Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào - 8

Số người trung bình trong mỗi gia đình của tỉnh là 6 người/hộ. Huyện có mật độ lớn nhất là thành phố Kaysone với 230 người/km2. Các huyện phía Nam có mật độ dân số thấp hơn, thấp nhất là huyện Nong, Thapangthong với mật độ 12 người/ km2 .

Ngành nghề chính của tỉnh là sản xuất nông nghiệp nên lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Hiện nay đang dần hình thành một bộ phận lực lượng lao động công nghiệp và dịch vụ. Do có ít việc làm nên phần lớn lao động thanh niên muốn phát triển đều sang các tỉnh lân cận của Thái Lan tìm việc

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm của nước Lào chuyển tiếp giữa trung du, miền núi phía Bắc và phía Nam tiếp giáp với hai nước láng giềng là Thái Lan ở phía Tây và Việt Nam ở phía Đông, tỉnh có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước Lào. Nhìn chung kinh tế của tỉnh từ sau năm 2003 đến nay đã có rất nhiều chuyển biến. Đó là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trình độ lạc hậu, mất cân đối, kém hiệu quả sang một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, đa dạng hơn, và tương đối có hiệu quả. Kinh tế của Tỉnh đang dần dần được củng cố từng bước trưởng thành với sự đầu tư cao hơn vào cơ sở vật chất - kỹ thuật và con người.

Hiện nay bên cạnh việc việc tập trung sản xuất lúa gạo để trở thành vựa lúa của Lào, Savannakhet cũng đang dần dần phát triển một số cây công nghiệp như mía, bông, cao su. Đồng thời hình thành một số ngành công nghiệp như khai khoáng và chế biến, mở rộng khu kinh tế đặc biệt Savan- Senon...

Hiện nay nền kinh tế của tỉnh đã đạt được những chỉ tiêu cơ bản sau:

+ Tổng GDP :

Trước năm 2002 Savannakhet là 1 tỉnh nghèo từ năm 2003 đến nay kinh tế đã có sự khởi sắc. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 30% nhờ liên tục được mùa. Tốc độ tăng GDP trung bình những năm gần đây đạt trên 10% năm.

+ Bình quân GDP:

Trước đây tỉnh có GDP bình quân thấp: năm 2001 là 371 USD/người), đến năm 2005 GDP tăng lên 425USD/người và năm 2009 đạt bình quân 726 USD/người/năm, tăng gần gấp đôi so với năm 2001.

Tuy nhiên bình quân GDP không đồng đều giữa các huyện: Khu vực đô thị thành phố Kayson bình quân GDP là 945USD, các huyện tương đối phát triển như Outoumphone là 783USD trong khi các huyện nông thôn miền núi như huyện Phin chỉ có 350USD.

+ Cơ cấu các ngành kinh tế:

Theo số liệu thống kê mới nhất, cơ cấu GDP năm 2010 là: Nông - Lâm nghiệp: 50,73%, Công nghiệp: 23,43% và dịch vụ chiếm 25,84%. Tỉnh đang phấn đấu để dần dần nâng cao tỷ trọng GDP công nghiệp.

CƠ CẤU GDP CỦA SAVANAKHET

% 100%

80%

60%

40%

20%

0%

TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010


Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

2006 2007 2008 2009 2010 Năm

2.2.3. Các ngành kinh tế

a. Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp được chia làm 3 khu vực như sau: vùng trung du, giữa đồng bằng và vùng ven bờ sông.

* Vùng Trung du chiếm 5 huyện: Noong, Phine, Sepne, Vilabuly và Thapangthong. Tổng diện tích là 11.954,6 km2 tương đương 1.195.460 ha( chiếm 54,95% diện tích tự nhiên toàn tỉnh

* Vùng giữa đồng bằng có 6 huyện là những huyện: Phalanxay, Atsaphon, Atsaphangthong, Uthumphon và Champhone. Tổng diện tích là 630.320 ha ( chiếm 28,95% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh )

* Vùng ven sông gồm có 4 huyện là : Xaybuly, Kaysone, Xay phuthong và Song khon. Tổng diện tích tự nhiên của vùng là: 351.660 ha ( chiếm 16,1%)

Theo số liệu từ dự án “ Khảo sát – thiết kế, cải tạo và xây dựng: cống nước, đập tràn, trạm bơm và hồ chứa nước trong tỉnh Savanakhet” thì tổng diện tích đất có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là: 571.307 ha nhưng theo số

liệu thống kê của tỉnh năm 2009 thì diện tích đất nông nghiệp thực tế đang sử dụng chỉ có: 202.708,5 ha ( chiếm 9,3% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh) trong đó vùng Trung du có 26.449,5 ha; vùng giữa đồng bằng có 89.273,9 ha và vùng ven sông có 86.248 ha

- Trồng trọt

Các loại cây trồng chủ yếu của tỉnh là cây lương thực gồm lúa sắn và ngô. Cây công nghiệp có mía, bông, thuốc lá. Hiện nay tỉnh đang đầu tư trồng cao su và cà phê.

Diện tích đất trồng lúa chiếm đa số ở cả 3 vùng nông nghiệp nhưng tập trung phần lớn ở 2 vùng giữa đồng bằng và vùng ven sông Mê kong – nơi có địa hình thấp và bằng phẳng rất thích hợp cho trồng lúa nước. Diện tích trồng ngô, cây lấy củ và cây công nghiệp hàng năm không đáng kể, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của các vùng.

Bảng 2.3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh năm 2009


Loại hình sử dụng đất

Trung du

Giữa đ.bằng

Ven sông

ha

%

ha

%

ha

%

Cây lúa

23.301

88,1

87.835

98,0

83.019

96,2

ngô + cây lấy củ

2337,5

8,8

1.034,4

1,2

368,0

0,5

Cây CN hàng năm

811

3,1

371,5

0,8

2861

3,3

Tổng số

26.449,5

100

89.240,9

100

86.248

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS phục vụ định hướng phát triển du lịch tỉnh Savannakhet, Lào - 8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Savanakhet năm 2010))

Do hệ thống thủy lợi chưa phát triển nên sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên. Trong tổng số 193.224 ha đất trồng lúa nước thì có 164.968 ha lúa (chiếm 85,4% diện tích cây lúa nước) được tưới nhờ nước mưa và chỉ có

28.256 ha lúa ( chiếm 14,6% diện tích cây lúa nước) được tưới nhờ hệ thống thủy lợi, đặc biệt các huyện Thapangthong (vùng Trung du); Atsaphon, Atsaphangthong, Uthumphon ( vùng giữa đồng bằng) không có diện tích lúa được tưới nhờ thủy lợi. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp của tỉnh không

bền vững và rất dễ bị ảnh hưởng do tác động của thiên tai đặc biệt là thiên tai do lũ lụt và hạn hán.

Các huyện trồng lúa chính của tỉnh là những huyện nằm trong vùng giữa đồng bằng và vùng ven sông Mê kong như: Champhone, Xonbuly, Song khon, Xaybuly, đây cũng là những huyện có diện tích lúa được tưới nhờ thủy lợi nhiều nhất tỉnh.

Diện tích trồng cây lúa nương rất ít, toàn tỉnh chỉ có 931 ha, ở vùng Trung du và phân bố ở các huyện Nong ( 646 ha), Sepone ( 100 ha) và Vilabuly ( 185 ha).

Diện tích trồng ngô và cây lấy củ phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh nhưng số lượng không nhiều, toàn tỉnh chỉ có 1929 ha ngô và 979,9 ha cây lấy củ trong đó vùng Trung du trồng nhiều ngô nhất, vùng giữa đồng bằng trồng nhiều cây lấy củ nhất, vùng ven sông có diện tích trồng ngô và cây lấy củ thấp nhất.

Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm của tỉnh được phân bố nhiều nhất ở vùng ven sông Mê kong, tiếp đến là vùng Trung du, thấp nhất là vùng giữa đồng bằng. Các loại cây công nghiệp ở đây là: Bông, mía và chuối trong đó diện tích trồng mía và chuối chiếm chủ yếu, diện tích trồng bông không đáng kể. Cây mía được trồng nhiều nhất ở huyện Xaybuly (vùng ven sông Mê kong) với

2.486 ha chiếm 99,8 diện tích trồng mía của tỉnh. Cây chuối được trồng nhiều nhất ở huyện Nong ( vùng Trung du ) với 461,5 ha chiếm 34,1% diện tích trồng chuối của tỉnh.

Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của tỉnh là tương đối lớn (như cao su) phân bố ở một số huyện trong tỉnh. Tuy nhiên do không có số liệu chính thức nên không thể thống kê. Tương tự, diện tích đất rừng và diện tích các loại đất khác cũng không thể thống kê được do thiếu nguồn tài liệu.

Sản lượng lúa của vùng Trung du thấp nhất tỉnh, chỉ bằng 10,5% so với sản lượng lúa của toàn tỉnh. Tương tự, sản lượng Ngô và cây lấy củ ở khu vực ven sông rất thấp tuy nhiên sản lượng cây công nghiệp hàng năm của vùng này lại chiếm đa số so với các vùng khác trong tỉnh.

Savannakhet là một tỉnh trồng lúa lớn của Lào. Hiện nay: 85% sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được sử dụng trong tỉnh, 5% cung cấp cho các tỉnh khác và 10% dành cho xuất khẩu.

Năm 2008-2009: Sản xuất lúa đạt 695.764 tấn, năng suất đạt 3,6 tấn/ha, bình quân lương thực 421kg/người/năm.

Bảng 2.4: Sản lượng một số cây trồng chính của tỉnh Savanakhet năm 2009


Loại cây trồng

Trung du

( tấn)

% so với toàn

tỉnh

Giữa đ.bằng

( tấn)

% so với toàn tỉnh

Ven sông ( tấn)

% so với toàn tỉnh

Toàn tỉnh ( tấn)

Cây lúa

72.826

10,5

319.147

45,8

304.091

43,7

695.764

Ngô+ cây lấy củ

4.152

38,9

5.120

48,0

1.403

13,1

10.675

Cây CN hàng năm

9.538

12,1

4.088

5,2

65.280

82,7

78.906

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Savanakhet 2010)

- Chăn nuôi

Trong tỉnh chăn nuôi gia súc như trâu, bò cừu và dê đàn lợn đều thực hiện theo kiểu chăn nuôi gia đình chưa có các trang trại chăn nuối lớn.

Đàn lợn của tỉnh năm 2005 có 231,4 nghìn con, năm 2008 đạt 246,9 nghìn con, tăng 15 nghìn con; điều này cho thấy rằng chăn nuôi lợn và gia cầm là 2 loại con nuôi phổ biến của tỉnh và có tốc độ tăng liên tục qua các năm.

Đàn dê năm 2005 có 39.341 con năm 2008 là 46.360 con tăng thêm 7.000

con.

Đàn bò năm 2005 có 387,4 nghìn con đến năm 2008 tăng đến 391,0 nghìn

con. Đàn trâu tăng gần 3.000 con trong vòng 4 năm 2005 có 282,6 nghìn con năm 2008 là 285 nghìn con.

Số đầu gia súc, gia cầm ở vùng giữa đồng bằng là nhiều nhất, tiếp đến là vùng ven sông, thấp nhất là vùng Trung du. Xét theo từng con thì: Trâu, Bò,

Lợn và gia cầm được nuôi nhiều nhất ở các huyện: Champhone, Uthumphone ( vùng giữa đồng bằng), Songkhone, Xaybuly ( vùng ven sông). Dê được nuôi nhiều nhất ở các huyện Nong, Phin, Vilabuly (Trung du) và huyện Kayson (vùng ven sông).

b. Lâm nghiệp

Savannakhet là một tỉnh có tài nguyên rừng lớn, đến năm 2000 toàn tỉnh độ che phủ rừng chiếm 70 %. Tại đây có 3 khu bảo tồn quốc gia là Pu Xang Hae (109.900 ha), Dong Phu vieng (197000ha) và , Dong Nadet (150.000ha). Rừng kinh tế có hai khu lớn là Dong kapho (9600 ha) và Dong Si Thounh (212ha) (nguồn MAF 2001).

Ngành lâm nghiệp chủ yếu là khai thác gỗ và lâm sản là một ngành nghề chủ yếu của dân cư các huyện miền núi phía Đông của tỉnh nằm trong khu vực các khu bảo tồn tự nhiên.

Savannakhet là một trong hai tỉnh đóng góp nhiều nhất trữ lượng gỗ các loại dành cho xuất khẩu và các sản phẩm xuất khẩu gỗ của Lào (cùng với tỉnh Khammouane). Hầu hết rừng trồng đều do các công ty đầu tư kinh phí và các loại cây chủ yếu là cao su bạch đàn.

c. Ngành Công nghiệp

Công nghiệp trong tỉnh có hai khu vực chính là sản xuất sửa chữa nhỏ và khu vực công nghiệp có đầu tư nước ngoài. Do có đầu tư nước ngoài, từ năm 2000 đã dần phát triển một số phân ngành công nghiệp như khai thác khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt may), chế biến thực phẩm (mía đường, xay xát)...

- Công nghiệp tư nhân

Toàn tỉnh năm 2008 có 2546 cơ sở sản xuất trong đó quy mô lớn có 21 cơ sở quy mô trung bình là 49 và hầu hết là quy mô nhỏ 2476 cơ sở với tổng số 6.892 công nhân và thợ thủ công.

Riêng huyện huyện Atsathangthoong có 354 cơ sở sản xuất nhỏ, trong đó có 138 cơ sở xay lúa, 9 cơ sở sản xuất gỗ, 6 cơ sở làm ống nước và cột nhà, 2 nhà máy nước uống tinh khiết.

