thủ trưởng đơn vị quân đội để cấp giấy chứng

nhận chấp hành xong thời gian thử thách cho người được hưởng án treo đồng thời phải báo cho Tòa án biết.

Cơ quan Công an có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc giám sát giáo dục người được hưởng án treo. Kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật của người được hưởng án treo để cảnh báo cơ quan giám sát, giáo dục có biện pháp răn đe, giáo dục kịp thời.

Tòa án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tư pháp, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cùng cơ quan, tổ chức trong việc tập huấn nghiệp vụ về thi hành án cho cán bộ Tư pháp xã và người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.



Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương - 12

án treo

3.3.4. Tăng cường các biện pháp giám sát đối với người được hưởng


Một trong những nguyên nhân khiến việc giám sát, giáo dục người

được hưởng án treo còn nhiều hạn chế, thực hiện chưa tốt là do thái độ bất hợp tác của người được hưởng án treo. Một số người được hưởng án treo cố tình trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ của mình, một số ít vẫn có hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội mới trong thời gian thử thách. Nguyên nhân là do một số người được hưởng án treo không hề biết những nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong thời gian thử thách. Để khắc phục hiện tượng này đồng thời chống tình trạng tái phạm cần phải tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người được hưởng án treo.

Khi Tòa án quyết định cho người phạm tội hưởng án treo thì cần giải thích rò cho người phạm tội hiểu được thời gian thử thách là gì, nghĩa vụ và quyền lợi của họ trong thời gian thử thách và đặc biệt lưu ý họ về hậu quả nếu phạm tội trong thời gian thử thách.

Khi người được hưởng án treo được giao cho đơn vị quân đội hoặc Ủy ban nhân dân giám sát, giáo dục thì người trực tiếp giám sát, giáo dục cần tuyên

truyền, phổ biến cho người phạm tội rò về những nghĩa vụ và quyền của họ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010.

Ủy ban nhân dân xã, đơn vị quân đội thực hiện việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo cũng cần đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của họ trong thời gian thử thách. Ví dụ người được hưởng án treo có quyền được đi khỏi nơi cư trú (nếu không bị hình phạt bổ sung là quản chế) nhưng phải báo cáo với Ủy ban nhân dân nơi cư trú. Mặt khác, đơn vị quân đội, Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc giám sát, giáo dục phải đảm bảo quyền xin rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo khi họ có đủ điều kiện. Khi hết thời gian thử thách của án treo và người được hưởng án treo có yêu cầu thì phải cấp giấy chứng nhận hết thời gian thử thách của họ.

3.3.5. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân về án treo

Các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Sở Tư pháp cần phối hợp thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân trong đó có việc tuyên truyền, phổ biến Luật thi hành án hình sự năm 2010 của Chính phủ quy định về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, phải coi đây là một mặt quan trọng trong phòng chống tội phạm. Đồng thời cần có những biện pháp tuyên truyền cụ thể để người dân hiểu được ý nghĩa, tác dụng của án treo, hiểu được trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc cải tạo, giáo dục người được hưởng án treo nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của việc áp dụng án treo. Ðể việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân đạt kết quả cao, trước hết các cơ quan cần củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Phối hợp chính quyền các cấp xây dựng các chương trình giáo dục pháp luật thông qua đội ngũ báo cáo viên pháp luật của các huyện, xã. Thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật, trong đó tập trung kiện toàn lại các câu lạc bộ hiện có, đổi mới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ gắn với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Ði cùng với đó là đổi

mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Triển khai các văn bản pháp luật bằng nhiều hình thức, trong đó đẩy mạnh hình thức tuyên truyền miệng, giới thiệu văn bản luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại, giải đáp những thắc mắc từ phía người được tuyên truyền nhằm nâng cao tính chủ động tìm hiểu và tiếp cận kiến thức pháp luật của cán bộ và nhân dân. Phối hợp tốt công tác tuyên truyền pháp luật lồng ghép vào các buổi sinh hoạt hàng tháng của các đoàn thể. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên hệ thống truyền thanh ở các xã, phường, thôn, tổ dân phố. Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở các nhà văn hóa. Tòa án phối hợp chặt chẽ với địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa xét xử lưu động nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả của chế định án treo trong thực tế thì cần phải có sự quan tâm phối hợp một cách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực như việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật được thống nhất, đầy đủ, rò ràng, dễ hiểu, mặt khác việc vận dụng các quy định của pháp luật về chế định án treo phải thống nhất trên phạm vi toàn quốc, làm sao cho tất cả các Thẩm phán, các Kiểm sát viên, các Điều tra viên và những người làm công tác quản lý, giám sát giáo dục người phạm tội phải có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ hiệu quả, đồng thời trong quá trình tác nghiệp những người này đều hiểu và vận dụng một cách đúng đắn, chính xác pháp luật từ đó việc thu thập và đánh giá đúng về con người phạm tội về nhân thân của họ cũng như dư luận xã hội tình hình trật tự trị an sẽ góp phần cho việc phán quyết cuối cùng có cho người bị kết án được cải tạo ngoài xã hội được chính xác hay không sẽ có tác dụng giáo dục cao mang một ý nghĩa hết sức sâu sắc và nhân văn, từ đó sẽ đem lại một niềm tin không chỉ đối với người phạm tội, gia đình họ mà còn có tác dụng đối với cả xã hội, như vậy mục đích của hình phạt nói chung và của chế định án treo nói riêng mới đạt được hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN


Án treo là một chế định pháp lý ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của luật hình sự Việt Nam từ những ngày đầu thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân. Đây là một trong những chế định đặc biệt mang bản chất pháp lý là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện do Tòa án áp dụng đối với người bị kết án không quá ba năm tù, căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần thiết phải bắt chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. Trong thời gian thử thách của án treo, Tòa án giao người được hưởng án treo cho đơn vị quân đội hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức chính quyền địa phương trong việc giám sát giáo dục người đó. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này. Khi người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan tổ chức có trách nhiệm giám sát giáo dục, Tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách. Việc rút ngắn thời gian thử thách được tiến hành nhiều lần, mỗi lần từ một tháng đến một năm nhưng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này.

Như vậy việc quy định về chế định án treo trong Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn về án treo nhất là Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 của Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn là tương đối chặt chẽ và đầy đủ.

Việc áp dụng đúng đắn chế định án treo sẽ phát huy được ý nghĩa và tính ưu việt của chế định này, thể hiện rò nét nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa và phương châm trừng trị kết hợp với cải tạo giáo dục người phạm tội trong chính sách hình sự của Nhà nước ta.

Việc áp dụng án treo trong thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hải Dương bên cạnh những ưu điểm cần phát huy còn tồn tại hạn chế cần khắc phục xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Quy định pháp luật về án treo tuy có thay đổi bổ sung nhưng việc ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật chưa kịp thời dẫn đến việc nhận thức không thống nhất; trình độ năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm của những người áp dụng pháp luật còn hạn chế. Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc này và để nâng cao hiệu quả áp dụng án treo, bên cạnh việc hoàn thiện quy định pháp luật về án treo thì trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Hải Dương chúng ta cũng phải thực hiện những biện pháp cụ thể một cách đồng bộ và thường xuyên.

Trên đây là đề tài nghiên cứu của tôi về án treo và thực tiễn áp dụng án treo tại địa bàn tỉnh Hải Dương, việc nghiên cứu đề tài này có một ý nghĩa rất lớn trong hoạt động xây dựng pháp luật hình sự, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự và hoạt động thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nó phần nào có một ý nghĩa nhất định trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang trên đường cải cách tư pháp nhằm đưa ra một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, một đội ngũ cán bộ tư pháp có một năng lực đáp ứng được công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế theo đúng như tinh thần của Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49 NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, góp phần đấu tranh có hiệu quả với các hành vi phạm tội, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Thông tư số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8 hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách án treo, Hà Nội.

2. Lê Cảm (2001), "Các vấn đề lý luận cơ bản về nhân thân người phạm tội",

Tòa án nhân dân, (10), tr. 7-11.

3. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Lê Cảm (2007), "Hình phạt và hệ thống hình phạt", Công an nhân dân, (14), tr. 9-14.

5. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 33C của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành ngày 13.9, Hà Nội.

6. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về "tổ chức Tòa án quân sự", Hà Nội.

7. Đỗ Văn Chỉnh (2007), "Án treo và thực tiễn áp dụng án treo", Toà án nhân dân, (7), tr. 34-41

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08 NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48 NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

11. Vũ Thế Đoàn (1989), "Nhân thân người phạm tội và việc áp dụng biện pháp án treo theo Điều 44 Bộ luật hình sự", Tập san Tòa án, (6), tr. 10-12.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí