gây ra ô nhiễm môi trường nơi khai thác du lịch và nơi bảo tồn là có thể đề
cao giá trị cảnh quan tài nguyên môi trường.
Cải thiện hạ tầng cơ sở
Các cơ sở hạ tầng của địa phương như đường xá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
Tăng cường hiểu biết về môi trường
Cộng đồng địa phương được hiểu biết rộng hơn thông qua việc trao đổi và học tập với du khách về các phong tục tập quán, bản sắc của nhiều dân tộc khác nhau ở nhiều nơi nhiều nước trên thế giới, từ đó họ mới nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nơi sinh sống cũng như cách nơi khai thác du lịch để tránh gây ra sự suy thoái tài nguyên môi trường.
3.1.2.2 Khó khăn:
Nước thải
Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Nước thải là đường lan truyền nhiều loại dịch bệnh như: Giun Sán, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da do nấm ký sinh, bệnh mắt. Do các hoạt động như sau:
- Việc thải bừa bãi vật liệu xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt là nơi chặt phá rừng ngập mặn để xây bến tàu, làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều.
- Giải phóng mặt bằng, san ủi đất để xây dựng các nhà hàng, khu vui chơi… gây ra xói mòn và sạc lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt khu này.
- Các hoạt động trong quá trình xây dựng làm ô nhiễm nguồn nước, do việc vứt rác và đổ nước thải bừa bãi vào các nguồn nước, cũng như thải một lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị máy móc.
Có 2 điểm cần chú ý khi xử lý nước thải ở đây, nhất là nơi cắm trại:
- Ít nước sinh hoạt sẽ càng làm cho nước thải bị bẩn hơn (nồng độ chất ô
nhiễm cao, nhiều cặn lắng, NH3, pH cao…).
- Các thói quen ẩm thực khác nhau tạo ra các chất bẩn có nồng độ khác nhau trong nước thải.
Rác thải
- Nhiều tàu thuyền đưa khách qua đảo, trên tàu không có sọt rác hoặc có chỉ là hình thức, du khách bỏ rác rất khó khăn, đa phần là du khách vứt rác xuống biển. Vào những ngày mùa rác nổi lên trông rất mất thẩm mỹ cho khu du lịch.
- Thu gom rác chưa có kế hoạch nên thu không hết rác, đa phần là thu gom theo ý muốn, chưa có kế hoạch làm việc cụ thể, rõ ràng.
- Rác không được phân loại, chưa có biện pháp tái sử dụng, mang rác khó
xử lý về thành phố tập trung xử lý, gây ra nhiều khó khăn, bất tiện.
- Thùng chứa rác đặt thiếu thẩm mỹ, hình thức thùng không gây được sự
chú ý cho du khách bỏ rác vào thùng.
- Không có chương trình giáo dục ý thức du khách “không được bỏ rác
xuống biển”, hoặc các nơi công cộng khác.
- Chưa có biện pháp xử lý rác thích hợp, chỉ dùng biện pháp đốt gây ô
nhiễm không khí.
Hình 12: Bãi đốt rác Hòn Tằm
Ô nhiễm không khí
Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói”, tuy nhiên nơi
này có thể gây ô nhiễm không khí do:
- Từ các phương tiện giao thông phục vụ xây dựng, du lịch.
- Quá trình đốt (củi, than, dầu, ga) để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của các cơ sở dịch vụ du lịch (dịch vụ lửa trại cho du khách).
Ô nhiễm phong cảnh
- Khách sạn, nhà hàng có kiến trúc chưa hợp lý, xa lạ với cảnh quan địa phương.
- Xử dụng vật liệu ốp lát không phù hợp.
- Bố trí công trình dịch vụ kém khoa học.
- Xây dựng, san ủi mặt bằng, cải tạo cảnh quan kém.
- Dây điện, cột điện tràn lan.
- Bảo dưỡng kém đối với công trình xây dựng và cảnh quan.
Làm nhiễu loạn sinh thái
Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát tạo ra những vấn đề
sinh thái nghiêm trọng:
- Tác động lên đất gây xói mòn: do quá trình xây dựng nhà hàng khách sạn hoặc công trình vui chơi giải trí phục vụ du khách.
- Xây dựng đường đi tham quan, khu cắm trại gây cản trở hoạt động của động vật hoang dã di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản.
- Phá hoại rạn san hô do nguyên nhân: khai thác làm vật lưu niệm, dịch vụ bơi lặn, lặn biển, bắt cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền, nhiều du khách vô tình hay không có ý thức (dù đã giáo dục bảo vệ sinh vật biển trước khi bơi), đã làm chết nhiều cá con, những hoạt động trên gây ô nhiễm môi trường sống, cùng với việc mất đi những cảnh quan tự nhiên, là nguyên nhân làm cho một số loài động - thực vật dần dần mất nơi cu trú.
- Du lịch thuyền buồm cũng là hoạt động ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật trên biển như: Thuyền buồm lướt nhanh trên biển gây sự sợ hãi cho đàn cá. Rong rêu sẽ chết dần, có nhiều du khách dùng dịch vụ thuyền máy chạy trên biển gây ra những mối nguy hiểm cho người dân
vùng này trong lúc đánh bắt cá bằng thuyền nhỏ, làm người dân rất phẩn
nộ, … Rừng ngập mặn bị xâm hại để xây bến bãi cho thuyền du lịch.
- Nhu cầu của du khách về hải sản được coi là nguyên nhân tác động mạnh đến môi trường của các hải sản có giá trị: Tôm Hùm, Cua biển, Cá Mú… bị đánh bắt quá mức để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch.
- Một số hành động không tốt của du khách như chặt cây, bẻ cành, săn bắn chim thú tại khu rừng phòng hộ là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng sinh vật trong khu du lịch.
3.1.3 Văn hoá - xã hội
3.1.3.1 Thuận lợi
Tăng mức thu nhập cho người dân địa phương
Người dân vùng này được tạo việc làm nhờ vào phục vụ cho khách du lịch như nhân viên phục vụ du lịch, hướng dẫn viên, lái thuyền đưa khách du lịch …
Theo số liệu điều tra của tỉnh Khánh Hoà: Năm 2006 tạo việc làm cho người lao động trong ngành du lịch là 4.120 người. Tăng 1.250 người so với năm 2005. Và ướt tính đến năm 2010 số người lao động trong ngành du lịch là 7.250 người.
Giá trị đất đai gia tăng do thay đổi mục đích sử dụng đất
Trước đây giá đất nơi này vẫn còn rẻ nhưng từ khi khu du lịch này phát triển mạnh thì giá đất đồng thời cũng nâng lên rất cao, dùng cho việc xây dựng nhà hàng khách sạn, khu vui chơi, bán hàng lưu niệm… phục vụ du khách tốt hơn.
Thay đổi cơ cấu và trình độ lao động
Đây là một bước rất quan trọng của vùng, người dân vùng này trước kia chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá dựa vào thời tiết nên rất vất vả, trình độ học vấn của họ rất thấp, từ khi khu du lịch này phát triển thì họ nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao trình độ để có trí thức, có điều kiện thuận lợi phục vụ du khách hơn, tạo công ăn việc làm ổn định, không những tiếp xúc với du khách trong nước mà còn với nhiều du khách
nước ngoài, mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình và phát triển kinh tế xã hội.
Tăng cường vị trí và khả năng phát triển du lịch dựa trên cơ sở phối
hợp với các ngành có liên quan
Như ngành du lịch phải liên kết với ngành giao thông trong việc đưa đón khách, liên kết với ngành thông tin biết được tình hình thời tiết để du khách an tâm hơn khi đi du lịch…
Tạo hình ảnh mới
Khi khách nước ngoài tới vùng này thì họ thấy được những phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân trong vùng, làm tăng thêm sự phong phú hiểu biết của họ. Văn hoá của người dân trong vùng cùng với những hình thức du lịch đã để lại một hình ảnh mới, một hình ảnh tốt đẹp trong lòng mỗi du khách phương xa.
Cải thiện được y tế
Khi khu du lịch thu hút được nhiều du khách thì chất lượng phục vụ cũng được cải thiện về nhiều mặt. Dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn vệ sinh được nâng cao, hệ thống xử lý rác, nước thải được mở rộng và cải thiện, dịch vụ môi trường được nâng lên
Góp phần bảo tồn các di tích lịch sử, di sản văn hoá
Du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo
cổ đang có nguy cơ bị lụi tàn, góp phần đắc lực cho bảo tồn hay khôi phục.
- Nghệ thuật, văn hoá, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền
thống.
- Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp (thông qua ngân sách) cho việc phát triển các hoạt động văn hoá truyền thống, kể cả văn hoá ẩm thực.
- Góp phần khôi phục niềm tự tin và tự hào dân tộc, bảo vệ tính đa dạng văn hoá.
Giao lưu, trao đổi văn hoá giữa du khách và người địa phương
Sự hiểu biết lẫn nhau sẽ tăng lên, xoá bỏ hàng rào ngôn ngữ, hàng rào về xã hội, về tôn giáo và chủng tộc. Nảy sinh những khả năng mới, tiếp xúc
với những tư tưởng mới, những lối sống và nền văn hoá mới. Góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của cả hai phía cũng như sự hiểu biết và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác (kinh tế, chính trị, xã hội, văn minh…).
3.1.3.2 Khó khăn
Dịch bệnh
Nhiều loại dịch bệnh lan truyền nhờ nước như: thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả, viêm ruột, viêm gan, giun sán kí sinh, bệnh ngoài da, bệnh xã hội và những bệnh khác lan truyền do đông người (bệnh hô hấp, lao, cúm…).
Suy giảm các nguồn lợi kinh tế tiềm năng của địa phương
Do sự cạnh tranh của hoạt động du lịch được đầu tư và điều hành của các chủ doanh nghiệp ở vùng khác. Ví dụ: Ngân hàng thế giới (1992) tính rằng, các nước phát triển thu khoảng 55% doanh thu du lịch từ tổng doanh thu du lịch tại các nước đang phát triển.
Gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm
Sự nhiễu loạn kinh tế có thể xuất hiện nếu hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc một vài khu riêng biệt, điều đó có thể dẫn đến sự bùng phát tăng giá đất đai, hàng hoá, dịch vụ trong du lịch có thể làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên dân cư trong vùng. Cư dân trong vùng biến thành lao động rẻ mạt, tạm bợ theo mùa.
Quá tải dân số và mất các tiện nghi môi trường dành cho người địa phương
Khi khách du lịch quá đông, dân cư địa phương bị tranh giành tiện nghi giao thông, nhà hàng, chợ búa và xuất hiện cảm giác bực bội vì mất chủ quyền.
Tác động văn hoá
Trong một số trường hợp có thể có sự xói mòn bản sắc văn hoá, lòng tự tin do sự vượt trội hơn của các đặc trưng văn hoá ngoại lai do du khách mang tới so với văn hoá bản địa. Hiểu lầm và xung đột có thể nảy sinh giữa khách và người dân nơi này vì những khác biệt về ngôn ngữ, thói quen, tôn giáo và cách ứng xử.
Người ta chú ý quá nhiều đến việc quảng cáo để bán sản phẩm du lịch văn hoá và chi phí cho phát triển và bảo vệ sản phẩm. Khả năng chịu đựng của địa phương nhanh chóng bị vượt quá, lối sống đẹp bị ảnh hưởng, bị thoái hoá…
Việc thể hiện văn hoá có thể bị ảnh hưởng qua việc biến truyền thống địa phương, các ngày lễ thiêng liêng và nơi làm lễ thành hàng hoá mất đi các giá trị của nó.
Bảng 10: Kiểu du lịch và sự thay đổi lối sống của người địa phương
Tần suất du khách tại địa phương | Lối sống địa phương | |
1. Thám hiểm | Hiếm hoi | Không gì thay đổi |
2. Tình cờ | Lác đác | Hầu như không thay đổi gì |
3. Đôi khi có tour du lịch | Rải rác | Mong chờ du khách |
4. Tour định kỳ | Địng kỳ gặp | Bắt đầu học theo du khách |
5. Tour thường xuyên | Thường xuyên gặp | Tiềm kiếm tiện nghi Phương Tây |
6. Tour hàng ngày | Lúc nào cũng gặp | Ngưỡng mộ tiện nghi Phương Tây |
7. Ồ ạt | Lúc nào cũng gặp rất đông du khách | Đòi hỏi tiện nghi Phương Tây |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu An Ninh Quốc Gia, Trật Tự An Toàn Xã Hội
- Đa Dạng Hoá Thành Phần Kinh Tế Trong Kinh Doanh Du Lịch
- Kết Quả Khảo Sát Hiện Trạng Khu Du Lịch Sinh Thái Hòn Tằm
- Quy Trình Hoạt Động Của Khu Du Lịch Hiên Nay
- Xây Dựng Chương Trình Phát Triển Dlbv Ở Hòn Tằm
- Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà - 11
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
( Nguồn: Smith, V. L. (France, 1997)).
Các vấn đề xã hội
Ma tuý, nghiện rượu, tội phạm… Có thể bùng phát liên quan đến phát
triển du lịch.
- Du khách giàu tới nơi này sẽ gây nên sự căng thẳng, chênh lệch giữa người có và người không, gây nên sự ghen tị, ghét nhau và hận thù.
- Chính những người dân địa phương là sản phẩm cho nhà phát triển du lịch “Đem bán”. Những người dân bản xứ rời bỏ mảnh đất, những phong tục truyền thống của mình mà phải mỉm cười và làm cho những vị khách du lịch vui vẻ.
- Những chờ đợi vô vọng thường được đưa ra cho người dân địa phương. Họ được hứa hẹn là sự có mặt của du khách sẽ đem lại một sự giàu có mới cho cộng đồng nhưng thực tế những thứ mà nền kinh tế thu lại từ du lịch lại đi đến chỗ các nhà tổ chức và thương nhân.
- Việc mặc cả cạnh tranh về công ăn việc làm đã thay thế tinh thần hợp tác, từng là yếu tố cốt yếu cho sự tồn tại của những cộng đồng chuyên sống bằng nghề đánh cá.
- Cách sống lãng phí và chủ trương tiêu thụ của khách du lịch hoàn toàn trái ngược với cách sống căn cơ của một ngôi làng truyền thống. Nhiều thanh niên trở nên bị thu hút bởi những hình ảnh quyến rũ của khách du lịch và cố gắng bắt chước cách cư xử của họ. Mâu thuẫn giữa những bậc cao tuổi và tầng lớp trẻ nảy sinh và sự chia rẽ trong cộng đồng cũng bắt đầu xuất hiện.
(Kết quả điều tra nghiên cứu thực tế tại khu vực khai thác du lịch Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà).
Luật pháp và trật tự
Tăng thêm xung đột xã hội, tăng mâu thuẫn đối kháng giữa các nhóm có lợi ích khác nhau, tăng tội phạm, căng thẳng và bất an xã hội. Cần nhiều cảnh sát hơn,dân quân dịa phương và nhiều biện pháp kiểm soát hơn.
3.1.4 Tác động vùng biển
3.1.4.1 Thuận lợi
Nhờ vào hoạt động du lịch mà cảng biển được xây dựng nhằm phục vụ cho công tác neo đậu của tàu thuyền. Mọi người biết nhiều tới vùng biển nơi này hơn.