Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay qua một số trường hợp tiêu biểu - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN THỊ HƯỞNG


Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY (QUA MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU)


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.


VIỆN HÀN LÂM

Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay qua một số trường hợp tiêu biểu - 1

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN THỊ HƯỞNG


Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY (QUA MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU)


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LƯU KHÁNH THƠ

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Nguyễn Thị Hưởng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU …………………………………………………………. 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

VÀ GIỚI THUYẾT VỀ NỮ QUYỀN, Ý THỨC NỮ QUYỀN …. 8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ……………………............ 8

1.2. Giới thuyết nữ quyền và ý thức nữ quyền…………….................... 28

Chương 2: Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT

NAM TRƯỚC 1986 …………………………………………....... 42

2.1. Ý thức nữ quyền trong thơ nữ cổ điển …………………................ 42

2.2. Ý thức nữ quyền trong thơ nữ đầu thế kỷ XX ………………….... 54

2.3. Ý thức nữ quyền trong thơ nữ giai đoạn từ 1945 đến 1975 ……... 61

2.4. Ý thức nữ quyền trong thơ nữ từ 1975 đến 1985 ………………… 66

Chương 3: CÁC CẤP ĐỘ THỂ HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN

NAY …………………………………………………………........ 71

3.1. Hành trình xác lập bản thể nữ ………………………………........ 72

3.2. Thiết tạo quan niệm mới về người phụ nữ …………………........ 102

3.3. Bi kịch của sự nhận thức và ý thức phản tỉnh …………………... 107

Chương 4: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY ………………………………120

4.1. Biểu tượng thơ gắn với người phụ nữ …………………................. 120

4.2. Giọng điệu ………………………………………………………... 130

4.3. Ngôn ngữ ………………………………………………................. 140

KẾT LUẬN ……………………………………………................ 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ….... 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………..... 152

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số Tên bảng Trang


3.1. Số lượng bài thơ nói về nhu cầu giải phóng bản năng ……… 85


3.2 Số lượng bài thơ thể hiện khao khát làm Mẹ……………….. 95


4.1. Hệ thống biểu tượng gắn với người phụ nữ………................. 121

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Trong bối cảnh của thời đại mới, văn học nói chung, thơ nói riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ, trong đó, không thể không nhắc tới sự xuất hiện và khẳng định tiếng nói của đội ngũ tác giả nữ trẻ. Điều kiện giao lưu và hội nhập quốc tế, đời sống xã hội, tư tưởng, văn hóa khá cởi mở đã giúp cho họ được thể hiện bản ngã, cá tính sáng tạo độc đáo của mình. Điều này khiến cho ý thức nữ quyền xuất hiện trong văn học mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhiều vấn đề về nữ quyền được đặt ra như quan niệm về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong cuộc sống cũng như trong văn chương; những đặc trưng của bản thể nữ; nhu cầu và quyền lợi của người phụ nữ…thậm chí tất cả những cảm xúc đời thường, thầm kín nhất như khát vọng về tình yêu, nhu cầu giải phóng bản năng, khát vọng làm mẹ, ngay cả bi kịch của nhận thức như mất niềm tin, cảm thức về nỗi buồn và sự cô đơn…, cũng được thể hiện một cách chân xác trong sáng tác của các cây bút nữ. Trên ý nghĩa như vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu ý thức nữ quyền trong thơ trẻ đương đại, giai đoạn từ năm 1986 đến nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

1.2. Trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, thế hệ các nhà thơ nữ trẻ giai đoạn từ 1986 đến nay đã mang đến cho đời sống văn học một tiếng nói mới mẻ, đầy đam mê và nhiệt huyết. Họ dám sống và sống hết mình cho nghệ thuật. Họ khao khát được giải phóng nội tâm, khao khát được thể hiện những suy nghĩ bản ngã hết sức riêng tư, khao khát muốn được nói ra tất cả những gì họ suy nghĩ mà trước đây có thể vì những lí do khách quan và chủ quan mà cha anh của họ đã không nhắc đến, hoặc có nhắc tới cũng chưa đầy đủ, thấu triệt. Họ chính là nguồn sinh lực dồi dào báo hiệu một tiềm năng mạnh mẽ, đầy sáng tạo cho thơ ca nước nhà. Họ sẽ là những người đưa thơ ca Việt lên một tầm cao mới, một phẩm chất mới, diện mạo mới. Trong số những sáng tác thu hút sự quan tâm của dư luận hiện nay chắc chắn chúng ta phải nhắc tới những tên tuổi như Dư Thị Hoàn, Đinh Thị Như Thúy, Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên, Phan Thị Vàng Anh, Dạ Thảo

Phương, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Lê Ngân Hằng, Bình Nguyên Trang, Lê Thị Mỹ Ý, Vi Thùy Linh, Lê Vi Thủy, Lê Viết Hoàng Mai, Nhật Lệ, Khương Hà, Thanh Xuân, Nguyệt Phạm, Trương Quế Chi… Trong sáng tác của họ, chúng tôi nhận thấy vấn đề ý thức nữ quyền được đề cập tới một cách khá trực diện, với muôn sắc điệu. Nghiên cứu về ý thức nữ quyền trong thơ của họ, chúng tôi cũng muốn hướng đến việc khẳng định tài năng, vị trí, bản lĩnh và phong cách thơ của các tác giả nữ giai đoạn từ 1986 đến nay, góp phần vào việc khái quát diện mạo thơ đương đại nói chung.

1.3. Số lượng những bài viết, bài nghiên cứu về thơ trẻ và ý thức nữ quyền trong thơ trẻ nói chung khá phong phú. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh nội dung, nghệ thuật và cũng mới chỉ đề cập đến một, hai hiện tượng đơn lẻ. Trong số các công trình này, cũng có ý kiến khen, thậm chí khen hết lời; lại cũng có những ý kiến phê, thậm chí phê hết lời. Ở đó, không ngoại trừ những ý kiến còn khá chủ quan, thiên về cảm tính và với các góc nhìn, quan điểm đánh giá khác nhau, đôi khi lại chưa thâm nhập được vào thế giới nghệ thuật thơ nữ trẻ đương đại. Vì vậy, việc khảo sát trên diện rộng về ý thức nữ quyền và việc thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu) sẽ giúp chúng tôi có được một cách nhìn, một phương diện đánh giá khách quan hơn, chân xác hơn về những đóng góp của họ cho văn học dân tộc. Đồng thời qua đề tài nghiên cứu, chúng tôi cũng hướng tới việc khơi gợi những bài học, kinh nghiệm nghệ thuật khi đi tìm một con đường hội nhập trong thơ trẻ Việt Nam với thế giới.

Đó là lí do mà chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu)” làm đề tài nghiên cứu của luận án.

2. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến việc làm rò thêm những vấn đề lý thuyết về nữ quyền, việc tiếp nhận ý thức nữ quyền phương Tây

vào thực tiễn nghiên cứu đời sống văn học Việt Nam; việc các tác giả Việt Nam (trong trường hợp này là thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay) tiếp nhận và thể hiện ý thức nữ quyền ra sao trong sáng tạo nghệ thuật trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó hướng đến sự hình dung trên những nét tiêu biểu và đặc trưng nhất của một hệ hình thơ ca nữ Việt Nam giai đoạn hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Giới thiệu tổng quan về vấn đề nữ quyền, nữ quyền luận của phương Tây và sự du nhập lí thuyết nữ quyền luận vào văn học Việt Nam đương đại;

- Khái lược về nữ quyền và sự thể hiện ý thức nữ quyền trong văn xuôi và trong thơ Việt Nam;

- Sự thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn trước 1986;

- Các cấp độ thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay;

- Một số phương thức nghệ thuật thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu là ý thức nữ quyền trong thơ của đội ngũ các tác giả nữ tiêu biểu sau đây: (1) Dư Thị Hoàn (1946), (2) Phạm Thị Ngọc Liên (1952), (3) Tuyết Nga (1960), (4) Đinh Thị Như Thúy (1965), (5) Lê Ngân Hằng (1971), (6) Phan Huyền Thư (1972), (7) Ly Hoàng Ly (1975), (8) Bình Nguyên Trang (1977),

(9) Vi Thùy Linh (1980) và (10) Trương Quế Chi (1987).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ đề tài của luận án, trên cơ sở giới thuyết về thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay, xét ở mặt bằng chung, có thể khẳng định về sự hình thành của một lực lượng, đội ngũ tác giả nữ trong văn học Việt Nam. Chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu của luận án là thơ của 10 tác giả nữ tiêu biểu sau đây. Cụ thể: (1) Dư Thị Hoàn (1946) với tập thơ Lối nhỏ (Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng, 1988); (2) Phạm Thị Ngọc Liên (1952) với 3 tập thơ: Những vầng trăng chỉ

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí