DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Các yếu tố phối thức chiêu thị 4
Hình 1. 3: Các giai đoạn sẵn sàng của người mua 8
Hình 2.1: Biểu đồ AAU của 4 thương hiệu cung cấp thiết bị quan trắc trên thị trường 42
Hình 2.2: Thị phần theo doanh thu của các doanh nghiệp 45
Hình 2.4: Sơ đồ định vị các thương hiệu trên thị trường 46
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho thiết bị quan trắc môi trường Công ty Cổ phần KHKT Phượng Hải năm 2019 - 1
- Chiến Lược Truyền Thông – Phối Thức Truyền Thông
- Phân Tích Chiến Lược Truyền Thông Marketing Tại Công Ty
- Tình Hình Ngành Cung Cấp Nước, Hoạt Động Quản Lý Và Xử Lý Nước Thải Giai Đoạn 2015 - 2018
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải giai đoạn 2015 - 2018 20
Bảng 2.3: Các chỉ số đo lường của 4 thương hiệu 42
Bảng 2.4: Doanh thu và doanh số 4 thương hiệu trong lĩnh vực quan trắc nước thải tính đén 2018 44
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu phát triển của ngành CNMT 50
Bảng 3.2: Tỷ lệ gia tăng ngành nước thải giai đoạn 2015 - 2018 và dự báo 2019..52
Bảng 3.3: Chi phí chuẩn bị cho triển lãm 61
Bảng 3.4: Chi phí cho hoạt động tổ chức hội nghị chuyên đề và chạy quảng cáo Google Ads 64
Bảng 3.5: Ngân sách kế hoạch truyềnth ôgn năm 2019 66
Bảng 3.6: Checklist 72
PHẦN MỞ ĐẦU
a. Lí do chọn đề tài
Trong thời kì nền kinh tế phát triển mạnh mẽ dưới sức ép của toàn cầu hóa, sự phát triển vũ bảo của công nghệ và sự mở cửa của các thị trường mới, marketing ngày càng trở thành một hệ thống chức năng có vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp trên nhiều góc độ. Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam thành công đến ngày nay đã phát triển và trưởng thành từ một bối cảnh thị trường rất đặc thù của tình hình kinh tế và chính trị Việt Nam. Thị trường Việt Nam những năm đầu mở cửa mở ra những cơ hội cho những người tiên phong khai phá do sự mất cân đối cung cầu nghiêm trọng. doanh nghiệp sản xuất ra bao nhiêu thì có người bao tiêu bấy nhiêu. Về nhu cầu tiêu dùng, do từ chỗ không có giải pháp đáp ứng nhu cầu, đến khi có người đáp ứng nhu cầu, người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận sản phẩm, dịch vụ.
Trong điều kiện phát triển như ngày nay, những thuận lợi của giai đoạn đầu phát triển dần dần mất đi mà thay vào đó là sự cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các doanh nhiệp phải thuyết phục, phải chứng minh cho người tiêu dùng thấy tính ưu việt của sản phẩm mình so với sản phẩm khác. Không chỉ thế, doanh nghiệp còn phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường. Và để làm được điều đó, doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh thân thiện với khách hàng. Những yếu tố đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam thành công trong quá khứ không còn phù hợp để giúp họ tiếp tục phát triển thành công trong điều kiện thị trường mới, một thị trường cạnh tranh khốc liệt, một thị trường mà các đối thủ là những tập đoàn đa quốc gia đã có kinh nghiệm hàng chục năm, nguồn vồn dồi dào và nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm dày dặn. Vì vậy, để có thể đứng trong thị trường mới một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải có đầy đủ kiến thức và nắm trong tay các kỹ năng phù hợp với yêu cầu thị trường, đặc biệt là năng lực marketing - năng lực quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh ngày nay.
b. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này chủ yếu làm rõ các vấn đề sau:
- Tìm hiểu đặc điểm thị trường công nghệ quan trắc Việt Nam
- Nghiên cứu kế hoạch chiêu thị đối với thương hiệu SmartpH từ 2015 – 2018 cũng như mối quan hệ giữa chiêu thị với sản phẩm, giá, phân phối.
- Đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kế hoạch chiêu thị đối với thương hiệu SmartpH
c. Phương pháp ngiên cứu
Phương pháp quan sát: quan sát các mẫu quảng cáo thực tế trên các phương tiện truyền thông như internet, báo chí…kết hợp với quan sát thị hiếu, thái độ của khách hàng đối với thương hiệu SmartpH
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: truy cập vào các trang web của doanh nghiệp, các bài báo online, các bài viết nhận định, báo cáo hoạt động của doanh nghiệp… để thu thập thông tin, số liệu. Thu thập thông tin từ các bài báo quảng cáo, bài báo về doanh nghiệp, các bản tin về doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp.
d. Kết cấu đề tài
Nội dung bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về chiến lược Marketing và chiến lược truyền thông Marketing
Chương 2: Phân tích, đánh giá hoạt động truyền thông Marketing công ty Cổ phần Khoa học Kỹ thuật Phượng Hải giai đoạn 2015 - 2018
Chương 3: Xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing cho Công ty Cổ phần KHKT Phượng Hải năm 2019
Bài báo cáo này được hoàn thành với sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ của thầy Nguyễn Xuân Trường.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG
1.1. Tổng quan về hoạt động marketing
1.1.1. Khái niệm Marketing
Theo Ngô Thị Thu (2011) trích dẫn khái niệm của Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA: “Marketing là quá trình hoạch định định và thực hiện các ý tưởng, định giá, phân phối, chiêu thị cho các SP và dịch vụ tạo ra sựu trao đổi nhằm thỏa mãn mục tiêu của các cá nhân và tổ chức”.
Markeitng tập trung vào sự trao đổi: Định nghĩa của AMA nhấn mạnh đến trao đổi, khi trao đổi xảy ra, phải có ít nhất hai bên tham gia trao đổi vật có giá trị để lấy vật khác và phải thông tin cho nhau. Như vậy, quảng cáo và chiêu thị đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhằm thông tin cho hai bên tham gia.
Marketing đáp ứng mong muốn của cả người bán và người mua
Hoạt động marketing phải hướng vào KH, thỏa mãn nhu cầu, tạo ra và duy trì mối quan hệ với KH
Một lý do khác khiến cho marketing phải nhấn mạnh đến mối quan hệ: là tính hiệu quả nếu giữ được KH đã có hơn là tìm kiếm KH mới. Các nhà marketing còn quan tâm đến giá trị suốt đời của một KH. Kết quả của một cuộc nghiên cứu đã chứng tỏ rằng: nếu giảm bớt 5% số khách hàng rời bỏ SP của công ty có thể làm tăng thêm lợi nhuận từ 30 – 90%. Do đó các công ty phải quan tâm đến sự phát triển mối quan hệ với các KH của mình.
1.1.2. Khái niệm về chiến lược marketing
Chiến lược marketing là bước căn bản nhằm đạt được mục tiêu là tăng doanh số bán hàng và có một lợi thế cạnh tranh bền vững. Chiến lược marketing bao gồm tất cả các hoạt động cơ bản, ngắn hạn và dài hạn trong lĩnh vực marketing nhằm giải quyết các phân tích về một tình huống chiến lược mở đầu của công ty; lập công
thức tính toán, đánh giá và lựa chọn các chiến lược tiếp thị phù hợp đến thị trường, tất cả đều nhằm một mục đích chung là tạo ra lợi nhuận cho công ty.
1.1.3. Vai trò của marketing
Theo quá trình phát triển kinh tế xã hội, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức cao về vai trò của marketing trong kinh doanh. Vai trò của marketing có thể khái quát như sau:
Thứ nhất, marketing hướng dẫn các DN nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.
Thứ hai, marketing là cầu nối giúp DN và khách hàng có thể hiểu nhau hơn, dung hòa được lợi ích giữa DN với NTD và xã hội.
Thứ ba, marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường.
Thứ 4, marketing là kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động cũng như các phòng ban trong doanh nghiệp. Các quyết định trong doanh nghiệp đề phần lớn phụ thuộc vào marketing như: Sản xuất cái gì? Bán cho thị trường nào? Sản xuất như thế nào? Số lượng bao nhiêu?
1.1.4. Chức năng của marketing
Nếu nói hoạt động sản xuất là tạo ra sản phẩm thì hoạt động marketing tạo ra khách hàng và thị trường. Vai trò này xuất phát từ những chức năng đặc thù của marketing. Những chức năng đó là:
- Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu
- Thích ứng/ đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi
- Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
- Hiệu quả kinh tế
- Phối hợp
1.2. Tổng quan về truyền thông
1.2.1. Khái niệm truyền thông
Truyền thông, về bản chất là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông. Quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau. Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn ra.
Truyền thông đòi hỏi phải có người gửi, thông điệp, phương tiện truyển tải và người nhận, mặc dù người nhận không cần phải có mặt hoặc nhận thức về ý định của người gửi để giao tiếp tại thời điểm việc truyền thông này diễn ra; do đó thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớn trong thời gian và không gian. Truyền thông yêu cầu các bên giao tiếp chia sẻ một khu vực dành riêng cho thông tin được truyền tải. Quá trình giao tiếp được coi là hoàn thành khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông và người nhận hiểu thông điệp của người gửi.
1.2.2. Vai trò của truyền thông
Truyền thông marketing được định nghĩa như là: sự phối hợp các nỗ lực nhằm thiết lập kênh truyền thông và thuyết phục KH để bán SP dịch vụ hay cổ động cho các ý tưởng.
Các công cụ cơ bản được sử dụng để đạt được các mục tiêu truyền thông của tổ chức được gọi là phối thức chiêu thị/truyền thông (promotional-mix), đó là quảng cáo, khuyến mại, marketing trực tiếp, PR và chào hàng cá nhân.