Các Yếu Tố Nguồn Lực Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Savannakhet

gồm tên, cách mã hoá, các thuộc tính của đối tượng và quan hệ (không gian, thuộc tính) của đối tượng với các đối tượng khác.

+ Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu cho lưu trữ và trao đổi thông tin giữa các hệ thống (Data format and Data Exchange Standard).

+ Chuẩn về siêu dữ liệu (Metadata Standard) là chuẩn về nội dung các thông tin cần thiết để mô tả dữ liệu trong CSDL địa lý; chuẩn hoá cách thức tạo, sửa chữa, truy nhập và tra cứu các thông tin metadata.

c. Xây dựng và hoàn thiện khung CSDL

Trong bước này cần tập trung vào mục đích của việc xây dựng và và hoàn thiện khung CSDL, hệ thống CSDL GIS của Savannakhe bao gồm các dữ liệu bản đồ chuyên đề, đặc biệt là dữ liệu về du lịch, hệ thống dữ liệu được hoàn thiện về không gian và thuộc tính và đã được thiết lập thành một hệ thống hoành chỉnh. Trong quá trình này thì cần lưu ý một số điểm cơ bản như sau:

- Xác định rõ vị trí, ranh giới và giới hạn của từng đối tượng được xác định thông tin thuộc tính.

- Các đối tượng là duy nhất trên bản đồ và chỉ có một mối liên hệ với thông tin thuộc tính.

-Khẳng định đối tượng để đảm bảo đối tượng phải nằm trên lớp thông tin nhất định

34

Hệ thống dữ liệu, bản đồ của Savannakhet được thiết kế biên tập lưu trữ thành từng mxd riêng biệt và được công cụ quản lý dữ liệu Ftool liên kết các mxd riêng lẻ thành một hệ thống và quản lý trực tiếp qua Ftool theo sơ đồ dưới đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SAVANNAKHET

2.1.Điều kiện tự nhiên

Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào - 6

2.1.1.Vị trí địa lý

Tỉnh Savannakhet nằm ở miền Trung của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với diện tích tự nhiên 21.774 km2, dân số tính đến năm 2011 là

922.210 người. Tỉnh Savannakhet nằm ở tọa độ địa lý : 150 53’ VĐB đến 170 08’ VĐB và từ 1040 44’ KĐĐ đến 1060 57’ KĐĐ.

- Phía Bắc giáp tỉnh Khammouan.

- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Trị ( Việt Nam)

- Phía Nam giáp tỉnh Salavan

- Phía Tây giáp sông Mê Kông ( biên giới với Thái Lan).

Savannakhet được chia thành 14 huyện: Atsaphangthong, Atsaphone, Champhone, Nong, Outhoumphone, Phine, Sepone, Songkhone, Thapangthong, Phalanxay, Vilabuly, Xaybuly, Xayphouthong, Xonbuly và 1 trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa là thành phố Kaysone Phovihane.


Vị trí địa lý tỉnh Savannakhet

2.1.2. Địa hình

Tỉnh Savannakhet là một miền đồng bằng rộng lớn được giới hạn bởi những dải gò đồi núi thấp – trung bình thuộc 5 huyện phía Đông và Đông Nam của tỉnh.

Địa hình núi bao gồm các khối núi độc lập và các dãy núi kéo dài từ Bắc xuống Nam với độ cao trung bình khoảng 300-1300 m, với các dãy núi sau:

- Vùng núi phía Bắc Huyện Atsaphone và Vilabuly thuộc khu bảo tồn Ph.Xan Ghe kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có xu hướng thấp dần về vùng đồng bằng; Độ cao của vùng núi này khoảng 250-700m.

- Vùng núi phía Đông ( giáp biên giới Việt Nam) kéo dài từ huyện Vilabuly Sepone qua , Phine, Nong xuống huyện Thapangthong, có xu hướng thấp dần từ Đông sang Tây, độ cao từ 250-1250m. Hai khu bảo tồn Dongphouvieng, Sebangnuon và phần lớn diện tích rừng phòng hộ nằm trọn trong vùng núi này.

Hướng dốc chính của tỉnh Savannakhet theo hướng từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Phần lớn diện tích trong tỉnh thuộc lưu vực sông Mê Kông và Se banghiang, Sebangphai… có độ cao từ 140-160m. Diện tích còn lại nằm ở vùng gò đồi, đồi núi thấp và trung bình cao từ trên 160m đến 1250m. Toàn tỉnh được chia thành 6 dạng địa hình sau: Địa hình núi thấp và trung bình, địa hình đồi-núi thấp, địa hình đồi cao, địa hình đồi thấp, địa hình lượn sóng thoải và địa hình bằng phẳng, có lũ lụt.

2.1.3.Địa mạo

Các kiểu hình thái cấu trúc địa hình trong bình đồ cấu trúc chung của toàn lãnh thổ Đông Dương nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng nằm ở phía đông bắc địa khối Insodini. Phần cấu trúc lớp phủ của địa khối này là các thành tạo địa chất lục nguyên màu đỏ, tuổi Jura, Jura – Kreta, Kreta . Trong vùng rìa địa khối phổ biến thành tạo địa chất của đới cấu trúc Hecxini cấu thành dải Trường Sơn vùng biên giới Việt – Lào, với thành phần chính gồm các đá biến chất tuổi Neoproterozoi – Cambri, và đặc biệt lộ rải rác thành tạo Cambri muộn – Ocdovic sớm, một số khối xâm nhập granit biotit, granit và đôi chỗ là các thành tạo trầm tích lục nguyên cacbonat tuổi Cacbon – Pecmi. Như vậy, qua phân tích tương quan giữa cấu trúc

kiến tạo và địa hình nhận thấy lãnh thổ Savannakhet hoàn toàn nằm trọn vẹn trong cấu trúc hình thái bậc I, đó là: vùng đồng bằng đồi núi khối tảng trên móng uốn nếp Paleozoi bị nâng mạnh đến tương đối bình ổn. Trong đó bao gồm 3 hình thái cấu trúc bậc II: a). Núi thấp trung bình khối tảng uốn nếp trên cấu trúc Hecxini, bị nâng mạnh trong giai đoạn tân kiến tạo; b). Núi thấp, đồi cao khối tảng trên cấu trúc lớp phủ Mezozoi bị nâng tân kiến tạo trung bình; c). Đồng bằng cao dạng rìa trên cấu trúc lớp phủ Mezozoi, bị nâng tân kiến tạo yếu.

Trong phạm vi lãnh thổ Savannakhet đã chia ra 11 đơn vị hình thái cấu trúc bậc III, bao gồm:

1- Núi uốn nếp khối tảng trung bình thấp trên móng Paleozoi

2- Núi vòm khối tảng thấp trên móng Paleozoi.

3- Đồi cao dạng bậc trước núi trên móng Paleozoi.

4- Trũng giữa núi tích tụ - xâm thực trên đới phá huỷ kiến tạo.

5- Dãy núi thấp đơn nghiêng trên móng Paleozoi, dạng đơn nghiêng trên lớp phủ Mezozoi.

6- Khối và dãy núi thấp khối tảng trên lớp phủ Mezozoi.

7- Khối núi trung bình dạng khối tảng trên lớp phủ Mezozoi.

8- Đồi bóc mòn trên cấu trúc lớp phủ Mezozoi.

9- Trũng sụt tương đối trên lớp phủ Mezozoi.

10-Đồng bằng bóc mòn dạng vỉa xen đồi sót trên lớp phủ Mezozoi.

11-Đồng bằng bóc mòn dạng vỉa xen tích tụ trên lớp phủ Mezozoi.

2.1.4. Khí hậu

Điều kiện khí hậu trên địa bàn tỉnh Savannakhet có chế độ nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Hàng năm chịu chi phối bởi chế độ gió mùa Đông Bắc khô lạnh và gió mùa Tây Nam nóng ẩm có nền nhiệt khá cao, nắng nhiều, lượng mưa trên toàn tỉnh khá lớn nhưng phân hoá sâu sắc theo mùa. Trong vùng hình thành hai mùa rõ rệt là: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa với gió mùa mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô với gió mùa mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa tập vào mùa mưa (chiếm tới 85% lượng mưa trong

cả năm). Lượng bốc hơi tháng lớn nhất là tháng 3, trung bình 150mm, tháng thấp nhất là tháng 8: 58,3mm.

Độ ẩm không khí trung bình năm 75%. Độ ẩm không khí trung bình tháng lớn nhất là 93,6%; tháng nhỏ nhất là 39%.

Số giờ nắng trong ngày trung bình nhiều năm là 7,3h/ngày. Đây là vùng quanh năm được chiếu sáng bởi ánh nắng mặt trời. Trong các tháng mùa khô thường có nắng từ 8-9h/ngày và trong mùa mưa từ 5-7h/ngày.

Tốc độ gió trung bình là 2,5m/s; trong vùng có : Gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và hầu như không bị ảnh hưởng.

Nhìn chung chế độ khí hậu của tỉnh thuận lợi cho sức khoẻ con người, phù hợp với các lợi cây trồng nhiệt đới như các loại cây công nghiệp, ăn quả, vùng gần nguồn nước nên trồng lúa, đồng thời khí hậu của tỉnh còn phù hợp với việc phát triển chăn nuôi.

Khí hậu trong vùng là khí hậu nhiệt đới của cao nguyên thấp, khá bằng phẳng, độ cao không lớn nên mức độ biến tính không cao, tuy vậy, do cấu tạo từ cát kết là chủ yếu trên mặt bằng đã bị khai phá lâu đời do hoạt động canh tác nương rẫy mà bề mặt đệm bị đốt nóng khá mạnh mẽ, tạo nên khí hậu mang tính địa phương. NÒn nhiÖt trung b×nh c¶ n¨m kho¶ng 26,4oC, nhiÖt ®é trung b×nh th¸ng lín nhÊt lµ 33,30C, nhiÖt ®é trung b×nh th¸ng thÊp nhÊt kho¶ng 140C. Về mùa Đông, mức độ biến tính của không khí lạnh đã ở mức cao nên nền nhiệt mùa đông cao hơn nhiều các vùng núi, cao nguyên phía Bắc.

Vào mùa hạ đồng thời là mùa mưa có gió mùa mùa hạ thổi từ các đại dương vào gây mưa trên toàn vùng nhưng do địa hình bằng phẳng và không cao nên lượng mưa chỉ khoảng trên dưới 2.000mm/năm

2.1.5. Thổ nhưỡng

Tài nguyên đất của tỉnh Savannakhet gồm có 12 nhóm đất với 33 đơn vị đất chính và 83 đơn vị đất với các đặc điểm chính như sau:

- Nhóm đất cát - Arenosols (AR): Diện tích 85.181 ha (chiếm 3,91% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố tập trung ở các huyện: Atsaphangthong, Champhone, Kaysone, Phine, Songkhone, Thapangthong, Outhoumphone và huyện Xaybuly. Các loại đất cát hình thành và phát triển tại chỗ trên đá cát và

các đá mẹ giàu cát (granit, octognai,…). Tính chất nổi bật của nhóm đất này là có thành phần cơ giới nhẹ từ tầng mặt xuống các tầng dưới. Tỷ lệ cát chiếm khoảng 80 - 90%, limon và sét chỉ chiếm < 20%, đặc biệt tỷ lệ sét thường < 8%. Nhóm đất này thường nghèo dinh dưỡng và rất dễ bị rửa trôi kiệt, trên các vùng đất dốc.

- Nhóm đất phù sa - Fluvisols (FL): Diện tích 25603 ha (chiếm 1,18%). Phân bố tập trung ở 9 huyện: Atsaphone, Champhone, Kaysone City, Phine, Songkhone, Vilabuly, Xayphouthong, Sepone và Xonbuly. Đất phù sa được hình thành do bồi đắp phù sa của sông Mêkông và các sông suối trong tỉnh mang đặc tính xếp lớp (Fluvic Properties). Theo quan điểm của FAO, đất phù sa không có tầng chẩn đoán nào khác ngoài các tầng A-Ochric, Mollic và Umbric hay tầng H- Histic hoặc tầng sulfuric trong khoảng độ sâu 125cm từ mặt đất xuống.

- Nhóm đất gley - Gleysols (GL): Diện tích 10407,8 ha, chiếm 0,48 % diện tích tự nhiên. Đất gley hình thành ở vùng trũng, thung lũng hoặc các vùng đất thoát nước kém. Đất gley hình thành từ những vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính fluvic; biểu hiện đặc tính gley mạnh ở độ sâu 0 - 50 cm cũng như toàn phẫu diện. Phân bố tập trung ở các huyện: Champhone, Kaysone City, Songkhon và huyện Xaybuly

Nhóm đất nâu đen - Luvisols (LV): Diện tích 360540,10 ha (chiếm 16,56%). Đất nâu đen được hình thành do 2 quá trình chính xảy ra đồng thời là: quá trình tích lũy chất hữu cơ và quá trình tích lũy các chất kiềm trong điều kiện các đá mẹ xung quanh phong hóa giàu chất kiềm. Thường phân bố trong các thung lũng bằng thoải và trên các sườn đồi núi lượn sóng nhẹ. Phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Nhóm đất nâu đen có tầng B Argic, trong đó khả năng trao đổi cation (CEC) > 24 me/100 g sét và độ bão hòa bazơ (BS) > 50% trong cả tầng B Argic cho đến độ sâu 125 cm.

- Nhóm đất xám nâu - Lixisols (LX): Diện tích 103.455 ha (chiếm 4,75%). Đất xám nâu được hình thành ở vùng khô hạn lượng mưa dưới 1.000 mm/năm do tác động của 2 quá trình chính: quá trình rửa trôi xói mòn các chất xảy ra yếu và tích lũy các cation kiềm, sắt, nhôm trong đất xảy ra mạnh. Nhóm đất này thường phân bố ở vùng đồng bằng và trên các gò đồi bằng thoải. Phân bố tập trung ở 4 huyện: Phine, Sepone, Thapangthong và huyện Vilabuly. Nhóm đất xám nâu có

tầng B Argic, trong đó CEC < 24 me/100 g sét và BS > 50% trong tầng B Argic cho đến độ sâu 125 cm.

- Đất xám - Acrisols (AC): Diện tích 500.768 ha (chiếm 23%). Đất xám chiếm diện tích đáng kể trong tỉnh Savannakhet. Đây là nhóm đất có tầng B tích sét (Argic) với CEC < 24 me/100g sét và BS < 50%, tối thiểu là ở một phần củ a tầng B thuộc độ sâu 0 - 120 cm, không có tầng E đột ngột ngay ở trên một tầng có tính thấm chậm. Phân bố ở 13 huyện trong tỉnh.

- Đất tích nhôm - Alisols (AL): Diện tích lớn khoảng 707.413,11 ha (chiếm 32,49%). Nhóm đất này có tầng B tích sét (Argic) do quá trình rửa trôi từ tầng trên xuống, với CEC > 24 me/100g sét và BS < 50%, trong suốt tầng Bt và Al chiết suất bằng KCl ≥ 12 me/100 g sét.

- Nhóm đất tầng mỏng - Leptosols (LP): Diện tích nhỏ không đáng kể

4.387 ha (chiếm 0,2%). Đất tầng mỏng là nhóm "đất có vấn đề", trong đó tầng đất mịn rất mỏng (< 30 cm). Đất bị rửa trôi nên tầng đất cứng, chặt. Nhiều nơi đất rất nghèo dinh dưỡng, nhất là các chất dễ tiêu. Đất hình thành trên đá giàu kiềm (bazan) thường có phản ứng ít chua; ngược lại trên đá trầm tích lục nguyên thường có phản ứng chua. Đất tầng mỏng hình thành trên nhiều dạng địa hình khác nhau: từ vùng đồng bằng và thung lũng bằng thoải, đến các gò đồi lượn sóng và những khối núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Phân bố tập trung ở 4 huyện: Phine, Songkhone, Thapangthong và Xayphouthong.

- Nhóm đất đá tơi - Regosols (RG): Diện tích 19.216 ha (chiếm 0,88%). Đất đá tơi được hình thành từ mẫu chất không thô (không phải từ đá mẹ). Có thể có tầng chẩn đoán A-chric hoặc A - Umbrie. Đất có tầng tơi mềm và BS < 50%; ở một số phụ tầng có đặc tính đá bọt (candic), nứt nẻ (Vectic). Đất phân bố ở địa hình lượn sóng nhẹ, tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ. Đất có độ phì nhiêu thấp, thích hợp với các cây hoa màu lương thực. Phân bố tập trung ở 4 huyện: Phine, Thapangthong, Outhoumphone và Xonbouly..

- Nhóm đất mới biến đổi - Cambisols (CM): Diện tích 226079,78 ha (chiếm 10,38%). Nhóm đất Cambisols được hình thành do đất đang được chuyển hoá từ giai đoạn trẻ sang giai đoạn có sự phân hoá lớn, có sự biến đổi về màu sắc, cấu trúc, thành phần cơ giới và độ chặt. Đất có tầng B cambic và không có tầng đất nào khác ngoài A ochric hoặc A umbric hoặc A mollic. Không có đặc

tính vertic, ferralic trong tầng B cambic và không có tầng cứng rắn từ 0 - 120 cm. Dung tích hấp thu CEC >16 me/100g sét. Phân bố ở 14 huyện trong tỉnh, trừ huyện Noong.

- Nhóm đất mặn - Solochack (SC): Diện tích 8170 ha (chiếm 0,38%). Đất mặn ở Savannakhet có nguồn gốc phù sa, hình thành ven sông, trên địa hình bằng phẳng. Đất bị mặn ngay trên tầng đất mặt, thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc nặng. Phản ứng của đất từ trung tính đến kiềm yếu (pHKCl = 6 - 7). Phân bố ở huyện Champhone.

- Nhóm đất mặn kiềm - Solonetz (SN): Diện tích 4570 ha (chiếm 0,21%). Đất có tầng bị mặn nằm sâu phía dưới. Đất có tầng B Natric; BS > 50% trong suốt tầng B; pHKCl > 7,0. Đất hình thành ở địa hình lượn sóng nhẹ hoặc lồi lõm, tầng dày thích hợp với sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước và hoa màu). Phân bố tập trung ở 2 huyện: Songkhone và Xonbouly...

2.1.6. Thảm thực vật

Thảm thực vật ở Savannakhet có lịch sử phát triển lâu đời, rất đa dạng nói chung còn ít bị tác động, vẫn còn giữ được ít nhiều tính chất nguyên sinh và giàu có về tài nguyên sinh vật. Được hình thành trong mối tương tác giữa ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và sự tác động của con người đây là vùng có những nét độc đáo về mặt thực vật học và là nơi hội tụ của nhiều loài thực vật đặc hữu, quý hiếm và có gía trị cao về mặt khoa học, bảo tồn và sử dụng. Nguồn tài nguyên thực vật trong vùng rất phong phú, đa dạng có nhiều giá trị cho con người và môi trường sinh thái. Nhưng những giá trị về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái phải được đặt lên hàng đầu và phải có những giải pháp thích hợp để bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả và đảm bảo tính bền vững. Hiện nay tính đa dạng thực vật vùng Savanakhet chưa bị tác động nhiều. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế -xã hội trong khu vựcchắc chắn sẽ làm nảy sinh những bất cập đối với thiên nhiên, tính đa dạng sinh vật nói chung và tính đa dạng thực vật nói riêng. Toàn bộ thảm thực vật được chia thành 2 nhóm lớn: thảm thực vật tự nhiên và thảm thực vật trồng.

Thảm thực vật tự nhiên ra thành 2 đai theo chiều cao: đai nhiệt đới gồm các khu vực có độ cao < 900m với nhiệt độ trung bình năm > 200C; đai á nhiệt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023