Đánh Giá Các Nguồn Lực Và Thực Trạng Du Lịch Tỉnh Savannakhet

2.2.3. Văn hóa xã hội

a. Giáo dục

Hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh phát triển với hệ thống từ mẫu giáo tiểu học trung học cơ sở và phổ thông trung học.

Năm 2008, toàn tỉnh có 215 nhà trẻ mẫu giáo, 1.155 trường tiểu học với 3.820 lớp học như vậy bản nào cũng có trường tiểu học. Số giáo viên tiểu học là

4.048 người, tổng số học sinh tiểu học là 66.380 học sinh. Trường trung học có 145 trường với 1.045 lớp học và 2.210 giáo viên. Học sinh trung học cơ sở có 28.954 và trung học phổ thông (cấp 3) có 15.250 học sinh.

Về giáo dục đại học: Hiện có 01 trường ĐH do nhà nước quản lý, có 4 trường đại học dân lập về kinh tế, hành chính và kỹ thuật.

Ngoài ra còn có 04 trường cao đẳng trong đó có 01 trường sư phạm, 01 trường kỹ thuật, 01 trường y và trường cao đẳng nghệ thuật.

b. Y tế

Hệ thống y tế của tỉnh được rải đều trong các huyện và bản làng. Toàn tỉnh có 1 bệnh viện cấp tỉnh và 15 bệnh viện huyện. Có 105 trạm xá. Tổng số có 715 giường bệnh với 1197 cán bộ y tế trong đó có 188 bác sĩ. Hiện nay chăm sóc y tế đã được chú ý, các dịch bệnh đã được theo dõi và quản lý.

+ Xã hội: Trước đây nghèo đói ngự trị ở tỉnh đặc biệt là các huyện miền núi. Tỷ lệ nghèo toàn tỉnh năm 1992-93: 53.0 %, giai đoạn 1997-98: 41.9% (số liệu điều tra dân số năm 2005), đến năm 2001 là 30.7% và năm 2006 chỉ còn 16,6 %. Hiện nay tỷ lệ này dao động khoảng từ 10-20 % tuỳ thuộc từng huyện. Điều kiện sống và các chỉ tiêu về xã hội của tỉnh hiện nay đã được cải thiện rõ rệt thể hiện qua sự phát triển và mở mang đường sá mạng lưới giao thông và các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ. Các huyện đồng bằng có từ 70-85% bản làng có đường giao thông và có điện. Các huyện miền núi tỷ lệ thấp hơn tuy nhiên hầu hết các bản làng đều được tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục.

Từ khi có dự án hành lang kinh tế Đông Tây chính phủ Lào đã mong muốn biến con đường này thành động lực phát triển cho Lào nên tháng 2 năm 2002 đã có quyết định xây dựng khu kinh tế đặc biệt Savan- Seno cho Tỉnh. Khu kinh tế này đang được đầu tư xây dựng để đưa vào hoạt động.

2.3 .Đánh giá các nguồn lực và thực trạng du lịch tỉnh Savannakhet

2.3.1. Tiềm năng du lịch của tỉnh Savannakhet

a. Lợi thế về vị trí địa lý: Tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi nằm bên sông Mê Kông, tiếp giáp với hai quốc gia Thái Lan và Việt Nam. Trên hành lang kinh tế Đông Tây, tỉnh có cầu Hữu nghị 2 nối với Thái Lan, có đường 9 nối với Việt Nam qua cửa khẩu Delsavan và Lao Bảo, tỉnh là cửa ngõ sang phía Đông của cả Lào và Thái Lan.

Tỉnh còn nằm trên trục đường xuyên Á Bắc Nam từ Trung Quốc đến Campuchia đường Quốc lộ 13, chính vì thế tỉnh có thể phát triển mạnh việc chuyên chở, trung chuyển hàng hoá trên các tuyến đường này.

Tỉnh cũng như cả nước Lào có rất nhiều tiềm năng về du lịch tự nhiên cũng như nhân văn.

b. Tiềm năng du lịch tự nhiên

- Các khu vực bảo tồn được bảo vệ hay vườn quốc gia (Natural Protected Areas:) Tại Savannakhet có 3 khu bảo tồn tự nhiên lớn là Pu Xang Hae, Dong Nadet and Don Phou Vieng. Đây là những khu rừng nằm tại các vùng trung du và đồi núi của tỉnh. Rừng ở đây gồm các loại rừng kín thường xanh, rừng khô rụng lá, rừng rụng lá hỗn giao. Động vật có voi, hổ, mèo rừng, tê tê, chim có mỏ sừng, có mào và các loài chim kền kền đầu đỏ.

Các khu bảo tồn cũng là khu vực sinh sống của nhiều dân tộc Lào có nhiều những tập tục nghi lễ thần thánh. Trong các khu bảo tồn có nhiều khu rừng được coi là rừng thiêng của đồng bào dân tộc, có nhiều di tích chiến tranh Đông Dương, có một phần đường mòn Hồ Chí Minh của Việt Nam. Có thể có các tuyến du lịch tracking (đi bộ dã ngoại). Hình thức du lịch chủ yếu ở đây là du lịch sinh thái cộng đồng.

- Các danh lam thắng cảnh : Tại vùng đồi núi phía Tây của Savannakhet ở khu vực thượng nguồn của sông Xebanghiang có khá nhiều thác nước đẹp như thác Salaen và thác Sakhoy. Các suối có thắng cảnh đẹp như Kong Phanang và Sammattak.

- Các di tích hoá thạch khủng long.

Năm 1936 một nhà địa chất người Pháp, Jousé Heilman Hoffet, khi khảo sát vẽ bản đồ địa chất của Lào tại tỉnh Savanakhet đã tìm thấy hoá thạch khủng long tại khu vực bản Tang Vay, huyện Sonbuly và bản Naxay huyện Phalanxay.. Sau đó vào những năm 1990,1991 và 1992, những đoàn khảo cổ Lào-Pháp đã tìm thấy nhiều di tích hoá thạch khủng long tại các huyện khác của tỉnh. Toàn tỉnh đã tìm thấy 5 khu vực có dấu vết khủng long tại 5 huyện trong đó đã khai quật 16 vị trí và tìm thấy dấu chân và các bộ xương khủng long. Hiện nay các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng trưng bày hoá thạch khủng long đặt ở Sở Khoa học và Công nghệ.

Toàn tỉnh đến nay đã thống kê được 48 điểm có tiềm năng du lịch tự nhiên đã được phân cấp theo mức độ quản lý như cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện. Các điểm cấp quốc gia là các khu bảo tồn sinh thái lớn nằm trong hệ thống các khu bảo tồn của Lào. Cấp tỉnh là các khu rừng đặc biệt các hồ chứa nước lớn, còn lại hầu hết các thắng cảnh có ý nghĩa địa phương

c. Tiềm năng du lịch nhân văn: Tỉnh có nhiều di tích chùa tháp và lễ hội nổi tiếng, hầu như mỗi bản, làng đều có chùa, các chùa có vẻ đẹp rất đặc trưng. Đây là đặc điểm lôi cuốn du lịch nổi bật của Savannakhet. Hiện đã thống kê được 47 điểm tài nguyên du lịch nhân văn trong đó có 25 chùa, tháp tượng đài và 17 các di tích văn hóa lịch sử khác. Củ thể gồm một số điểm di lịch nổi tiếng như:

- Chùa tháp That Inghang, nằm ở Ban That Inghang, thành phố Kaysone, Đây là chùa được xây dựng vào thời đế chế Sikhottabong của vua Sumitatham 2000 trước đây. Chùa được xây dựng lại năm 1548. Chùa có tháp cao 9 mét là một toà tháp linh thiêng của vùng Nam Lào giống như các chùa nổi tiếng khác của Lào như Tháp Luông.

- Chùa That Xayaphoum: Nằm ở Ban Xayaphoum bên bờ sông Mê Kông được xây dựng năm 1542 đây là chùa được xây dựng theo phong cách và kiến trúc của vùng Savannakhet làm nơi thờ cúng Phật. Chùa cũng là nơi tổ chức các lễ hội đua thuyền trên sông Mê Kông.

- That Phon, Ban Phon, Muang Saiphouthong, Tháp được xây dựng vào thế kỷ 16. Đây là một tháp linh thiêng nhất ở tỉnh, cùng thời với tháp That Phanom ở Thái lan. Hàng năm vào rằm tháng 2 tại tháp này đều có tổ chức lễ hội.

- That Nang Lao, Ban That, Muang Viraburi: Tháp Nang Lao nằm cách thị xã 290 km là tháp Lào có kiến trúc thú vị được cho là xây dựng vào thế kỷ 19 đời

vua Anou (1805-1828) là người đã cử vợ đến cai trị vùng dân tộc thiểu số Phou Tài. Tên của Tháp là nàng Lào ( Lao lady) đã phản ánh sự kiện bà quản lý vùng Phú Tài.

- Các lễ hội: Tỉnh có một số lế hội nổi tiếng như: Lễ hội thu hoạch lúa Boun Khoun Khao (Rice Ceremony) đây là lễ hội ở huyện Sông Khon tạ ơn đất đai cho mùa màng tổ chức theo lịch Phật giáo. Lễ hội đua thuyền (Boat Racing Festival) Boun Ok Pansa and Boun Souang Heua vào cuối tuần chay tháng ba lịch Phật trên sông Mê Kông kết hợp với một số tỉnh dọc sông như Vienchant, Champasak .

- Các tiềm năng du lịch nhân văn khác: Tại Savanakhet còn có nhiều di tích văn hoá lịch sử như thư viện cổ Ho Tay Pidok nằm ở Ban Nonglamchan huyện Champhone cách thành phố Kayxon 90km về phía Đông. Ho Tay Pidok là một công trình kiến trúc quý giá một ngôi chùa hoạt động như một thư viện thực thụ. Chùa được xây vào thế kỷ18, hiện nay đang cất giữ 4000 bản viết trên giấy lá cọ. Đây là bộ sưu tập các tài liệu về Phật giáo viết bằng tiếng Lào cổ Khom-Pali và ký tự của Lào được viết cách đây 200 năm.

Ngoài ra ở tỉnh còn nhiều di tích khảo cổ là những địa điểm có thể khai thác phục vụ du lịch.

d. Lợi thế liên kết du lịch giữa các tỉnh, liên kết quốc gia và liên kết vùng trên hành lang kinh tế đông tây

Savannakhet còn có những lợi thế từ mối liên kết với các tỉnh của Lào, liên kết trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, liên kết quốc gia và liên kết vùng được tạo ra nhờ những chính sách hợp tác và phát triển giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông, bao gồm Sáng kiến Hành lang Kinh tế Đông Tây, Sáng kiến Đa dạng sinh học, v.v.

- Những lợi thế và tác động của Hành lang Kinh tế Đông Tây.

Sự hình thành Hành lang kinh tế Đông Tây đã mở ra những lợi thế phát triển cho các nước trong hành lang nói chung và Savannakhet nói riêng. Tuyến hành lang này có các di sản thế giới được UNESCO công nhận, như Huế (Việt Nam) Sukhothai (phía Nam Thái Lan) và cũng rất gần các di sản lân cận như Mỹ Sơn, Hội An, Phong Nha của Việt Nam… Các di tích lịch sử văn hóa và lịch sử đa dạng trên hành lang đã tạo nên những điểm đến hấp dẫn, với sự đa dạng các loại hình du lịch: thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, ký ức, chiến tranh, hành hương... Sự hấp dẫn này cũng

bổ sung cho nhau và có thể tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho cả khách du lịch trong và ngoài nước.

Du lịch là một trong những lĩnh vực quan trọng được hưởng lợi từ hành lang này. Savannakhet giáp với tỉnh Quảng Trị của Việt Nam ở phía Đông. Quảng Trị có Quốc lộ 1A chạy dọc qua tỉnh. Quảng Trị cũng nằm trên Hành lang Kinh tế Đông Tây xuyên Á nối Mianma - Đông Bắc Thái Lan - Lào đến các cảng biển Việt Nam, trong đó có cảng Cửa Việt. Quảng Trị nằm trên "Con đường di sản miền Trung", phía Bắc có Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng; phía Nam có các Di sản văn hoá thế giới như Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn…

Việc liên kết giữa hai tỉnh Savannakhet và Quảng Trị trong lĩnh vực du lịch sẽ tạo điều kiện khai thác lượng khách du lịch từ các nước trên hành lang đang gia tăng nhanh chóng. Nhân dân vùng Đông Bắc Thái Lan, vùng Trung Hạ Lào, những nơi chỉ biết biển trên bản đồ, nay chỉ mất một ngày để đến ngâm mình trong làn nước xanh ngắt của những bãi tắm đẹp nổi tiếng ven biển Quảng Trị cũng như dọc ven biển Miền Trung của Việt Nam; các cửa khẩu thông thương giữa hai tỉnh sẽ là nơi thu hút khách du lịch đến mua sắm, trao đổi hàng hóa; …Việc đưa vào khai thác và sử dụng Hành lang Kinh tế Đông Tây là cơ hội kết nối Savannakhet với tỉnh Quảng Trị, cơ hội tăng cường hợp tác và trao đổi giữa CHDCND Lào và Việt Nam, cũng như với các nước khác trong Tiểu vùng sông Mê Kông.

- Những lợi thế và tác động của Sáng kiến Hành lang Bảo tồn Đa dạng Sinh học Tiểu vùng sông Mêkông:

Hành lang đa dạng sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau.

Sáng kiến Hành lang Bảo tồn Đa dạng Sinh học Tiểu vùng sông Mêkông được đưa ra và thực hiện trong Chương trình Môi trường Trọng điểm và Sáng kiến Hành lang Bảo tồn Đa dạng Sinh học tiểu vùng sông Mêkông (GMS-CEP-BCI) do Quỹ Hợp tác Giảm nghèo đói của Chính phủ Hà Lan và Thụy Điển tài trợ thông qua cơ quan điều phối là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Chương trình GMS- CEP-BCI bắt đầu từ năm 2006. Thông qua chương trình này, các dự án “Sáng kiến Hành lang Bảo tồn Đa dạng Sinh học” đang được thí điểm tại nhiều địa phương ở Việt Nam cũng như trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông.

Với hệ thống các Khu Bảo tồn Đa dạng sinh học Quốc gia Dong Phou Vieng, Phou Xang Hea và Sebangnouan, Savannakhet là tỉnh đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái của cả khu vực, nhất là trong các lĩnh vực nâng cao chất lượng dịch vụ và giao thông phục vụ du lịch, cung cấp các sản phẩm du lịch, tổ chức các tuyến điểm tham quan, phát triển các nhà hàng, khách sạn, các trung tâm thông tin và dịch vụ du lịch, quảng bá du lịch dựa vào cộng đồng… Các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học xuyên quốc gia cũng đang được thiết lập trên cơ sở các chương trình, dự án hợp tác giữa các nước Việt Nam, CHDCND Lào, Trung Quốc,


- Những lợi thế từ diễn đàn du lịch thế giới

Tháng 7 năm 2009, hội nghị Thế giới về Du lịch sinh thái được Cơ quan Du lịch Quốc gia Lào phối hợp với Discovery MICE (nhà tổ chức sự kiện du lịch Malaysia) tổ chức tại Viêng Chăn với sự tham dự của hơn 300 đại biểu Lào và quốc tế .

Hội nghị này là cơ hội cho Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng có những bước đi xa hơn trong phát triển du lịch sinh thái trên toàn Lào, phát huy các thể mạnh bởi đặc điểm văn hóa, lịch sử riêng biệt, tính an toàn, thân thiện, mến khách và tính liên kết cao với các nước láng giềng. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Vientaein, đã đưa ra phương hướng cho việc phát triển bền vững du lịch sinh thái trên toàn thế giới và đặt ra tiêu chuẩn để các nước khác áp dụng trong khuôn khổ phát triển du lịch sinh thái.

2.3.2. Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh

Hiện nay các loại hình du lịch chủ yếu ở tỉnh là tham quan di tích lịch sử các chùa tháp, lễ hội và du lịch sinh thái cộng đồng.

Tại tỉnh đã thống kê được 48 điểm có thể khai thác du lịch tự nhiên. Có 23 điểm du lịch là di tích lịch sử, 24 điểm du lịch văn hoá. Hệ thống nhà nghỉ tính tới năm 2008 có 78 nhà nghỉ các loại, 16 khách sạn từ 1 đến 3 sao, có 5 cửa hàng siêu thị giải trí. Nhưng tới những năm 2010 và 2011 số lượng này đã được đầu tư xây dựng phát triển nhiều cả về chất và lượng.

Hàng năm có khoảng trên 400 nghìn lượt khách đến tỉnh. Trước đây khách du lịch không nhiều nhưng từ năm 2004 với sự nâng cấp các tuyến giao thông và

mở rộng hành lang kinh tế Đông Tây, lượng khách du lịch đã tăng nhanh. Khách du lịch đến thăm Savannakhet nhiều nhất là từ Thái Lan và Việt Nam. Các khách đi các tuyến du lịch dã ngoại tại các khu bảo tồn rừng là các khách du lịch châu Âu. Từ năm 2000 có 140.224 khách đến năm 2008 đã tăng lên 420.809 lượt khách. Tính đến năm 2011 thì tại Savannakhet đã có 11 công ty tổ chức hoạt động phục vụ du lịch và có 6 chi nhánh nhỏ, số lượng này tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2008 điều này chứng tỏ du lịch đang trở thành một ngành kinh tế đem lại doanh thu cho tỉnh.

Bảng 2.5: Các cơ sở phục vụ du lịch của tỉnh Savannakhet


Năm

Khách sạn

Nhà nghỉ

Cửa hàng ăn uống

Cơ sở vui chơi giải trí

2002

9

21

14

9

2003

8

45

47

6

2004

11

49

47

5

2005

10

57

53

4

2006

10

62

53

8

2007

16

78

53

8

2010

18

108

139

6

2011

24

118

139

26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào - 9

(Nguồn Cục thống kê quốc gia Lào)

Savannakhet thực sự là một tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa được khai thác. Hiện nay do nằm giữa Việt Nam và Thái Lan nên tỉnh mới đóng vai trò trung chuyển cho khách từ Việt Nam qua Thái Lan và ngược lại. Số lượt khách đi qua khá nhiều nhưng thời kỳ lưu trú ở lại tỉnh còn ít. Nếu khách tham quan tại Lào thì thường đi qua Savannakhet để đến Viên Chăn và các tỉnh lân cận. Do đó mục tiêu của Savannakhet là tăng cường đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ vận tải hàng hoá hành khách. Xây dựng mới và nâng cao chất lượng các cơ sở phục vụ du lịch, tuyên truyền, khai thác các tuyến du lịch sinh thái và du lịch xuyên.

Thành phố Kaysone Phongvihan là trung tâm chính phục vụ du lịch tham quan thắng cảnh lễ hội và là điểm xuất phát cho các tour du lịch sinh thái hiện đang được khai thác.

Trung tâm du lịch thấp hơn là tại thị trấn Phine. Hiện nay tại đây cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn ít. Tuy nhiên với vị trí địa lý nằm trung tâm tỉnh và trung tâm tuyến đường 9 đây sẽ là 1 điểm nghỉ chân cho du khách khi tham quan tại Lào. Từ Phine có thể thực hiện các chuyến du lịch đến các huyện lân cận đặc biệt là đến khu rừng bảo tồn Dong Phu Viêng một điểm du lịch sinh thái khá là hoang sơ và có nhiều sức hấp dẫn đối với du khách.

2.4. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet và các giải pháp

Dựa vào trên các thong tin thống kê ở trên cho thấy Savannakhet là tỉnh có rất nhiều tiềm năng về tự nhiên, nhân văn cho phát triển du lịch; đồng thời, các lợi thế tạo ra từ việc đưa vào sử dụng và khai thác Hành lang Kinh tế Đông Tây làm cho các tiềm năng đó có khả năng trở thành hiện thực hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để có thể sử dụng hợp lý và khai thác bền vững các tài nguyên và lợi thế du lịch của tỉnh thì cần có những định hướng cũng như giải pháp phát triển cụ thể như:

2.4.1. Các định hướng về quy hoạch kh ng gian du lịch

- Đó là cần xây dựng các khu vực thuận lợi cho phát triển du lịch với các tiềm năng tự nhiên và kinh tế xã hội như: Khu kinh tế đặc biệt Savan - Senon, khu tự do thương mại tại các cửa khẩu (Densavan - Lao Bảo và cầu Hữu nghị Lào - Thái), vành đai động lực kinh tế cũng như các khu bảo tồn rừng quốc gia và tỉnh.

- Xây dựng các vùng ưu tiên phát triển du lịch để tạo ra các trung tâm du lịch

Thành phố Kaysone Phonvihane là trung tâm chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Savannakhet, là nơi tập trung các cơ quan, văn phòng của các tổ chức nhà nước và quốc tế, là trung tâm dịch vụ, mua bán và giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước. Thành phố có quốc lộ 9 chạy qua, đó là con đường chiến lược về kinh tế - thương mại Đông - Tây. Thành phố đang trở thành một trong các trung tâm du lịch chính phục vụ du lịch tham quan thắng cảnh, lễ hội và là điểm xuất phát cho các tour du lịch sinh thái hiện đang được khai thác.

Các thị trấn cần được đầu tư để trở thành các trung tâm du lịch mới là thị trấn Phin và thị trấn Champhone.

Phin là một huyện miền núi của tỉnh Savannakhet, cách thành phố Kaysone 162km, có diện tích 300.000ha, dân số 53.441 người, đa số làm nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Huyện có khu bảo tồn rừng Dong Phu Viêng với nhiều loài gỗ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023