Một huyện nhỏ thuần nông như Phalanxay đến năm 2008 cũng có 27 cơ sở sản xuất trong đó có 1 nhà máy lớn, 26 cơ sở nhỏ, với tổng số 155 công nhân.

-. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như các khu, cụm công nghiệp tập trung ở Savan-Senon.

Để khai khác triệt để địa thế trung tâm của mình trong EWEC, chính phủ CHDCND Lào đã quyết định thành lập Đặc Khu Kinh Tế Savan-Seno (Savan- Seno Special Economic Zone, SSEZ). ĐKKT này nằm trong địa phận Savannakhet, gồm 2 địa điểm: tại thành phố Kaysone và Seno.

* Cụm công nghiệp thuộc phường Na-Kè nằm ngay dưới chân cầu Hữu Nghị Lào-Thái, rộng 305 héc-ta.

* Khu kinh tế đặc biệt nằm trong thị xã Sê nô, cách Savannakhet 30km trên quốc lộ 9 rộng 200 héc-ta.

Sê nô là địa danh được ghép lại từ bốn phụ âm đầu trong bốn chữ Pháp: Sud, Est, Nord, Ouest (Nam, Đông, Bắc, Tây). Sê nô trước kia là căn cứ không quân của thực dân Pháp, chia thành Seno trong và Sê nô ngoài. Seno là trục chuyển tiếp giữa quốc lộ 9 và quốc 13. Nay nhờ có dự án EWEC và SSEZ nên Seno đã bắt đầu khởi sắc trở lại.

Các hoạt động kinh tế chủ yếu trong trong các khu kinh tế này là: 1/ Chế biến vật liệu nông lâm (thô) để xuất khẩu ;

2/ Tự do trao đổi hàng hoá ;

3/ Tự do dịch vụ và vận chuyển (bao gồm du lịch, ngân hàng và các sinh hoạt khác).

Ngoài hai khu kinh tế đặc biệt nhằm phát triển công nghiệp, trong tỉnh nhiều năm qua đã có đầu tư nước ngoài cho một số ngành như khai khoáng, chế biến nông sản mía đường.

Một số cơ sở khai thác khoáng sản của nước ngoài đã hoạt động trong tỉnh như sau:

- Khai thác vàng: Mỏ vàng tại Sepone được khoán cho công ty hữu hạn Oxiana Ltd. của Australia khai thác từ 2002, có 20% cổ phần của đại công ty

khoáng chất Rio Tinto (Úc). Oxiana ước tính tổng số vàng tinh lọc được ở Xê- pôn, qua hợp đồng 12 năm, trị giá là 1 tỷ USD.

- Khai thác đồng do Ngân Hàng Đầu Tư Âu Châu (BEI) thực hiện dự kiến thu hoạch lớn hơn nhiều.

Tuy nhiên phần lớn lợi nhuận đến 99% tổng lợi nhuận thu được từ các mỏ đều do các công ty nắm giữ. Đối với việc khai thác khoáng sản tỉnh cần có những biện pháp quản lý và giám sát về mặt môi trường vì khai thác vàng và đồng sản sinh rất nhiều hóa chất độc hại tồn dư trong các chất phế thải do sử dụng hoá chất sulfurie + cyanure trong các công đoạn tinh lọc.

Ngoài ra còn có một số dự án đầu từ nước ngoài lớn như Dự án nhà máy sản xuất đường Savanakhet (Thái Lan với vốn đầu tư là 29 triệu USD), Nhà máy Berala Lao (Ấn Độ), có tổng kinh phí là 350 triệu USD để trồng mía...

Về thủy điện: Hiện nay tỉnh dự kiến xây dựng 2 đập thủy điện trên sông Sebanghieng do Việt Nam đảm nhận

Trong đó:

- Sebanghieng 1 sẽ được xây dựng ở huyện Xonbuly và Thapangthong với công suất dự kiến là 50 Mw.

- Sebanghieng 2 được đặt tại huyện Phin với công suất dự kiến là 52 Mw/năm

-. Các ngành thủ công nghiệp: các ngành thủ công truyền thống hiện nay đã được thúc đẩy phát triển. Chủ yếu là nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải làm hàng thủ công mỹ nghệ chạm khắc đá.

d. Thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ của tỉnh khá phát triển, hiện nay GDP ngành dịch vụ chiếm trên 25% tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ tăng của ngành là 11, 8% năm 2008. Ngành dịch vụ chủ yếu là các hoạt động về thương mại tài chính và du lịch.

- Về thương mại: tỉnh rất quan tâm từng hoạt động của các đơn vị kinh doanh, nhằm thúc đẩy việc sản xuất và quản lý thương mại. Hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh và số đơn vị kinh doanh cũng tăng lên hàng năm.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí