Công Tác Bảo Vệ An Toàn Khu Định Hoá


các lớp học bồi dưỡng về phương pháp cứu thương, chăm sóc thương binh, bệnh binh. Phối hợp với các đoàn thể quần chúng, cơ quan y tế đã tổ chức nhiều cuộc vận động nhân dân thực hiện ăn sạch, ở sạch, uống sạch; làm chuồng gia súc và công trình vệ sinh xa nhà, diệt ruồi, diệt muỗi với phương châm “phòng bệnh là chính”.

Để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ và nhân dân, huyện đã lập phòng phát thuốc ở Chợ Chu, đồng thời vận động nhân dân đóng góp để mỗi xã có một tủ thuốc, mỗi gia đình có một túi thuốc gồm thuốc chữa bệnh thông thường và bông băng cứu thương.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp tuy gian khổ, phương tiện và điều kiện chữa bệnh còn rất thiếu thốn, song nhờ những cố gắng của đội ngũ cán bộ, công tác y tế của huyện thu được nhiều kết quả. Suốt 9 năm kháng chiến, Định Hoá không để xảy ra nạn dịch nào, bệnh sốt rét và bướu cổ giảm đi nhiều, đặc biệt đã tạo ra sự chuyển biến về ý thức trong đồng bào các dân tộc, họ đã từng bước có thói quen biết giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, biết dùng thuốc để chữa bệnh.

Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - giáo dục, y tế trong những năm kháng chiến chống Pháp đã làm cho tình hình mọi mặt của huyện Định Hoá luôn luôn ổn định, xứng đáng là khu vực an toàn của các cơ quan Trung ương.

2.2. CÔNG TÁC BẢO VỆ AN TOÀN KHU ĐỊNH HOÁ


2.2.1. Tổ chức lực lượng bảo vệ ATK


Xây dựng và bảo vệ là hai mặt công tác bảo đảm cho sự tồn tại của ATK. Ra đời và tồn tại giữa vòng vây của kẻ thù, thực dân Pháp luôn tìm mọi cách tấn công tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, ATK Định Hoá được tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Nhằm bảo vệ an toàn cho ATK Định Hoá, các lực lượng bảo vệ được gấp rút xây dựng và tổ chức hoạt động.

Đầu năm 1947, đồng thời với việc di chuyển các cơ quan Trung ương đến các địa điểm trong ATK, đơn vị cảnh vệ mang tên Đại đội 15 ra đời, gồm 145 cán bộ và chiến sĩ. Đơn vị này có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng chỉ huy và nhà in của Bộ Tài chính.

An toàn khu định hoá trong căn cứ địa kháng chiến việt bắc - 5

Cán bộ chiến sĩ Đại đội 15 ngay sau khi thành lập, đã khẩn trương xây dựng lán trại, lập phương án bảo vệ cơ quan, chuẩn bị địa điểm sơ tán dự bị và xác định đường bí mật từ Định Hoá đi Sơn Dương, Yên Sơn, Đại Từ, Chợ Đồn… Được sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị bộ đội, dân quân du kích và nhân dân địa phương, lực lượng cảnh vệ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ cơ quan lãnh đạo kháng chiến, giữ vững ATK trước sự bao vây, lùng sục của thực dân Pháp trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến.

Sang năm 1948, lực lượng kháng chiến có bước phát triển mới, các cơ quan trực thuộc Trung ương được mở rộng, các kho tàng, công xưởng được mở rộng thêm. Do đó địa bàn, mục tiêu cần được bảo vệ ở ATK Trung ương nói chung và ATK Định Hoá nói riêng rộng hơn, nhiều hơn. Xuất phát từ thực tế trên, ngày 30 - 6 - 1948, theo quyết định của Trung ương, Đại đội cảnh vệ 15 được xây dựng thành Trung đoàn 15, gồm hai tiểu đoàn (Tiểu đoàn 9 và Tiểu đoàn 183).

Tiểu đoàn 9 (nòng cốt là Đại đội 15) có ba đại đội làm nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu. Đại đội 70 bảo vệ cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ và Mặt trận. Đại đội 68 bảo vệ cơ quan Bộ Tổng chỉ huy và Bộ Tổng tham mưu. Tiểu đoàn 183 có ba đại đội, làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác trên tất cả các tuyến đường chính và đường mòn vào Định Hoá.

Trong quá trình làm nhiệm vụ bảo vệ ATK, Tiểu đoàn 9 đã có dìu dắt, giúp đỡ lực lượng dân quân du kích Chợ Chu trở thành bộ đội địa phương của huyện Định Hoá, mang phiên hiệu Đại đội 413. Trong những năm sau này, Đại đội 413 là một trong những nguồn bổ sung đáng tin cậy của lực lượng bảo vệ ATK.

Cuộc kháng chiến ngày càng phát triển, yêu cầu nâng cao tính chủ động bảo vệ an toàn cho cơ quan lãnh đạo cuộc kháng chiến ngày càng cao, đến cuối năm 1949, Trung đoàn 15 được tổ chức thành Trung đoàn 246. Đến năm 1951, Trung đoàn được xây dựng hoàn chỉnh và làm thêm nhiệm vụ chiến đấu.

Bên cạnh lực lượng cảnh vệ của Trung ương, Công an tỉnh Thái Nguyên là một lực lượng bảo vệ có hiệu quả ở khu vực vòng ngoài ATK. Công an tỉnh kết hợp với công an xã và bộ phận bảo vệ các cơ quan làm công tác bảo mật phòng gian, xây dựng nội quy đi lại và quản lí chặt chẽ mọi người ra vào khu vực, nắm chắc các mối quan hệ từ bên trong các cơ quan, xí nghiệp với bên ngoài và vùng địch tạm chiếm, đề xuất với lãnh đạo và cấp uỷ điều chuyển những người có quan hệ phức tạp ra khỏi các bộ phận cơ mật, hoặc khéo léo đưa họ ra ngoài cơ quan, xí nghiệp.

Ngay từ những năm đầu toàn quốc kháng chiến, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp bộ Đảng trong tỉnh, được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, lực lượng công an đã phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức phản động, bọn Việt gian, do thám và những phần tử âm mưu chống lại đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ, làm vô hiệu hoá mọi âm mưu và hoạt động tình báo, gián điệp, chỉ điểm phá hoại của kẻ địch.

Từ năm 1949 đến năm 1953, công tác bảo vệ ATK càng được tăng cường. Công an tỉnh Thái Nguyên đã bố trí các đồn, trạm công an bí mật và công khai kiểm soát phòng ngừa kẻ gian thâm nhập, kết hợp với lực lượng thông tin viên (cơ sở tai, mắt) của trinh sát, được xây dựng thành mạng lưới

làm công tác bảo vệ tại chỗ và nắm tình hình hoạt động của địch ở những nơi cần thiết.

Một lực lượng rất quan trọng làm nhiệm vụ bảo vệ ATK Trung ương Định Hoá là lực lượng vũ trang địa phương của huyện. Trong thời kì đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền, lực lượng vũ trang Định Hoá gồm lực lượng dân quân và du kích. Dân quân là hình thức tự vệ rộng rãi nhất, mang tính chất bán vũ trang, vừa sản xuất, vừa phục vụ chiến đấu và khi cần thiết phối hợp cùng với du kích chiến đấu. Dân quân được biên chế thành tiểu đội, trung đội và đại đội. Lực lượng du kích là tự vệ võ trang ở cơ sở. Có nhiệm vụ tuần tra, canh gác, gìn giữ trật tự an ninh xã hội và sẵn sàng đánh địch bảo vệ ATK.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, nhận rõ trách nhiệm đối với việc bảo vệ ATK, Đảng bộ và chính quyền huyện Định Hoá đã cử những cán bộ có năng lực sang phụ trách dân quân, du kích, đẩy mạnh công tác huấn luyện quân sự, đào tạo cán bộ tiểu đội, trung đội du kích. Giữa năm 1947, Ban chỉ huy Huyện đội bộ dân quân được thành lập và sau đó là Ban chỉ huy Xã đội và Thôn đội ra đời. Ban chỉ huy Huyện đội tiếp tục đẩy mạnh công tác củng cố, phát triển lực lượng dân quân, du kích, huấn luyện chiến đấu, đào tạo cán bộ, xây dựng kế hoạch tác chiến, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ ATK.

Định Hoá là nơi tập trung nhiều cơ quan Trung ương, nên được Tỉnh uỷ Thái Nguyên coi là huyện trọng điểm trong công tác quân sự. Tỉnh đội đã cử nhiều cán bộ xuống cùng với huyện chỉ đạo phong trào và mở nhiều lớp huấn luyện quân sự, chính trị cho cán bộ quân sự địa phương từ Huyện đội đến Thôn đội. Cục dân quân và các đơn vị chủ lực đóng trên địa bàn huyện cũng giúp đỡ mở các lớp huấn luyện cho dân quân du kích xã về kĩ thuật bắn súng, ném lựu đạn và các chiến thuật du kích.

Cùng với việc xây dựng phát triển lực lượng dân quân, du kích, năm 1948 thi hành chỉ thị của tỉnh, được sự giúp đỡ của Trung đoàn 15, Định Hoá thành lập Đại đội 413, bộ đội địa phương của huyện làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu trong địa bàn huyện và dìu dắt dân quân, du kích, hoạt động tuần tra bảo vệ ATK. Tính riêng trong năm 1950, Định Hoá mở được 30 lớp huấn luyện chính trị và quân sự, tổ chức được 14 lần diễn tập chiến đấu với hơn 1300 người tham gia, nhờ đó lực lượng vũ trang địa phương ngày càng lớn mạnh. Đến tháng 10 - 1950, lực lượng vũ trang của huyện Định Hoá gồm có một đại đội bộ đội địa phương và 639 đội viên du kích, mỗi xã đã tổ chức được một trung đội du kích [24, tr.27].

Từ năm 1951 đến 1954, lực lượng vũ trang của huyện thường xuyên được bổ sung về số lượng, trình độ tổ chức chỉ huy và chiến thuật, kỹ thuật của dân quân du kích, bộ đội địa phương được nâng lên rõ rệt, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ ATK. Bình quân mỗi xã trong huyện đã xây dựng được từ một trung đội đến một đại đội dân quân (trong đó có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu và phục vụ chiến đấu).

Tại xã Thanh Định, lực lượng dân quân được xây dựng thành một đại đội (trong đại đội, ngoài lực lượng chiến đấu tại chỗ gồm mỗi thôn, xóm có một tiểu đội; 4 thôn, xóm thành một trung đội, còn có một trung đội du kích cơ động chiến đấu, biên chế 38 cán bộ, chiến sĩ, vũ khí trang bị gồm 2 súng trường, 4 súng kíp, 100 quả lựu đạn, 2 mìn và một số vũ khí tự tạo khác; 1 trung đội lão dân quân, gồm 44 cụ, tự nguyện làm nhiệm vụ thường trực báo động phòng không khi có máy bay địch hoạt động và sẵn sàng làm các nhiệm vụ tiếp tế, tải thương; hướng dẫn người già và trẻ em sơ tán vào rừng khi có chiến sự; trong lực lượng dân quân xã còn có 1 tổ liên lạc do Đội Thiếu niên

Cứu quốc xã đảm nhiệm, làm nhiệm vụ dẫn đường cho cán bộ, bộ đội, đưa "mật khẩu" liên lạc đến các tiểu đội, trung đội du kích của xã…) [9,tr.148].

Tại xã Trung Hội, lực lượng có 70 cán bộ, chiến sĩ, được xây dựng thành 1 trung đội, gồm 3 tiểu đội chiến đấu, 1 tiểu đội cứu thương và 1 tiểu đội hậu cần [9, tr.149].

Tại xã Bộc Nhiêu, lực lượng dân quân có 36 cán bộ, chiến sĩ, trang bi vũ khí chủ yếu là súng kíp, súng săn, súng khai hậu và vũ khí thô sơ (toàn trung đội chỉ có 2 khẩu súng trường Pháp), chủ yếu làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác bảo vệ bản, làng [9, tr.148-149].

Do thường xuyên được củng cố, kiện toàn về số lượng và nâng cao về chất lượng, lực lượng dân quân, du kích huyện Định Hoá đã cùng với các lượng công an và nhân dân trong huyện đập tan các tổ chức phản động, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn.

Điển hình là đêm 27, rạng ngày 28-1-1953, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện uỷ Định Hoá, tại xã An Lạc, lực lượng dân quân, du kích huyện Định Hoá đã phối hợp chặt chẽ với các lượng bộ đội và công an bí mật bao vây, tấn công nơi trú ngụ của bọn cầm đầu " Đảng Hoà bình" phản động, bắt 6 tên. Sau đó các lượng vũ trang huyện Định Hoá và tỉnh Thái Nguyên đã kịp thời mở rộng điều tra, phát hiện, bắt giữ, giáo dục, quản chế, cảnh cáo 63 tên khác [9, tr.150 - 151] tham gia " Đảng Hoà bình" trú tại các xã An Lạc, Phượng Tiến huyện Định Hoá và Thanh Mai, Cao Kỳ, Hoà Mục huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Đập tan tổ chức phản động " Đảng Hoà bình", các lực vũ trang và nhân dân Định Hoá đã kịp thời dập tắt được âm mưu của chúng định đốt kho thóc của Chính phủ và đánh tháo cho một số tù nhân đang bị giam giữ trên địa bàn huyện. Trong tháng 3-1953, các lượng vũ trang huyện Định Hoá đã truy bắt được toàn bộ các tên cầm đầu và tham gia "

Đảng Tối mật", kịp thời ngăn chặn âm mưu và hành động chống phá chính sách thuế nông nghiệp của Đảng và Chính phủ, giết hại cán bộ địa phương và đốt trụ sở Uỷ ban kháng chiến hành chính các xã.

Đồng thời với việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương, ngay từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, huyện Định Hoá đã chú trọng xây dựng cơ sở quần chúng vững chắc, xây dựng lực lượng công an xã làm nòng cốt cho công tác bảo vệ ATK.

Lực lượng trật tự xã (công an xã) được tuyển chọn trong số dân quân có trình độ văn hoá, tác phong nhanh nhẹn. Xã đội trưởng được giao nhiệm vụ phụ trách cả dân quân và trật tự viên để dễ phối hợp trong công tác tuần tra. Hệ thống tổ chức công an xã chủ yếu được xây dựng quanh khu vực cửa ngõ ATK và những nơi có các cơ quan xí nghiệp, quân đội. Nhiều công an xã đã xây dựng được mạng lưới cơ sở trong các thôn xóm. Những cơ sở quần chúng này thực sự là những trạm gác kín đáo, trực tiếp bảo vệ khu vực và những đầu mối giao thông quan trọng.

Ngoài sự bảo vệ của lực lượng cảnh vệ, công an, lực lượng vũ trang địa phương, ATK có thể tồn tại vững chắc được chính là nhờ sự che chở, đùm bọc của nhân dân địa phương. Nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá đã thực hiện nghiêm khẩu hiệu “ba không” (không nói chuyện làm lộ bí mật; không nghe những điều không liên quan tới mình; không chỉ đường và cảnh giác với người lạ mặt); tham gia công tác bảo vệ, phòng gian, giữ bí mật, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của kẻ địch, bảo vệ an toàn tuyệt đối cơ quan lãnh đạo cuộc kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

2.2.2. Hình thức và biện pháp bảo vệ ATK Định Hoá


Các lực lượng bảo vệ ATK Trung ương đóng trên địa bàn Định Hoá đã thực hiện nhiều hình thức và biện pháp linh hoạt , sáng tạo.

Ngay sau khi hình thành, ATK Trung ương đã phải đứng trước mối đe doạ lớn: chiếm xong Hà Nội, thực dân Pháp đánh tràn ra vùng ngoại vi, phá vỡ vòng vây của quân và dân ta quanh thành phố và mở rộng vùng kiểm soát. Để thực hiện ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh, sau một thời gian chuẩn bị, ngày 7 - 10 - 1947, thực dân Pháp huy động khoảng 12.000 quân tinh nhuệ gồm 5 trung đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn pháo, 2 tiểu đoàn công binh, 40 tàu chiến và ca nô, 40 máy bay các loại, mở một cuộc tấn công lớn lên Việt Bắc. Mục tiêu của cuộc tấn công này là nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh; khoá chặt biên giới Việt Trung hòng ngăn chặn sự liên hệ giữa ta với quốc tế; phá kho tàng, mùa màng, khủng bố nhân dân căn cứ địa; đồng thời dùng thắng lợi quân sự để thúc đẩy thành lập chính quyền bù nhìn toàn quốc.

Đòn tập kích lớn bất ngờ là cuộc đổ bộ đường không của quân Pháp xuống Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn (ngày 7, 8 - 10 - 1947).

Quân Pháp có phương tiện cơ động, bằng các gọng kìm từ hai phía Đông, Tây và những mũi tập kích thọc sâu đã đặt toàn bộ Việt Bắc, trọng điểm là Bắc Kạn, Thái Nguyên trong tình thế bị bao vây, chia cắt. Cuộc tấn công quy mô lớn của địch lên Việt Bắc là một trong những thử thách quyết liệt nhất đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Ngày 8 - 10, tại Điềm Mặc, Hồ Chủ tịch gửi thư kêu gọi bộ đội, dân quân, du kích cùng toàn thể đồng bào ra sức đánh giặc. Cùng ngày, Bộ Tổng chỉ huy ra nhật lệnh và quân lệnh chỉ rõ những biện pháp cụ thể cho bộ đội, du kích, dân quân, tự vệ, Uỷ ban kháng chiến - hành chính các cấp và toàn thể đồng bào chiến đấu phá tan cuộc tấn công của địch. Để đảm bảo an toàn, ngày 15 - 10 - 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thường vụ Trung ương, các cơ quan Trung ương, Chính phủ, quân đội bí mật di chuyển từ ATK Định Hoá sang ATK Võ Nhai.

Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương, Bộ Tổng chỉ huy và Tỉnh uỷ, lực lượng vũ trang tỉnh Thái Nguyên phối hợp với quân dân tỉnh Bắc Kạn và lực lượng chủ lực của Bộ Tổng chỉ huy tiến hành chiến tranh du kích rộng khắp, chủ động tổ chức chiến đấu, khiến cho quân Pháp đi đến đâu cũng bị đánh, tiếp tế khó khăn. Thực dân Pháp ngày càng thiệt hại nhiều về người và phương tiện chiến tranh. Những vị trí chiếm đóng của quân Pháp ngày càng lâm vào tình trạng cô lập, khó ứng cứu cho nhau.

Sau gần một tháng mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc, ngoài việc đốt phá được một số kho tàng mà ta chưa kịp di chuyển và chiếm giữ một vài nơi, quân Pháp không thực hiện được những mục tiêu cơ bản của cuộc tấn công. Bộ chỉ huy Pháp ra lệnh rút lui.

Phán đoán ta có khoảng từ 20 đến 25 tiểu đoàn đóng ở các vùng Chợ Chu, Đại Từ, Võ Nhai, Yên Thế, phía Tây Tam Đảo và lưu vực sông Đáy; các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ kháng chiến đóng ở khu vực núi đá Đình Cả (huyện Võ Nhai, Thái Nguyên, Bộ chỉ huy Pháp quyết định kết hợp việc rút quân với càn quét khu vực Tuyên Quang - Thái Nguyên - Việt Trì - Phủ Lạng Thương) rộng hơn 8000km2, nhằm tiếp tục “lùng bắt kỳ được cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt chủ lực Việt Minh, phá nát căn cứ địa”.

Thái Nguyên trở thành hướng càn quét và rút lui chủ yếu của địch. Trước những diễn biến mới, ngày 17 - 11, các cơ quan Trung ương di chưyển từ Tràng Xá (Võ Nhai) về ATK Định Hoá. Sau khi vượt qua vòng vây của địch, cơ quan của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về đến Khuôn Tát (Phú Đình). Bộ Tổng chỉ huy chuyển về Lục Rã (tức Phú Đình).

Trước nguy cơ quân Pháp tấn công đánh vào ATK Định Hoá, Đảng bộ và nhân dân địa phương đã chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng đánh địch. Ngay từ trước và trong khi địch nhảy dù xuống Bắc Kạn, Chợ Mới, nhân dân các dân

tộc Định Hoá cùng với bộ đội, dân quân, du kích khẩn trương xây dựng hệ thống phòng ngự, thực hiện “vườn không, nhà trống”, phá cầu đường, chặt cây lấp đường, cất giấu máy móc, kho tàng, làm nhà ở, lán trại bí mật ở trong rừng, đẩy mạnh công tác tuần tra, canh gác…

Thực hiện kế hoạch rút quân, sau khi có thêm lực lượng từ Bắc Kạn xuống và thực hiện nghi binh đánh lừa ta, đêm 24 - 11 - 1947, quân Pháp rời Chợ Mới hành quân bí mật về hướng Định Hoá. Sáng ngày 25 - 11, khoảng 1500 quân Pháp càn quét khu vực Quán Vuông, Chợ Chu, làm sân bay dã chiến ở cánh đồng Chợ Chu. Quân và dân Định Hoá đã kiên quyết chặn đánh địch. Dựa vào địa thế hiểm trở của đoạn đường từ Khe Chuội đi đèo Cút (xã Tân Dương), một tiểu đội du kích đã phục kích địch, buộc chúng phải rút lên Tân Thịnh. Trên đoạn đường từ Phúc Chu, Bảo Cường, Định Biên tới Trung Lương, Sơn Phú, Bình Thành, lực lượng du kích phối hợp với Trung đoàn Thủ đô và Trung đoàn 246 bố trí trận địa chiến đấu.

Ngày 26 - 11, một đại đội địch đánh vào Phượng Tiến nhằm mục tiêu phá nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, bị du kích các xã Tân Dương, Phượng Tiến cùng với tự vệ nhà máy chặn đánh ngay cách cổng nhà máy 200 mét, diệt 7 tên, chặn đứng cuộc tấn công của chúng.

Tại khu vực xưởng quân giới A4, du kích xã Đồng Thịnh phối hợp với tự vệ của xưởng chặn đánh địch ở Khâu Bao, Đồng Mọn, diệt một số tên, buộc chúng phải rút lui. Ngày 27 - 11, địch lại tập kích phá hoại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhưng bị quân ta mai phục đánh bất ngờ, diệt 2 tên, những tên lính còn lại tháo chạy.

Ngày 28 - 11, Pháp tập trung lực lượng lớn, chia thành 2 hướng, mở trận càn từ Tây Bắc xuống Tây Nam Định Hoá nhằm triệt phá ATK, lùng bắt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt chủ lực của ta. Theo kế hoạch, cánh quân

thứ nhất của địch đánh vào Phúc Chu, Đồng Thịnh, Định Biên, Điềm Mặc, Bình Yên. Cánh quân thứ hai càn quét vùng Bảo Cường, Trung Hội, Trung Lương. Hai cánh quân này sẽ gặp nhau tại Bình Yên để mở rộng cuộc tấn công đánh xuống Bình Thành, Phú Đình rồi vượt núi Hồng sang Sơn Dương (Tuyên Quang).

Trước cuộc hành quân, càn quét lớn của địch, dân quân, du kích Định Hoá cùng với các tiểu đoàn 101, 103, 108 bộ đội chủ lực kịp thời bố trí đánh địch. Cánh quân thứ nhất bị đánh tại Phúc Chu, Đồng Thịnh, Đồng Pén, Khau Chau. Địch cố vượt qua Đồng Thịnh tới Bình Yên, lại bị phục kích ở Thẩm Rộc (Yên Thông), 10 tên địch bị diệt. Kế hoạch gặp nhau của địch tại Bình Yên thất bại, chiều ngày 28 - 11, một trận đánh ác liệt diễn ra ở cánh đồng Cam Tra (Phú Đình), hàng trăm tên địch bị thiệt hại. Bị tổn thất nặng nề, địch không dám tiến sang Sơn Dương mà rút quân về Phú Minh để tìm đường ra Đại Từ. Ngày 29 - 11, khi đến quán Ông Già (Phú Minh), địch rơi vào trận địa phục kích của bộ đội chủ lực và du kích Phú Minh, buộc phải luồn rừng quay lại Quảng Nạp (Bình Thành), bỏ lại hơn 100 xác chết. Lợi dụng khi quân địch đang trong tình trạng hoang mang mệt mỏi, tại Quảng Nạp đêm 29 - 11, bộ đội chủ lực và du kích Định Hoá tập kích vào nơi trú quân của địch, tiêu diệt và làm bị thương hàng chục tên. Sáng 30-11, địch phải cho máy bay hạ cánh xuống cánh đồng Quảng Nạp để chở bọn sĩ quan cùng binh lính chết và bị thương về Hà Nội. Để yểm trợ cho máy bay vận tải hạ cánh xuống cánh đồng Quảng Nạp an toàn, chúng cho nhiều máy bay chiến đấu bắn phá dữ dội xuống các vùng xung quanh và những nơi mà chúng nghi ngờ có bộ đội chủ lực và dân quân, du kích. Với quyết tâm diệt địch, bảo vệ tuyệt đối an toàn cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến, bằng súng bộ binh, bộ đội chủ lực, dân quân, du kích, tự vệ chiến đấu đã bắn rơi một máy bay B24 của giặc Pháp tại cánh đồng Chợ Chu.


Không dám tiếp tục rút quân qua Đại Từ, địch vội vàng từ Bình Thành kéo quân lên Quán Vuông, định ra Km 31 theo Đường số 3 về Thái Nguyên. Ngày 2 - 12, toán quân đi trước dò đường bị chặn đánh ở Phố Ngữ, buộc phải quay lại Bình Thành. Lâm vào thế bị bao vây, không dám tiếp tục mở rộng khu càn quét, địch buộc phải rút chạy qua Phú Minh về Đại Từ. Dọc đường từ Định Hoá đến Đại Từ, chúng bị ta chặn đánh ở Độc Lập, Bản Ngoại, Yên Rã, Phục Linh, chịu nhiều tổn thất. Đến ngày 6 - 12 -1947, địch rút hết khỏi Định Hoá.

Trong khi quân và dân Định Hoá chiến đấu đẩy lùi mọi cuộc hành quân, càn quét của giặc Pháp, trên các hướng Đại Từ, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Sơn Dương (Tuyên Quang) …. các toán quân địch cũng bị lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương chặn đánh. Không đạt được mục tiêu của cuộc tấn công, lại bị thiệt hại nặng nề, ngày 19 - 12 - 1947, đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.

Cuộc chiến đấu của quân và dân Định Hoá đã góp phần quan trọng cùng quân và dân Việt Bắc đánh bại cuộc tiến công đầy tham vọng của thực dân Pháp, bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến của cả nước.

Một hình thức rất quan trọng, được tiến hành thường xuyên trong công tác bảo vệ ATK Trung ương Định Hoá là bảo mật, phòng gian. Bảo mật, phong gian đã được quán triệt và trở thành ý thức thường trực không những đối với cán bộ, nhân viên các cơ quan, mà còn đối với tất cả mọi người dân trong vùng. Giữ bí mật cũng là cách bảo vệ tốt nhất. Các cấp bộ Đảng và chính quyền đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo công tác bảo mật, phòng gian.

Nghị quyết Hội nghị cán bộ Cứu quốc hội toàn khu X (từ 19 đến 22 - 9 - 1947), nêu rõ chủ trương và biện pháp bảo vệ căn cứ địa như sau:

- Đề phòng Việt gian, đề phòng địch nhảy dù, đổ bộ và đột kích bất ngờ.

- Các cơ quan phải luân chuyển, phải đặt 2, 3 nơi dự bị và phải bí mật báo cáo lên cấp trên và cho cấp dưới biết, để khi xảy ra tác chiến không mất liên lạc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022