Quy Trình Hoạt Động Của Khu Du Lịch Hiên Nay

Hoạt động đánh bắt gần bờ giảm vì gần bờ phục vụ cho việc vui chơi giải trí

của khu du lịch biển. Nên chủ yếu là đánh bắt xa bờ.

Năm 2002 tổng số tàu cá có gắn máy là 3.394 chiếc với tổng công suất 123.900CV, trong đó thuyền nhỏ khai thác gần bờ chiếm 75%. Nhưng trong 2 năm 1997 - 1998 tỉnh đã giải ngân 34 tỷ đồng cho ngư dân đóng mới 37 tàu, thuyền đánh bắt xa bờ.

Các sản phẩm của biển bán được giá cao vì sản phẩm này sử dụng làm quà

lưu niệm, mang lại nguồn thu lớn cho ngư dân khai thác trong vùng.

Vùng biển được khai thác du lịch nên công tác bảo tồn sinh thái biển thực

hiện một cách rất nghiêm túc và chặt chẽ.

Năm 2000 - 2003 kim ngạch xuất khẩu nhảy vọt , bình quân đạy 31%/năm. Trong đó, ngành chế biến hàng thủ công mỹ nghệ làm quà lưu niệm chiếm 10% - 20%.

(Nguồn: Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại – Khánh Hoà thế và lực mới trong thế kỷ XXI, 2004).

3.1.4.2 Khó khăn

Việc xây dựng khách sạn ở vị trí gần các cửa sông cũng gây ra nhiều vấn đề đối với quá trình phát triển tự nhiên ở nhiều trường hợp sẽ dẫn đến việc xói lở bờ biển.

Việc khai thác cát với quy mô lớn trong xây dựng cũng là một nguyên nhân gây xói lở bờ biển.

Mâu thuẫn trong phát triển nghề biển truyền thống tại khu du lịch, hoạt động du lịch ảnh hưởng đến sinh hoạt và việc làm truyền thống của ngư dân, nhiều thanh niên bị cuốn hút vào ngành du lịch, sẽ làm mất đi một số lao động trong nghề biển truyền thống ở khu vực.

Trong nhiều trường hợp, các chất thải không được xử lý và trực tiếp đưa xuống biển gây ô nhiễm nước biển ven bờ, làm hạn chế các hoạt động tiếp xúc với nước biển. Tình trạng ô nhiễm này còn ảnh hưởng đến các bãi ngầm san hô và các sinh vật dưới biển, làm giảm chất lượng của môi trường ven biển.


Thực vật

Khí thải (SOx, NOx, CO2)

Tiếng ồn, độ

Cháy nổ

Lợi nhuận kinh tế

Cơ sở hạ tầng

Hạng mục công

Phúc lợi xã hội

Giải trí

Ý thức bảo tồn

Tổ chức quản lý

Nước thải

Đất

Nước

Không khí

Con người

Động vật

Chất thải rắn

Thực vật

Động vật

Năng lượng Điện Nước Khí đốt

Nhiên liệu

Con người

Hình 2: Quy trình hoạt động của khu du lịch hiên nay


Kinh tế

Cảnh quan




Bảo tồn




Điều hoà khí




Chiếu sáng




Vận hành máy




Nuôi, trồng




Sinh hoạt




Vui chơi giải trí




Nấu nướng




Vận chuyển




Nhân sự




Khách du lịch




Dịch vụ




Vốn đầu tư




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN



Bãi đốt rác

Chòi nghỉ

Chòi nghỉ

Chòi nghỉ

Nhà bảo trì


Cây xanh

Trạm thông tin

Chòi nghỉ

Nhà tắm nước ngọt

Chòi nghỉ

Nhà hàng Tràu Cau

Bãi Biển

Bãi Biển

Nơi đón khách

Quà lưu niệm

Khu vui chơi giải trí

Khách Sạn

Nhà tắm nước ngọt

Biểu tượng Hòn Tằm

: Đường thu rác


Hình 3:Mô hình khai thác du lịch ở Hòn Tằm hiện nay

SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 67

3.2 TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG DLBV

3.2.1 Tiêu chuẩn xây dựng chương trình DLBV

Điển hình cho một khu du lịch tự nhiên, với nhiều cảnh quan còn lưu giữ lại nét hoang sơ cùng với một hệ sinh thái đặc thù của vùng ven biển.

Kiến trúc: Các công trình văn hoá, khu vực quản lý và nhà hàng đều mang nét đặc trưng văn hoá truyền thống của dân tộc.

3.2.1.1 Tiêu chuẩn sinh thái

Cảnh quan tự nhiên

Hàng năm phải có kế hoạch chăm sóc và trồng mới cây xanh, tạo cảnh quan thẩm mỹ trong mắt du khách, luôn luôn duy trì được mảng cây xanh thích hợp trong khu du lịch. Diện tích mảng cây xanh chiếm 15% tổng diện tích toàn khu du lịch.

Sử dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm:

Nhằm tăng cường chiến lược tiếp thị định hướng vào bảo vệ chất lượng môi trường. Bất kỳ một ngành nào, sản phẩm nào cũng cần có tiếp thị nhất là trong ngành du lịch. Cần phải quảng bá hình ảnh khu du lịch theo hướng bảo vệ môi trường để du khách thấy được việc đi du lịch là góp phần gián tiếp vào công cuộc bảo vệ môi trường ngày một tốt hơn.

Sử dụng chính sách tiêu thụ xanh

Để vừa mang lại lợi ích cho kinh doanh du lịch, cho nền kinh tế địa phương, cụ thể là:

- Tránh các sản phẩm sản xuất từ các nguyên liệu gây nguy hại cho môi trường.

- Tránh các hàng hoá quá nhiều bao bì.

- Mua các sản phẩm tái chế hoặc có thể tái chế đựơc.

- Sử dụng nguyên liệu địa phương sẵn có, thuận tiện, dễ tiêu thụ, dễ

phân huỷ…

Đối với năng lượng

Các tổ chức du lịch, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn, thường sử dụng nhiều năng lượng. Cần kiểm toán để phát hiện những điều kiện có thể tiết kiệm năng lượng.

- Thay cửa tự động mở bằng cửa mở tay, có hệ thống tự ngắt điện khi

khách ra khỏi phòng và tự đóng điện khi khách vào phòng.

- Sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất nước nóng, nhất là chỗ cắm

trại…

- Với khí hậu mát mẻ phần lớn nhà hàng được xây dựng theo kiến trúc vùng quê chỉ có quạt máy là chủ yếu, không có máy điều hoà hay máy lạnh … vì vậy vấn đề tiêu hao năng lượng không đáng kể.

- Những thiết bị này chủ yếu chỉ có trong khu trung tâm và những nơi cần thiết, vì thế trong quá trình cải tạo lại nhà hàng cần sử dụng tối đa kỹ thuật thông khí và cách nhiệt tự nhiên.

Đối với vấn đề nước

Sử dụng hiệu quả nước sinh hoạt, vừa có ý nghĩa môi trường vừa có lợi cho kinh doanh, vì nhu cầu sử dụng nước ở khu du lịch thường là rất cao. Nơi có khả năng tiết kiệm nước nhiều nhất là phòng nghỉ của khách, chỗ giặt giũ…

Chất lượng không khí và tiếng ồn

Khu du lịch khi quy hoạch hay xây dựng phải cách xa đường cao tốc 50m. Để đảm bảo không khí được trong lành và mức độ ồn thích hợp.


Hàng hoá và chất thải

Thực hiện chiến lược 3R

- Reuse (tái sử dụng).

- Reduce (giảm xả thải)xây dựng chương trình hành động “ít xả

thải”, “cái gì mang vào sẽ được mang ra”.

- Recycle (tái chế) tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì không cần thiết.

Giao thông vận tải

Tăng cường vận tải công cộng và các phương tiện vận tải mới đáp ứng nhu cầu du khách (tàu, thuyền chèo tay…) nhưng tiết kiệm năng lượng và giảm tác động xấu tới môi trường.

Bảo tồn

Thực hiện tốt công tác bảo tồn hệ động - thực vật và các công trình văn hoá. Hàng năm nên duy trì kinh phí cho việc bảo tồn các khu đa dạng sinh học biển, rừng và các di tích lịch sử văn hoá có giá trị khác. Tránh việc gây hại cho khu bảo tồn bằng nhiều hình thức như: không khai thác du lịch khu này, có chương trình bảo vệ thích hợp, tạo việc làm cho người dân trong vùng để họ thấy được lợi ích của việc bảo tồn… có như vậy công việc bảo tồn mới có hiệu quả.

Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng

Xây dựng hoà hợp với môi trường, phù hợp với đời sống của dân địa phương, phù hợp với thị hiếu của mọi tầng lớp nhân dân.

3.2.1.2 Tiêu chuẩn xã hội

Tránh xây nhà hàng khách sạn lớn: xây dựng nhà hàng khách sạn trong khu du lịch phải phù hợp với kiến trúc địa phương, hợp với phong tục tập quán bản địa, tạo ra được nhiều nét đẹp thẫm mỹ trong kiến trúc.

Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển du lịch: khi muốn quyết định một điều gì đó thì cần phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân bản xứ, vì họ sinh ra và lớn lên ở đây nên họ có những hiểu biết rõ về nơi đây. Và để người dân trong vùng cùng tham gia quản lý thì sẽ tạo ra những thuận lợi cần thiết hơn.

Đào tạo cán bộ

Đào tạo cán bộ nhân viên du lịch là cốt yếu của sự thành công DLBV, trong đó quan trọng nhất là chương trình lồng ghép mục tiêu môi trường vào hoạt động kinh doanh du lịch.

Tạo việc làm cho dân địa phương, tăng cường các công tác phúc lợi xã hội: khu du lịch muốn được hoạt động tốt thì nhất thiết phải tạo việc làm

cho người dân trong vùng, mang lại thu nhập cho họ để họ thấy được lợi ích phải bảo vệ khu du lịch. Không những giúp người dân trong vùng mà còn mở rộng ra các vùng lân cận, liên kết tạo điều kiện giúp nhau cùng phát triển và mang lại nhiều phúc lợi cho xã hội.

3.2.2 Phân khu vùng

3.2.2.1 Khu trung tâm


Hình 13 Khu trung tâm Hòn Tằm  Là khu vực đầu tiên đập vào mắt du khách 1

Hình 13: Khu trung tâm Hòn Tằm

Là khu vực đầu tiên đập vào mắt du khách một cái nhìn bao quát về khung cảnh của một khu du lịch mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc, với những kiến trúc văn hoá tạo ấn tượng sâu đậm từ chiếc cổng đến sân khấu sẽ đưa du khách từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Xây dựng nhà văn hoá, bên trong có các mô hình, hình ảnh, những hoạt động vui chơi giải trí ở Hòn Tằm.

Tổ chức ẩm thực miền hải đảo, trưng bày những vật lưu niệm của khu du

lịch Hòn Tằm.

Xây dựng những chòi nghỉ, nhà vệ sinh phù hợp cho từng khu.


Hình 14: Căn nhà trưng bày sản phẩm văn hoá

3.2.2.2 Khu vực dọc theo ven đảo

Khu này tổ chức các môn thể thao sông nước như: lướt ván, lắc thúng, bóng chuyền bãi biển, lặn… các bộ môn thể dục thể thao và các trò chơi nhân gian truyền thống thường tổ chức trong các dịp lễ như cầu Ông, đua thuyền… mọi người có thể trực tiếp tham gia vào cuộc chứ không chỉ tham quan. Khi tổ chức trong các khu vui chơi giải trí nó càng có tính phổ thông và lôi cuốn hơn đối với mọi tầng lớp và nhất là giới trẻ. Đây là loại hình có khả năng hấp dẫn cao đối với khách quốc tế.

Xây dựng các chòi nghỉ mát dọc theo bãi biển, để du khách được ngắm nhìn bãi biển trong xanh, nên thơ trong lành, du khách quên đi những ngày lao động vất vả.

Du khách có thể du ngoạn bằng thuyền buồm trên biển để ngắm nhìn những đàn cá nơi đây và toàn bộ vùng sông nước hải đảo này.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí