Nhóm Giải Pháp Vi Mô Đối Với Agribank


ro kinh doanh và rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, làm tăng độ chính xác của kết quả XHTDNB của Agribank nói riêng và của hệ thống NHTM nói chung.

5.4.3. Nhóm giải pháp vi mô đối với Agribank

5.4.3.1. Cần xây dựng phần mềm chuyên biệt cho công tác XHTDNB

Công nghệ thông tin là nền tảng không thể thiếu được trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, ứng dụng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và XHTDNB tại các NHTM. Đối với mỗi hệ thống NHTM trong đó có Agribank đều cần phải có phần mềm chuyên biệt để xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu có liên quan đến rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của khách hàng. Mặt khác, phần mềm này phải luôn được cập nhật các thông tin, dữ liệu mới nhất và có thể tự động xử lý các số liệu theo hướng phân loại khách hàng theo định lượng. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin khách hàng cần được kết nối với hệ thống thông tin tín dụng của NHNN và các NHTM khác. Qua đó, các NHTM có được hệ thống thông tin nhất quán và chính xác của các khách hàng phục vụ cho công tác XHTDNB.

5.4.3.2. Ứng dụng phương pháp/mô hình phân khúc thị trường trong công tác XHTDNB

Để đánh giá chính xác và phản ánh đúng thực lực của các khách hàng vay vốn, Agribank và các NHTM Việt Nam cần phải thực hiện việc phân khúc khách hàng theo từng tiêu chí cụ thể như: Vùng miền, quy mô về vốn, quy mô lao động, ngành nghề kinh doanh, thời hạn vay…Thông qua việc phân nhóm khách hàng, các ngân hàng xây dựng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số, trọng số phù hợp với hoạt động kinh doanh, lĩnh vực và điều kiện kinh doanh của từng khách hàng vay vốn. Đây là điều kiện tiên quyết giúp Agribank và các NHTM có thể đánh giá chính xác rủi ro, tiềm lực tài chính qua đó xác định đúng khả năng trả nợ của từng khách hàng vay vốn.

5.4.3.3. Thiết lập hệ thống chỉ số, trọng số phù hợp với từng khúc thị trường

Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu, xu hướng phát triển thị trường riêng; Mỗi vùng miền kinh tế sẽ có những khó khăn và tiềm lực kinh tế khác biệt. Bên cạnh đó, tập quán kinh doanh, tiêu dùng, văn hóa ở mỗi vùng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 303 trang tài liệu này.

miền cũng có rất nhiều sự khác biệt. Với địa bàn hoạt động rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, Agribank cần phải phân nhóm khách hàng, trên cơ sở nghiên cứu thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của từng nhóm khách hàng vay vốn, để đưa ra những chỉ tiêu phù hợp cho từng nhóm khách hàng. Mỗi chỉ tiêu ở mỗi nhóm khách hàng có sự thay đổi về điểm số cũng như trọng số trong hệ thống XHTDNB. Đây là bước thay đổi căn bản nhằm khắc phục những nhược điểm của hệ thống XHTDNB của các Agribank nói riêng và các NHTM Việt Nam hiện nay.

5.4.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống Agribank

Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 20

Đề thực hiện hiệu quả công tác XHTDNB trên toàn hệ thống, Agribank cần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công nghệ, về phân tích đánh giá khách hàng…

Để thực hiện được yêu cầu trên, với số lượng cán bộ trên toàn hệ thống là 04 vạn cán bộ, Agribank cần có lộ trình đào tạo về công tác XHTDNB cụ thể như: trong thời gian tới Agribank cần ưu tiên đào tạo nâng cao cho một số chuyên gia đầu ngành; thời gian tiếp theo đào tạo cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo phụ trách nghiệp vụ tín dụng cấp trung; Các cán bộ cấp trung sẽ thực hiện đào tạo lại cho toàn thể cán bộ ở từng chi nhánh Agribank.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ chương 1 đến chương 4, Chương 5 của Luận án đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu được được đặt ra tại Chương I là:

(1) Có thể phân khúc khách hàng theo những tiêu thức nào? Mối liên hệ giữa việc phân khúc khách hàng với việc hình thành hệ thống chỉ tiêu XHTDNB của Agribank? Mức độ tác động? (2) Làm thế nào để xây dựng được một hệ thống XHTDNB phù hợp với sự phân khúc khách hàng? Cách thức tính điểm cho từng chỉ tiêu như thế nào để đánh giá chính xác năng lực của khách hàng? Chương 5 của Luận án cũng đã chỉ ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại của luận án để đưa ra một số đề xuất, gợi mở cho những nghiên cứu sau ; một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện hơn về hoạt động XHTDNB theo phân khúc thị trường. tại Agribank trong thời gian tới.


KẾT LUẬN CHUNG

Quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng là điều kiện sống còn để các ngân hàng tồn tại và phát triển. Quản trị rủi ro tín dụng cũng là nền tảng để các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nền kinh tế đất nước. XHTDNB là một trong những công cụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại nội bộ mỗi ngân hàng.

Hoạt động XHTDNB được NHNN Việt Nam đặc biệt quan tâm chỉ đạo các NHTM triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống XHTDNB với việc ban hành văn bản số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. Sau hơn 10 năm thực hiện đến nay, hoạt động XHTDNB tại các NHTM Việt Nam cũng như của Agribank còn rất mới mẻ, non trẻ. Do đó, hệ thống XHTDNB của Agribank không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định trong quá trình xây dựng và áp dụng chấm điểm xếp hạng khách hàng có quan hệ tín dụng.

Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn hoạt động XHTDNB tại các NHTM Việt Nam và của Agribank, trên cơ sở lập luận, chứng minh, và sử dụng các mô hình phân tích đánh giá, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam” là nội dung nghiên cứu Luận án Tiến sĩ của mình, nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng XHTDNB tại Agribank – một NHTM nhà nước lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Qua phần trình bày của Luận án, tác giả đã phân tích khái quát hóa hoạt động XHTD trên thế giới và tại Việt Nam cho đến nay, tìm ra những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu cũng như trong các phương pháp, mô hình XHTD. Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về thị trường và phân khúc thị trường; những yếu tố thị trường tác động, ảnh hưởng đến việc đánh giá XHTDNB; vai trò của phân khúc thị trường đối với hoạt động XHTDNB của các NHTM Việt Nam, đặc biệt đối với Agribank – một NHTM với hơn 2300 chi nhánh có mặt tại tất cả các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam. Trên cơ sở thực tế và lý thuyết nói trên, hệ thống XHTDNB được định hướng phân khúc theo 07 vùng. Bên cạnh đó, luận án cũng đã mô tả “bức tranh toàn cảnh” hệ thống XHTDNB tại các NHTM Việt Nam


nói chung và của Agribank nói riêng hiện nay. Qua đó, tác giả đã nêu bật những tồn tại, hạn chế - là những vấn đề cần khắc phục, giải quyết, hoàn thiện đối với hệ thống XHTDNB của Agribank trong luận án. Bao gồm 02 nội dung lớn:

Một là, khách hàng cần được đánh giá xếp hạng theo hệ thống XHTDNB theo phân khúc thị trường;

Hai là, các chỉ tiêu cần được xác định, tính toán mức độ ảnh hưởng theo mỗi thị trường đã được phân khúc; loại bỏ tối đa những đánh giá mang tính chủ quan trong hệ thống chỉ tiêu nhằm đảm bảo tính chính xác trong hoạt động XHTDNB.

Trên cơ sở đó, luận án đã tập trung nghiên cứu và xây dựng hệ thống XHTDNB theo phân khúc thị trường đối với khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng tại Agribank trên lãnh thổ Việt nam. Sau 04 năm nghiên cứu, Luận án đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:

Thứ nhất là: Chứng minh được các chỉ tiêu trong hệ thống XHTDNB của Agribank bị tác động, ảnh hưởng bởi yếu tố vùng, miền thông qua kết quả chạy mô hình 23 chỉ tiêu – biến độc lập, 07 chỉ tiêu – biến phụ thuộc được khảo sát thông tin trên 1470 phiếu khảo sát được phân bố đều trên 07 vùng.

Thứ hai là, tính toán được mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu trên mỗi vùng đã được phân khúc; hình thành lên 07 hệ thống XHTD đối với khách hàng cá nhân với bộ chỉ tiêu thực sự có tác động ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng có quan hệ tín dụng với Agribank

Thứ ba là, xác định được hệ số điều chỉnh giữa các vùng và hệ thống điểm trên Bảng phân loại xếp hạng

Thứ tư là, tác giả đã đề xuất 02 nhóm giải pháp: Giải pháp vĩ mô và giải pháp vi mô nhằm khắc những tồn tại hạn chế của hoạt động XHTDNB của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và của Agribank nói riêng.

Với kết quả nêu trên, tác giả đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tác giả hy vọng rằng, luận án sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTDNB tại Agribank nói riêng và của hệ thống các NHTM Việt Nam nói chung.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN

ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Nguyễn Thị Thanh Hương (2011), “Bao thanh toán: thực trạng và giải pháp phát triển”, Tạp chí Ngân hàng, số 7

2. Nguyễn Thị Thanh Hương (2011), “Cần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có môi trường cạnh tranh thuận lợi”, Thị trường tài chính tiền tệ, số 11

3. Nguyễn Thị Thanh Hương (2014), “Khơi thông nguồn vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Hội thảo khoa học quốc gia "Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Quyển II

4. Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Một số giải pháp tăng trưởng nguồn vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, số 8

5. Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam”, Tạp trí dự báo kinh tế, số 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1 Báo cáo thường niên, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của các ngân hàng VCB, VIDB, Vietinbank, ACB, Agribank trong 04 năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014

2 Cao thị Thanh (2015), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

3 Charles D.Schewe và Alexander Hiam (2013), “MBA trong tầm tay”, NXB Tổng hợp TPHCM.

4 Đào Minh Phúc (2013), Giới thiệu một số mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng giải pháp giảm thiểu nợ xấu [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://www.creditinfo.org.vn/hoinghi/BaiViet_XHTD_TS_Dao_Minh_Phuc_

5 SBV.pdf [truy cập: 5/7/2014]

David Begg - Stanley Fischer - Rudiger Dornbusch (2008), Lý thuyết kinh tế học, NXB Thống kế

6 Đoàn Văn Trường (2005), Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội

7 Frederic s. Mishkin (1994), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học và kỹ thuật.

8 Hệ thống XHTDNB của Agribank được ban hành kèm theo Quyết định số

9 Hoàn Đình Tuấn(2003), lý thuyết mô hình toán kinh tế, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

10 Lâm Minh Chánh (2007), Dùng chỉ số Z để ước tính Hệ số Tín Nhiệm [trực tuyến]. Địa chỉ: www.saga.vn [truy cập: 5/7/2014]

11 Lê Huy Kiên (2014), Hoàn thiện công tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

12 Lê Thị Huyền Diệu (2007) - Mô hình quản trị rủi ro ở CityBank, Tạp trí Ngân hàng số 16/2007.

13 Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định Mô hình Quản trị

rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Học viện Ngân hàng Hà nội.

14 Lê Văn Triết (2010), Hoàn thiện hệ thống XHTD cá nhân của ngân hàng TMCP Á Châu, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

15 Lê Tất Thành (2012), Cẩm nang XHTD doanh nghiệp [Trực tuyến]. Địa chỉ: www.cfo.vn [truy cập: 5/5/2014]

16 Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại - NXB Tài chính, Hà Nội

17 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng (1988), NXB Chính trị quốc gia.

18 Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

19 Mai Siêu, Đào Minh Phúc, Nguyễn quang Tuấn (2002), Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

20 Mai Thu Hiền, Bùi Phương Thanh (2014), Vai trò dự báo của các tổ chức xếp hạng tín dụng trong các cuộc khủng hoảng nợ công [Trực tuyến]. Địa chỉ: www.sbv.gov.vn/.../idcplg [truy cập: 5/5/2014]

21 Ngô Văn Thứ (2005), Thống kê thực hành, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội

22 Ngô Kim Thành (2013), Quản trị doanh nghiêp, NXB Kinh tế Quốc dân

23 Nguyễn Trọng Hòa (2013), CRV -Tổng quan phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp [Trực tuyến]. http://crvietnam.com/tabid/229/post/175/CRV- Tong-quan-phuong-phap-xep-hang-tin-nhiem-doanh-nghiep.aspx [Truy cập: 5/5/2014]

24 Nguyễn Trường Sinh, (2009), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

25 Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các NHTM VN, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

26 Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2013), “Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam”, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

27 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2008), xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, NXB Lao động Hà Nội.

28 Nghị định 67/2014 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Về một số

chính sách phát triển thủy sản

29 Phạm Huy Hùng (2009), “Xây dựng hệ thống XHTD doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng (quyển I/), NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

30 Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

31 Philip Kotler (2008), Thấu hiểu tiếp thị từ A-Z", NXB Trẻ, Hà Nội

32 Philip Kotler (2012), Quản trị Marketing, NXB lao động, Hà Nội

33 Peters. Rose: Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 1998.

34 Trần Đại Sinh, (2007), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng của các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

35 Trần Đắc Sinh (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

36 Trần Thị Kỳ (2003), Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp trong phân tích tín dụng của các NHTM tại Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

37 Tô Cẩm Tú, Nguyễn Huy Hoàng (2003), Phân tích số liệu nhiều chiều, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

38 Trịnh Quốc Trung (2012), Marketing ngân hàng, Đại học Ngân hàng, TP HCM

39 Thông tư số 193-UB-PV ngày 11/2/1963 của Ban phân vùng kinh tế thuộc Ủy Ban Kế hoạch nhà nước về tiến hành việc nghiên cứu phân vùng kinh tế.

40 Võ Hồng Đức , Nguyễn Đình Thiên (..) Cách tiếp cận mới về XHTN NHTM Việt Nam, Đại học mở TP HCM


Tiếng Anh

41 Dinh Thi Huyen Thanh, Stefanie Kleimeier (2006), Credit Scoring for Vietnam’s Retail Banking Market, Maastricht University, Netherlands.

42 Development finance: Fullbright Economics Teaching Program, 2000.

43 Modelling Credit Ratings [Trực tuyến]. http://www.financial- modelling.net/tutorials/finance/using-the-z-score-for-credit-ratings [Truy cập: 21/1/2013]

44 Lee, J., Y., Gandy, B., Longsdon, J., Young, M. and Santarelli, F. (2012),

Xem tất cả 303 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí