DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt | Giải thích đầy đủ. | |
1 | CSDL | Cơ sở dữ liệu. |
2 | BĐĐC | Bản đồ địa chính. |
3 | TT-BTNMT | Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
4 | XML | Viết tắt từ: eXtensible Markup Language, ngôn ngữ đánh dấu mở rộng. |
5 | GIS | Viết tắt từ: Geographic Information Systems, hệ thống thông tin địa lý. |
6 | DBMS | Viết tắt từ: Database Management System, hệ quản trị cơ sở dữ liệu. |
7 | GML | Viết tắt từ: Geographic marker language, ngôn ngữ đánh dấu địa lý. |
8 | METADATA | Siêu dữ liệu. |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà - 1
- Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Tài Nguyên Nước Tỷ Lệ 1:100.000
- Experimenting To Build The Database On Water Resources At The Rate Of 1: 100,000 To Ensure Water Source Security On The Mainstream Of Da River
- Tổng Quan Vấn Đề Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Tài Nguyên Nước
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh mục các chuẩn xây dựng 35
Bảng 2.2. Các tham số hệ quy chiếu VN-2000 38
Bảng 3.1. Đặc trưng các trạm thủy văn trên dòng chính sông Đà 48
Bảng 3.2: Các Feature Class trong CSDL 66
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Hệ cơ sở dữ liệu 6
Hình 1.2. Cơ sở dữ liệu nền địa lý 8
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình xây dựng CSDL tài nguyên nước 29
Hình 2.2. Mô hình chuyển đổi CSDL tài nguyên nước 43
Hình 2.3. Tham số khai báo kiểm tra lỗi 44
Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà... 50 Hình 3.2. Thông tin các thủy điện lớn trên dòng chính sông Đà 52
Hình 3.3. Độ phân giải thiết kế trong cấu trúc CSDL 68
Hình 3.4. Mô hình thiết kế cấu trúc GeoDatabase 67
Hình 3.5. Thủy hệ dạng vùng trong file trình bày 78
Hình 3.6. Thủy hệ dạng đường trong file trình bày 80
Hình 3.7. Đường biên giới địa giới trong file trình bày 82
Hình 3.8. Địa phận lưu vực sông Đà trong file trình bày 84
Hình 3.9. Địa danh trong file trình bày 86
Hình 3.10. Trạm thủy văn trong file trình bày 88
Hình 3.11. Thủy điện quy hoạch trong file trình bày 90
Hình 3.12. Quy hoạch sử dụng nước trong file trình bày 92
Hình 3.13. Hồ đập quy hoạch trong file trình bày 94
Hình 3.14. Thảm thực vật quy hoạch trong file trình bày 96
Hình 3.15. Nhãn thửa đất quy hoạch trong file trình bày 98
Hình 3.16. Thủy điện hiện trạng trong file trình bày 100
Hình 3.17. Hồ đập hiện trạng trong file trình bày 102
Hình 3.18. Hiện trạng khai thác nguồn nước trong file trình bày 104
Hình 3.19. Ranh giới thửa đất hiện trạng trong file trình bày 106
Hình 3.20. Vùng ranh giới thửa đất hiện trạng trong file trình bày 108
Hình 3.21. Khu công nghiệp trong file trình bày 110
Hình 3.22. Khu kinh tế trong file trình bày 112
Hình 3.23. Nhãn thửa đất hiện trạng trong file trình bày 114
Hình 3.24. Ranh giới an ninh nguồn nước trong file trình bày 116
Hình 3.25. Vùng an ninh nguồn nước trong file trình bày 118
Hình 3.26. An ninh nguồn nước trong file trình bày 121
Hình 3.27. Hiển thị CSDL tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà trên file trình bày 125
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ tên học viên: Trần Thị Thơm. Lớp: CH1TĐ Khóa: 1.
Cán bộ hướng dẫn: TS. Đinh Xuân Vinh.
PGS.TS Trần Duy Kiều.
Tên đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà.
Tóm tắt:
1. Mở đầu
Trong thế kỷ 21 nước được đánh giá là tài nguyên đứng thứ hai chỉ sau tài nguyên con người. Hiện nay, việc đảm bảo an ninh nguồn nước được xem là vấn đề quan trọng và cấp bách nhất, các nguồn nước sông ở nhiều nơi đang có nguy cơ bị suy giảm chất lượng, cạn kiệt, bồi lắng và nhiễm mặn dẫn đến việc cung cấp nước cho các mục đích khác nhau của con người ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. Do vậy, việc đảm bảo an ninh nguồn nước được thể hiện qua các tiêu chí cụ thể như phát triển bền vững, phát triển thủy điện, phát triển nông nghiệp… là các tiêu chí điển hình giúp cho việc dự báo nguồn nước sử dụng một cách hợp lý. Để đáp ứng với những nhu cầu cấp bách trên đòi hỏi phải có một cơ sở dữ liệu tài nguyên nước phục vụ cho việc quản lý, đánh giá và dự báo cho nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng này. Vì vậy, việc thử nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà với tiêu đề “Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà” là một nghiên cứu đi đúng hướng và là cơ sở dự báo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà trên tiêu chí phát triển cho thủy điện nói riêng và là cơ sở góp phần đánh giá nguồn tài nguyên nước trên cả lưu vực nói chung.
Mục tiêu: Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà theo các tiêu chí kỹ thuật hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước bằng công nghệ tin học, cụ thể là ứng dụng bộ phần mềm ArcGIS 10.2.2 để thiết kế CSDL, phục vụ cho công tác quản lý nguồn nước trên dòng chính sông Đà nhằm mục đích là công cụ tốt nhất cho việc quản lý, điều chỉnh dự báo các vấn đề liên quan đến an ninh nguồn nước.
2. Các nội dung chính
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và nội dung đề tài của luận văn, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này bao gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tư liệu gồm:
+ Thu thập các tài liệu đã có, các tài liệu chuyên môn, đề tài khoa học có liên quan đã được công bố, cập nhật các thông tin mới trên mạng, kế thừa các thành quả có liên quan đến nội dung của luận văn.
+ Phân tích nguồn dữ liệu thu thập được từ đó lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Phương pháp đánh giá và khai thác công nghệ gồm:
+ Đánh giá, so sánh các phương pháp nghiên cứu với các phương pháp thông thường khác.
+ Nâng cao độ chính xác của cơ sở dữ liệu.
- Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu:
Xây dựng, quản lý các thông tin hiện trạng của tài nguyên nước. Từ đó phân tích thông tin hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, khoa học nguồn tài nguyên này.
- Phương pháp ứng dụng GIS gồm:
+ Các lớp thông tin được chiết tách từ bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được số
hóa và chuẩn hóa đưa vào cơ sở dữ liệu.
+ Sử dụng công cụ của GIS để chồng xếp các lớp thông tin, kiểm tra độ chính xác giữa các thông tin.
2.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước
Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở, thực hiện theo các chuẩn dữ liệu và khái quát quy trình theo sơ đồ sau:
Tìm hiểu về khu vực nghiên cứu và xác định mục đích của CSDL
Thu thập tài liệu, bản đồ và thông tin cần thiết trong CSDL
Xây dựng dữ liệu thuộc tính | Phân loại và chuẩn hóa đối tượng địa lý theo cây thư mục đã thiết kế | |||
Chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu và biên tập dữ liệu không gian Nhập thông tin thuộc tính CSDL Tài nguyên nước |
3. Thực nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Sông Đà là chi lưu lớn nhất của sông Hồng, được bắt nguồn từ vùng núi Ngưu Sơn tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy vào nước ta tại huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu và hợp thành với sông Hồng tại Trung Hà cách thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ khoảng 12km về phía thượng lưu. Sông Đà có diện tích lưu vực 52.900km2, phần thuộc địa phận Việt Nam là 26.800km2, chiếm đến 50,7% diện tích toàn lưu vực.
Nằm trong vùng núi Tây Bắc, diện tích phân bố chủ yếu tại tỉnh Lai Châu (96% diện tích), Sơn La (63% diện tích), Điện Biên (61% diện tích), Hòa Bình (35% diện tích), và khoảng 46% diện tích ở tỉnh Yên Bái (huyện Mù Cang Chải), Thanh Thủy, Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) và Hà Nội (Ba Vì) với tổng số dân sinh sống khoảng trên 2,2 triệu người.
3.2. Tư liệu sử dụng cho nghiên cứu
Tư liệu sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà bao gồm:
- Tài liệu bản đồ:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu.
+ Bản đồ địa hình 2016 của cả nước theo tỷ lệ bản đồ 1:100.000.
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của vùng Trung Du miền núi.
+ Bản đồ chuyên đề các tỉnh vùng sông Hồng 2016.
+ Bản đồ về an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà trong đề tài: “Nghiên cứu về dòng chính sông Đà và an ninh nguồn nước lưu vực sông Đà” năm 2015: chỉ có dạng bản đồ in (chỉ xem được các dữ liệu chứ không sử dụng load dữ liệu được) bao gồm các dữ liệu về quy hoạch tài nguyên nước, hệ thống thủy văn, hiện trạng nguồn nước (lưu lượng chảy…).