từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong liên kết du lịch ở cấp độ vùng.
Hoàng Ngọc Hải, Hồ Thanh Thủy (2019) cũng cho rằng liên kết vùng tiểu vùng trong phát triển du lịch góp phần tạo ra lợi thế về quy mô, tiết kiệm các chi phí trong quảng bá, tổ chức các tour du lịch, cũng như đầu tư kết cấu hạ tầng, chi phí đào tạo...; hạn chế tính cạnh tranh giữa các địa phương trong vùng có sản phẩm du lịch giống nhau; tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, việc liên kết vùng trong du lịch yêu cầu các thành phần liên kết cần thuận lợi về không gian lãnh thổ và điểm tương đồng về tài nguyên để có thể phát huy điểm mạnh và tận dụng tối đa các tài nguyên du lịch cũng như cơ sở vật chất đáp ứng cho sản phẩm du lịch.
* Về vấn đề cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam
Bàn về vấn đề cụm du lịch, Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thủy (2008), Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Văn Long (2010) đã phân tích cụm du lịch ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam dưới góc độ cụm ngành du lịch,. Các nghiên cứu trên không đưa ra định nghĩa về cụm du lịch, mà đưa ra tiêu chí để xác định các cluster ngành du lịch tại Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. trong đó bao gồm (i) thương số định vị khu vực LQ ≥ 1,25; (ii) thu nhập bình quân bằng 10% bình quân quốc gia; (iii) tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng quốc gia. Phí Thị Hồng Linh (2018) cũng nghiên cứu về cụm ngành du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam ở góc độ liên kết giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và đánh giá rằng mô hình cụm ngành du lịch ở đây chưa phát triển hoàn chỉnh do quy mô doanh nghiệp nhỏ, khan hiếm nhân lực, chưa có nhu cầu liên kết hay chưa biết để tham gia liên kết. Lê Văn Phúc, Phan Hoàn Thái (2020) đề cập đến năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tại ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Hội An cũng cho rằng để phát triển tổng thể cụm ngành cần có vai trò của các chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội du lịch với tư cách là các đơn vị hỗ trợ. Bên cạnh đó, còn có một số nghiên cứu của Phạm Thị Trung Mẫu (2016) và Lê Văn Phúc (2018) nghiên cứu cụm ngành du lịch chỉ ở một địa phương nhất định, lần lượt là tại Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, coi cụm du lịch là một loại hình của cụm công nghiệp.
1.2.4. Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến cụm du lịch
Nghiên cứu cụ thể về cụm du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam thì Trương Hồng Trình và Nguyễn Thị Bích Thủy (2008) đã nhận diện mô hình cấu trúc cụm du lịch với các yếu tố đầu vào, các yếu tố khách quan và chủ quan, và các yếu tố đầu ra cụ thể của ngành du lịch tại ba địa phương; phân tích năng lực cạnh tranh của cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam trước và sau khi tham gia vào mô hình Cụm du lịch; xây dựng cơ chế chính sách phối hợp phù hợp giữa các tác nhân trong ngành và ngoài ngành, như các đơn vị kinh doanh lữ hành, lưu trú, vận chuyển, các ngân hàng trung tâm đào tạo và dạy nghề, bảo tàng, làng nghề, và cơ quan ban ngành, cộng đồng dân cư có liên quan. Bài viết đã khẳng định gắn kết phát triển du lịch khu vực Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam chính là chìa khóa để ba địa phương thành công trong xu hướng hội nhập hiện nay, nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ du lịch liên hoàn, thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của du khách.. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, các tác giả chỉ mới giới thiệu và phân tích được các yếu tố hình thành nên mô hình cụm du lịch cho cụm điểm đến Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, mà chưa đề cập đến các phương pháp, cách thức để mang hình ảnh cụm du lịch này tới bạn bè trong và ngoài nước. Trên thực tế, mô hình Cụm du lịch này đã được hình thành và đang manh nha phát triển tại địa phương. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể xây dựng và quảng bá hiệu quả mô hình du lịch đó nhằm thu hút du khách quốc tế là một bài toán khó. Đay chính là khoảng trống để tác giả trên cơ sở nghiên cứu thực tế xúc tiến du lịch tại 3 địa phương để đề xuất ra các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến với cụm du lịch của 3 tỉnh này.
Cũng trong một nghiên cứu khác về phát triển du lịch cụm này, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Văn Long, (2010) khẳng định việc nhận diện chính xác các cụm du lịch là vấn đề quan trọng trong xây dựng chương trình phát triển kinh tế du lịch, thúc đẩy hợp tác và liên kết trong phát triển kinh tế các tỉnh duyên hải miền Trung Bộ. Bài báo đã khái quát các lý thuyết và nghiên cứu thực chứng về cụm ngành, cung cấp kiến thức về ba địa phương Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và sử dụng phương pháp phân tích định lượng xác định cụm ngành du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Nhóm tác giả khẳng định việc nhận diện chính xác các cụm là vấn đề quan trọng trong xây dựng chương trình phát triển kinh tế du lịch, thúc đẩy hợp tác và liên kết trong phát triển kinh tế các tỉnh duyên hải miền Trung Bộ. Bài báo đã khái quát các lý thuyết và nghiên cứu thực chứng về cụm
Có thể bạn quan tâm!
- Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - 1
- Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - 2
- Về Xúc Tiến Du Lịch Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Tại Cụm Du Lịch
- Mô Hình Mối Quan Hệ Của Các Chủ Thể Trong Cụm Du Lịch Của
- Xúc Tiến Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Trong Cụm Du Lịch
- Thiết Kế Thông Điệp Xúc Tiến (Nội Dung Xúc Tiến)
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
ngành, cung cấp kiến thức về ba địa phương Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và sử dụng phương pháp phân tích định lượng xác định cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Từ các số liệu thống kê, nghiên cứu chỉ ra rằng ngành du lịch có tốc độ tăng đáng kể và cho thấy dấu hiệu của sự hiện diện cụm du lịch và lợi thế cạnh tranh trong khu vực. Tuy nhiên, bài viết chỉ mới dừng lại ở việc nêu lên các định hướng phát triển cụm du lịch Huế
- Đà Nẵng – Quảng Nam mà chưa cụ thể vào các phương pháp, cách thức xúc tiến cụ thể nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài vào cụm điểm này.
Trong nghiên cứu khoa học của Trần Mai Ước và Cung Thị Tuyết Mai (2014) cho rằng du lịch là hướng đi của nhiều nước kém và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm có thêm thu nhập, nâng cao vị thế quốc gia và quảng bá hình ảnh đất nước tới bạn bè trên thế giới. Do vậy, các phương thức phát triển bền vững du lịch Trung bộ được đề ra trong bối cảnh toàn cầu hóa, ví dụ như sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh, miền trong cùng vùng du lịch để kinh nghiệm, thông tin và kế hoạch du lịch của du khách có thể được chia sẻ. Tuy nhiên, các tác giả cũng chưa đề cập nhiều tới cách thức quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách nước ngoài tới các điểm đến du lịch miền Trung.
Trương Hồng Trình (2016) đã kết luận các tỉnh miền Trung Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng lớn trong phát triển cụm ngành du lịch. Để phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước, đòi hỏi cần có sự tham gia của các doanh nghiệp trong ngành cũng như của chính quyền địa phương trong việc phát triển cụm ngành du lịch. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp về các hoạt động kinh tế, các đặc điểm của cụm ngành du lịch địa phương. Tác giả không đi sâu phân tích ở góc độ mối liên hệ giữa sự liên kết hoạt động xúc tiến du lịch giữa các địa phương với nhau. Đây là khoảng trống để tác giả phân tích các mối liên kết trong hoạt động xúc tiến du lịch ở 3 địa phương.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
* Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan:
Các công trình trên đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về điểm đến du lịch, xúc tiến điểm đến du lịch, cụm du lịch, đồng thời cũng tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến ở một số điểm đến du lịch. Cách tiếp cận chung của các công trình là hệ thống các vấn đề lý thuyết về điểm đến và xúc tiến điểm đến để làm cơ sở phục vụ nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến tại các điểm đến du
lịch.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu và đề cập đến các
vấn đề về maketing và tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, tạo tiền đề lý thuyết và thực tế cho tác giả kế thừa để nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm tại cụm du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam.
Tuy nhiên, các công trình trên đều chưa đi sâu phân tích xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế dưới góc độ quản lý của cụm du lịch, sự kết nối cũng như các chính sách của các cơ quan quản lý du lịch các địa phương của cụm du lịch trong việc xúc tiến du lịch cụm.
Do đó đến hiện nay cũng chưa có công trình nào nghiên cứ về xúc tiến du lịch thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam.
* Khoảng trống nghiên cứu
Từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến cụm du lịch cho thấy:
- Việc tiếp cận khái niệm về cụm du lịch được xác định dưới góc độ cụm ngành công nghiệp, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm của sự liên kết. Các liên kết cấp độ vùng hoặc quốc gia không sử dụng thuật ngữ cụm, mà chỉ sử dụng thuật ngữ “liên kết” – integration. Trong Luận án này, tác giả tiếp thu các quan điểm về cụm du lịch ở góc độ ngành để phân tích, tuy nhiên, góc độ tiếp cận chủ yếu là trên phạm vi vĩ mô, nghĩa là chỉ phân tích liên kết giữa chủ thể là chính quyền ba địa phương, cụ thể là Sở Du lịch của ba địa phương. Liên kết trong cụm du lịch giữa ba địa phương Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam là liên kết theo chiều ngang, nghĩa là dựa trên cơ sở của sự đồng nhất về các yếu tố như điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và cơ sở hạ tầng để thực hiện liên kết thành cụm. Còn các liên kết theo cụm ngành đã được đề cập đến trong các nghiên cứu trước là cụm liên kết theo chiều dọc, dựa vào hạt nhân là các doanh nghiệp lữ hành và các chủ thể trong môi trường xung quanh.
- Thứ hai, về chủ thể xúc tiến du lịch, Luận án đã đề cập đến xúc tiến du lịch ở góc độ chủ thể của cụm liên kết các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương, điều mà chưa thấy các công trình nghiên cứu khác đã thực hiện. đa số các công trình nghiên cứu ở góc độ vi mô, với chủ thể là các doanh nghiệp hoặc cụm các doanh nghiệp, mà chưa phân tích dưới góc độ vĩ mô, nghĩa là các hoạt động xúc tiến
của chủ thể là các cơ quan quản lý địa phương. Điều này là sự khác biệt với các công trình nghiên cứu khác. Nhiều công trình lại đề cập đến hoạt động xúc tiến của các quốc gia nói chung hoặc chỉ đề cập đến hoạt động xúc tiến tại một địa phương nhất định chứ chưa đề cập dưới một hình thức liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo hình thức cụm du lịch. Hoạt động xúc tiến của cụm các địa phương sẽ có sự khác biệt với các hoạt động xúc tiến du lịch đơn lẻ của từng địa phương. Hoạt động xúc tiến theo cụm du lịch cần phải cân đối giữa lợi ích của từng địa phương trong cụm du lịch với lợi ích chung của cả cụm các địa phương. Chính vì vậy, chủ thể cũng như nội dung, cách thức thực hiện hoạt động xúc tiến du lịch sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Việc phân chia trách nhiệm, kế hoạch thực hiện chung, xây dựng công cụ xúc tiến và phân bổ kinh phí thực hiện xúc tiến cũng là những vấn đề mà cụm du lịch cần phải cân nhắc để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động xúc tiến nhưng đồng thời cũng hài hòa lợi ích chung của cụm với lợi ích của từng thành viên trong cụm.
- Thứ ba, về hoạt động xúc tiến du lịch của cụm du lịch: Luận án đã phân tích chủ thể tiến hành hoạt động liên kết trong cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam là các cơ quan quản lý nhà nước, trong khi đó, trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, các chủ thể tiến hành xúc tiến chủ yếu là ở góc độ doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu chỉ đề cập ở góc độ lý thuyết mà không đi sâu chi tiết vào các nội dung cụ thể như nghiên cứu thị trường, quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhất là ở góc độ của một cụm du lịch địa phương.
- Về phương pháp nghiên cứu: tác giả đã kết hợp sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các nhà quản lý và các doanh nghiệp cùng phương pháp khảo sát đối với khách du lịch đến với cụm để các nhận định đưa ra mang tính đa chiều và đánh giá được sát thực nhất với tình hình xúc tiến du lịch tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Đối với một số nghiên cứu khác, đa số sử dụng các phương pháp khác hoặc chỉ sử dụng phương pháp khảo sát tại một địa phương nhất định.
Với các nội dung lý thuyết khác, tác giả Luận án kế thừa một cách chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó, nhất là đối với các nội dung về yếu tố thu hút du khách quốc tế đến điểm đến du lịch.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN CỤM DU LỊCH
2.1. Các vấn đề chung về xúc tiến thu hút khách du lịch trong cụm du lịch
2.1.1. Các vấn đề chung về cụm du lịch
* Khái niệm về cụm du lịch
Có nhiều khái niệm khác nhau về cụm du lịch du lịch trên thế giới. Xuất phát từ khái niệm về cụm trong thuật ngữ “cụm công nghiệp”, nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất các khái niệm về cụm trong lĩnh vực du lịch, từ đó đưa ra khái niệm “cụm du lịch”. Những năm 1990, Porter đã đề xuất khái niệm cụm công nghiệp, theo đó cụm là một hiện tượng kinh tế và phương thức phát triển kinh tế, được hiểu là các nhóm gần nhau về mặt địa lý giữa các công ty liên kết, các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà cung cấp trong một ngành sản xuất, và các tổ chức liên quan (như các trường đại học, các cơ quan quản lý và các hiệp hội thương mại) vừa cạnh tranh nhưng cũng vừa hợp tác trực tiếp với nhau để cùng phát triển (Porter, 1998). Sự hiện diện và phát triển của các cụm trên thực tế là các yếu tố bên ngoài đặt trong một bối cảnh địa lý, có tác động tích cực làm tăng năng suất, giúp kết hợp kiến thức và lực lượng lao động, kết nối các ngành công nghiệp, công nghệ, qua đó phát triển các ngành sản xuất hoặc vùng sản xuất. Mặc dù các tác phẩm gốc của Porter về "lợi thế cạnh tranh" (Porter, 1980 và 1990) chủ yếu tập trung vào sản xuất, người ta nhận thấy rằng những tác phẩm này cũng có thể áp dụng cho các ngành dịch vụ như du lịch. Nghiên cứu về cụm công nghiệp du lịch bắt đầu tương đối muộn, nhưng các học giả đã đạt được những thành tựu nhất định sau nhiều năm nghiên cứu sử dụng sơ đồ cụm và mô hình kim cương của Port Porter (Jackson và Murphy, 2002; Yimei, Yulin và Zhigao, 2004; Liu và Yang,2013). Nghiên cứu lý thuyết cụm công nghiệp đã dần lan rộng từ nghiên cứu sản xuất ban đầu sang ngành du lịch. Cụm du lịch bao gồm nhiều tài nguyên và điểm tham quan, cơ sở kinh doanh và tổ chức tham gia vào cụm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. tham gia vào lĩnh vực du lịch, tập trung tại một khu vực địa lý cụ thể.
Cunha và da Cunha (2005) và Monfort (2000) cho rằng cụm là "một nhóm phức hợp bao gồm các yếu tố khác nhau, bao gồm các dịch vụ được thực hiện bởi các công ty du lịch hoặc doanh nghiệp (nhà nghỉ, trùng tu, đại lý du lịch, công viên thủy sinh và chủ đề, v.v.); sự phong phú được cung cấp bởi trải nghiệm kỳ nghỉ du lịch;
tập hợp đa chiều của các các công ty và ngành công nghiệp; cơ sở hạ tầng giao thông và truyền thông; các hoạt động bổ sung (phân bổ thương mại, truyền thống kỳ nghỉ, v.v.); dịch vụ hỗ trợ (hình thành và thông tin, v.v.); tài nguyên thiên nhiên và các chính sách thể chế ". Cách tiếp cận của Beni (2003) đối với cụm du lịch tập trung vào sự gắn kết giữa các tác nhân và sự hợp tác, dựa trên định nghĩa sau: "Cụm du lịch là một nhóm các điểm du lịch nổi bật trong một không gian địa lý hạn chế được cung cấp các thiết bị và dịch vụ chất lượng cao, xã hội và chính trị sự gắn kết, liên kết giữa chuỗi sản xuất và văn hóa liên kết, và quản lý xuất sắc trong mạng lưới công ty mang lại lợi thế chiến lược so sánh và cạnh tranh. " Ủy ban Châu Âu (2002) định nghĩa cụm là “một dạng mạng lưới kinh doanh tiến bộ, có các mục tiêu kinh doanh mạnh mẽ tập trung vào việc cải thiện doanh số và lợi nhuận. Nó làm cho việc trao đổi thông tin và công nghệ trở nên khả thi, khuyến khích các cách thức phối hợp và cộng tác khác nhau trong họ ”.
Các nghiên cứu trên phần lớn tiếp cận dưới góc độ vi mô, với lý thuyết cụm công nghiệp, đề cập đến một cụm ngành cụ thể, trong đó lấy doanh nghiệp làm hạt nhân. Ở góc độ vĩ mô, không thấy xuất hiện khái niệm “cụm du lịch”, hầu hết sự tham gia của chính quyền các địa phương vào một chương trình kết nối du lịch chung thường chỉ dừng ở mức độ hợp tác (cooperation) với liên kết yếu, chưa hình thành một chủ thể chung gọi là “cụm du lịch”.
Việc hợp tác giữa chính quyền địa phương trong lĩnh vực du lịch đã được đề xuất như một phương tiện để giải quyết các xung đột chính trị trong khu vực, chẳng hạn như trường hợp của Đảo Síp bị chia cắt (Sonmez & Apostolopoulos, 2000), nhưng mục đích chính của hợp tác du lịch khu vực là tạo ra sức mạnh tổng hợp trong nền kinh tế nhờ các hoạt động chung của các điểm đến lân cận từ giáo dục và đào tạo đến tiếp thị và quảng bá (Tourism Intelligence International, 2008).
Trên thực tế, có nhiều liên kết giữa các vùng, địa phương tạo thành một cụm, nhằm tạo động lực phát triển kinh tế giữa các vùng, phát huy được lợi thế và tiềm năng đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho các vùng; đồng thời thúc đẩy và góp phần nâng cao đời sống của người dân tại các vùng liên kết (Bernardo Trejos và Lan-Hung Nora Chiang 2009). Ngoài ra, liên kết vùng có vai trò không chỉ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế (Jan O.J. Lundgren 1982) mà còn có tác dụng trong công
tác bảo tồn đa dạng sinh học và các di sản địa chất thông qua du lịch bền vững (Elijah Sithole 2009; Sanjay Nepal và nnk 2011), Alexander Schuler 2013),… Gyan P. Nyaupane và Surya Poudel (2011) chỉ ra rằng du lịch bền vững giúp thay đổi thái độ của người dân địa phương đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời góp phần làm giảm sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên thiên nhiên. Cách tiếp cận này dựa trên lý thuyết liên kết vùng. Liên kết vùng hiện nay không chỉ là một xu hướng phát triển mà nó còn được coi như một công cụ trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ (Tosun và CL Jenkins 1998; Malcolm Beynon và nnk 2009). Còn Telfer D. J. (2002) nhấn mạnh nhu cầu phải liên kết chặt chẽ với các vùng xung quanh nếu du lịch được sử dụng như một một nhân tố trong sự phát triển vùng. Cụm du lịch khu vực được hình thành bởi sự sát nhập của các cụm du lịch địa phương trong lãnh thổ của nó (Kostryukova et al., 2011). Việc liên kết, hợp tác trong các địa phương có thể tạo thành một cụm du lịch với các mục tiêu phát triển chung. Theo Megwi (2003), hợp tác vùng du lịch là một chiến lược nhằm tăng khả năng cạnh tranh của ngành du lịch của một vùng và đạt đến những mục tiêu xác định. Trước hết, mục tiêu là thúc đẩy khu vực trở thành một điểm đến tổng hợp bằng cách tận dụng các thế mạnh du lịch tổng hợp và đồng thời nhấn mạnh sự độc đáo của riêng mỗi điểm đến. Ngoài ra, việc hợp tác vùng trong du lịch nhằm phát triển du lịch ở tất cả các điểm đến một cách công bằng và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, việc hợp tác cũng đòi hỏi các bên cần cố gắng nỗ lực trong việc tạo việc làm và đào tạo lao động xuyên suốt tại các điểm đến nhằm nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ du lịch của toàn bộ cụm. Hợp tác du lịch cũng tạo đồng nghĩa với việc các bên trong hợp tác phải nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng chung thông qua nỗ lực của mỗi điểm đến riêng biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến du lịch của hành khách trong khu vực (Hsu, Cathy and Gu, Zheng, 2009).
Sự hình thành của một cơ quan điều phối trong hiện tượng cụm là không bắt buộc, nhưng về chính sách kinh tế của quốc gia hay vùng lãnh thổ, cần lưu ý rằng bước này quan trọng không chỉ đối với sự phát triển lãnh thổ, mà còn đối với chính các doanh nghiệp, bởi vì một trong những chức năng quan trọng nhất của cơ chế là đảm bảo việc đối thoại giữa các bên liên quan, trung tâm giáo dục và nghiên cứu, nhà đầu tư và doanh nhân trong các ngành liên quan.