Xây dựng nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định - 13



sĩ người Việt tài năng và chính họ đã đặt nền móng, gây dựng nên một nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, đưa Mỹ thuật Việt nam hội nhập với các triển lãm Mỹ thuật quốc tế. Những tên tuổi lớn như: Lê Văn Đệ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên….

Mỹ thuật Việt Nam trước năm 1945 đã tạo ra một bước phát triển đáng kể, chủ yếu phản ánh các đề tài: tranh phong cảnh, sinh hoạt của tầng lớp thị dân, phản ánh vẻ đẹp của người phụ nữ thành thị và sinh hoạt của các tầng lớp khác trong xã hội. Các chất liệu chính được sử dụng trong hội họa giai đoạn này như: sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ… Trong đó tranh lụa và tranh sơn mài nổi lên như là những “đặc sản” của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, rất được người Pháp quan tâm săn đón.

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến giải phóng miền Nam 1975, mỹ thuật hiện đại Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới về nội dung và đề tài thể hiện. Vẫn những chất liệu cũ nhưng hội họa, điêu khắc trở về với nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Đối tượng chính trong tranh là quần chúng nhân dân đang hăng say lao động, sản xuất, chiến đấu, là những anh bộ đội cụ Hồ, là bác nông dân, chị du kích, em bé liên lạc… Mỹ thuật trở thành một lực lượng đóng góp tích cực vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc, đánh giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những bức tranh tiêu biểu trong giai đoạn này có thể kể như: Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ (Tô Ngọc Vân), Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Giặc đốt làng tôi (Nguyễn Sáng), Tát nước đồng chiêm, Con đọc bầm nghe (Trần Văn Cẩn), Nhớ một chiều Tây Bắc (Phan Kế An), Trái tim và nòng súng (Huỳnh Văn Gấm), Tổ đổi công miền núi (Hoàng Tích Chù), Công nhân cơ khí (Nguyễn Đỗ Cung), Bữa cơm mùa thắng lợi (Nguyễn Phan Chánh)…



Từ 1986, bắt đầu giai thời kỳ mở cửa tới nay, mỹ thuật Việt Nam dần có thêm những gương mặt mới, cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống đã dần cởi mở. Nhiều loại hình mỹ thuật mới ra đời như nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn, video art… Các nghệ sĩ Việt Nam dần bắt nhịp được với sự đổi thay của mỹ thuật hiện đại thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Xây dựng nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định - 13

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 10/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí