Ẩm thực truyền thống của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn với việc phát triển du lịch  - 10


Kết luận


m thực truyền thống là một trong những nét tiêu biểu đặc trưng riêng có của người Tày ở Chợ Đồn. Sự khác biệt về ẩm thực đã tạo nên sự khác biệt về văn hoá giữa người Tày ở đây với các cộng đồng anh em khác.

Khẩu vị và cách ứng xử trong ăn uống của người Tày ở Chợ Đồn là một nét đẹp văn hoá cần được gìn giữ và phát huy. Để có thể bảo tồn được bản sắc văn hoá dân tộc Tày cần có sự nhận thức đúng đắn của mỗi người con Tày cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành, đồng bào các dân tộc khác.

Những đặc diểm về tự nhiên, xã hội và con người có ảnh hưởng rất lớn

đến văn hoá ẩm thực truyền thống của ngưòi Tày ở Chợ Đồn. Thiên nhiên hào phóng, ưu đãi cho huyện Chợ Đồn rất nhiều cảnh đẹp, dành cho khách du lịch

đựơc thưởng thức nhiều của ngon, vật lạ. Cùng với cảnh đẹp, khí hậu mang mang đặc trưng của khu vực nhiệt đới gió mùa, không khí trong lành thích hợp với mọi hoạt động du lịch. Mùa xuân đồng thời là mùa lễ hội của đồng bào, cũng chính là mùa đi du lịch thích hợp nhất của du khách. Đến với lễ hội khách du lịch có thể được thưởng thức những món đặc sản dân tộc với hương vị riêng biệt mà chỉ ở đây mới có, điều này góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hoá ẩm thực người Tày. Là vùng đất á nhiệt đới, huyện Chợ Đồn là nơi tập trung nhiều loại động thực vật là sản vật của vùng núi rừng. Đây là nơi nổi tiếng đất lành chim đậu, nhân dân các dân tộc đang sinh sống trong huyện nhân hậu, cần cù, chịu khó và có truyền thống

đoàn kết rất tốt đẹp. Nhân dân ham chuộng cuộc sống thanh bình và giàu lòng mến khách, tạo những điều kiện xã hội rất thuận lợi cho việc phát triển hoạt

động du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nguồn lương thực, thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên

đặc trưng cơ bản của món ăn truyền thống. Là vùng có truyền thống nông nghiệp, lương thực, thực phẩm chủ yếu của họ là các loại nếp nương, từ các loại nếp này người ta tạo ra các món ăn đặc trưng như cơm lam, bánh khảo, cốm…Ngoài ra còn có các sản phẩm từ tự nhiên được họ khai thác, chế biến,


bảo quản theo các phương pháp truyền thống. Qua đây ta thấy sự gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ giữa con người với tự nhiên, cách ứng xử của con người với tự nhiên trong xã hội truyền thống.

Trải qua quá trình lịch sử, tập quán ăn uống của người Tày ở Chợ Đồn

đã có nhiều biến đổi nhất định về nguồn lương thực, thực phẩm, cách thức chế biến món ăn và ứng xử trong ăn uống. Mặc dù có những biến đổi, song tập quán ăn uống của người Tày vẫn giữ được những giá trị văn hoá truyền thống, tập quán ăn uống vẫn là một trong những yếu tố văn hoá chậm biến đổi.Vì vậy

để giữ gìn những nét đẹp trong tập quán ăn uống truyền thống, chúng ta cần có những biện pháp để khắc phục, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt

đẹp đó của dân tộc. Góp phần thực hiện tinh thần của nghị quyết Trung ương V(Khoá VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc văn hoá dân tộc”.

Những giá trị trong tập quán ăn uống của người Tày ở huyện Chợ Đồn là những món ăn đặc trưng, cách chế biến độc đáo, lối ứng xử đẹp...những giá trị này sẽ được phát huy một cách tối đa thông qua hoạt động du lịch với hệ thống làng du lịch văn hóa, các hội thi ẩm thực vào các dịp lễ hội, qua các cơ sở dịch vụ phục vụ ăn uống cho du khách là các nhà hàng với các món ăn dân tộc độc đáo. Để làm tốt việc này cần có sự thu hút vốn và đầu tư về cơ sở hạ tầng, có kế hoạch tổ chức khai thác một cách tổng thể, tạo sợi dây liên kết giữa ẩm thực truyền thống với phát triển du lịch, vừa đảm bảo tính truyền thống, vừa phù hợp với yêu cầu của thực khách du lịch. Bảo tồn văn hoá ẩm thực gắn với phát triển du lịch dưới hình thức xây dựng làng du lịch văn hoá là cách thức khai thác du lịch tốt nhất ở huyện Chợ Đồn- Bắc Kạn. Qua đây bản sắc văn hoá của người Tày sẽ còn được lưu truyền mãi tới các thế hệ mai sau.


Danh mục tài liệu tham khảo


1. Triều Ân, Hoàng Quyết (1995), Tục cưới xin người Tày, NXB. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Bảy (2004), Văn hoá ẩm thực vùng núi cao phía Bắc,

Tạp chí Dân tộc học, số một (127). Tr.22.

3. Ma Ngọc Dung (2007), Văn hoá ẩm thực của người Tày ở Việt Nam,

NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Dương Thị Đào - Dương Sách - Lã Vinh (2005), Văn hoá ẩm thực các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, NXB. Văn hóa dân tộc, Hà Nội

5. Trương Sĩ Hùng (1999), Văn hoá ẩm thực, Tạp chí Quê hương, số 6, Hà Nội.

6. Hồ Chí Minh, toàn tập. Xuất bản lần thứ hai, NXB. CTQG, HN, 1995, tập3.

7. Hoàng Nam (2004), Văn hoá các dân tộc vùng đông bắc Việt Nam,

Trường đại học Văn Hoá Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam.Tập 1, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Quang Lê (2003), Văn hoá ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam, NXB. Văn hoá thể thao, Hà Nội.

10. Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (2008), Hải Thượng y tông tâm lĩnh, NXB. Y học, Hà Nội.

11. Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam (1997), NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

12. Hoàng Quyết, Tấn Dũng (1994), Phong tục tập quán các dân tộc Tảy ở Việt Bắc, NXB. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

13. Hữu Sơn (1998), Đặc điểm các món ăn trong ngày lễ hội, Tạp chí Dân tộc học, số 1, Tr. 39-45.


14.Tỉnh ủy và UBND Bắc Kạn (2003), Các dân tộc ở Bắc Kạn, NXB. Thế giới, Hà Nội.

15.Trà My - Hoài Thu (2005), Phương pháp chế biến 550 món ăn ngon, dễ làm, NXB. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

16.Trần Ngọc Thêm (1983), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Minh Tuệ (1999), Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí

Minh.

Trần Quốc Vượng (chủ biên. 1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB

Đại học quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Quốc Vượng, Nguyễn Thị Bảy (1999), Về văn hoá ẩm thực Việt nam, Tạp chí văn hoá nghệ thuạt số 7.

19. Dương Thị Đào - Dương Sách - Lã Vinh (2005), Văn hoá ẩm thực các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, NXB. Văn hóa dân tộc, Hà Nội

20. Dương Thị Đào - Dương Sách - Lã Vinh (2005), Văn hoá ẩm thực các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, NXB. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

21. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía bắc), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.


PHLC

MộT Số HìNH ảNH


Xụi đỏ đen khẩu đăm đeng Khõu nhục Mật ong rừng Quả trỏm đen Trứng 1


Xụi đỏ đen khẩu đăm đeng Khõu nhục Mật ong rừng Quả trỏm đen Trứng 2


Xụi đỏ đen khẩu đăm đeng Khõu nhục Mật ong rừng Quả trỏm đen Trứng 3

Xụi đỏ đen (khẩu đăm đeng)


Khõu nhục Mật ong rừng Quả trỏm đen Trứng kiến Xụi trứng kiến 4

Khõu nhục



Mật ong rừng Quả trỏm đen Trứng kiến Xụi trứng kiến 5

Mật ong rừng


Quả trỏm đen Trứng kiến Xụi trứng kiến 6


Quả trỏm đen



Trứng kiến Xụi trứng kiến 7


Trứng kiến


Xụi trứng kiến 8


Xụi trứng kiến

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 10/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí