Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai - 12

3.6.5.2. Xây dựng bộ máy quản lý về môi trường tại Công ty

Sơ đồ tổ chức quản lý được thể hiện trên hình 3.10



GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT



Cán bộ chuyên trách môi trường phòng kỹ thuật

Công trường khai thác lộ thiên

Hình 3.10. Sơ đồ quản lý công tác cải tạo, phục hồi môi trường Chức năng, nhiệm vụ

Ban giám đốc Công ty phân công phó giám đốc kỹ thuật phụ trách công tác môi trường có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện công tác cải tạo và phục hồi môi trường.

Đơn vị thực hiện cải tạo phục hồi môi trường sẽ tiến hành lập một tổ quản lý và giám sát các công trình, hạng mục đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình trong quá trình thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường trong từng giai đoạn.

Kiện toàn Phòng kỹ thuật môi trường và cán bộ chuyên trách về môi trường để theo dòi giám sát tham mưu cho phó giám đốc phụ trách chỉ đạo.

Xác định rò trách nhiệm, phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản từ cấp công trường, phân xưởng. Việc phân cấp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Đảm bảo sự chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ trong công tác bảo vệ môi trường trong khu mỏ; phân công rò ràng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong đơn vị.

Phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quy định của Luật BVMT.

Phân cấp quản lý về bảo vệ môi trường gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm giám sát của Công đoàn, các đoàn thể và cả hệ thống chính trị.

Tăng cường hoạt động giám sát, thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường .

3.6.5.3. Quan trắc môi trường

Để đảm bảo quá trình thực hiện không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường cần phải quan trắc môi trường định kỳ 2 lần /năm.

* Quan trắc chất lượng nước

Thông số giám sát: PH, DO, COD, BOD, SS, kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, As, Fe, Mn) tổng N, tổng P; Tần số quan trắc: 2 lần/năm; Phương pháp lấy mẫu và phân tích theo TCVN; quy chuẩn đánh giá theo QCVN.

Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước được trình bày trong bảng 3.19 Bảng 3.19. Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước


TT

Điểm quan trắc

Vị trí quan trắc

I

Nước mặt (3 điểm)


1

NM.1

Điểm nhận thải suối Ngô Quyền

2

NM.2

Điểm nhận thải suối Ba Toa

3

NM.3

Điểm nhận thải suối Đông Đá mài

II

Nước biển ven bờ (03 điểm)



NBVB-1

Cảng Km6


NBVB-2

Cửa suối Ba Toa

1

NBVB-3

Cửa suối Ngô Quyền

III

Nước thải (05 điểm)


1

NT.1

Moong lộ thiên Lộ Trí - Đèo Nai

2

NT.2

Moong vỉa Dày - Đông khe Sim

3

NT.3

Hố lắng xưởng sửa chữa cơ khí

4

NT.4

Hố lắng than 1 cảng Km6

5

NT.5

Hố lắng xưởng SCCK cảng Km6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai - 12

* Giám sát chất lượng không khí:

Do địa hình phía Nam sau khai thác vẫn tồn tại dãy núi che chắn ngăn cách khu vực dân cư nên chỉ cần quan trắc một số điểm theo bảng 3.19.

Thông số quan trắc: Bụi tổng cộng, CO, SO2, NOX, tiếng ồn, độ rung; tần suất thu mẫu và phân tích: 2 lần/năm; Phương pháp lấy mẫu và phân tích theo TCVN; quy chuẩn đánh giá theo QCVN.

Bảng 3.20. Vị trí các điểm quan trắc không khí


TT

Điểm quan trắc

Vị trí quan trắc

1

KK.1

Khai trường vỉa Dày Đông Khe Sim

2

KK.2

Đường vận chuyển than xuống cảng Km6

3

KK.3

Bãi chế biến than Khe Sim

4

KK.4

Bãi thải Khe Sim

5

KK.5

Khu điều hành sản xuất cảng Km6

* Giám sát dịch động, sụt lún và môi trường đất

Bố trí các điểm quan trắc, các mốc để đo sự sụt lún bề mặt địa hình khu vực bên trên khu vực khai thác. Quá trình quan trắc này được tiến hành trong cả quá trình khai thác của mỏ và khi đã kết thúc khai thác để đưa ra được các nhận xét về mức độ sụt lún của mỏ nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp .

Vị trí các điểm quan trắc môi trường đất được trình bày trong bảng 3.21 Bảng 3.21. Vị trí các điểm quan trắc môi trường đất

TT

Điểm quan trắc

Vị trí quan trắc

1

Đ.1

Bãi thải Đông Khe Sim

2

Đ.2

Khai trường Đông Khe Sim

3

Đ.3

Khai trường Lộ trí - Đèo Nai

* Giám sát khác

Thông số giám sát gồm các yếu tố: thẩm thấu, xói mòn, trượt lở, sụt, lún đất, thay đổi mực nước mặt, nước ngầm...

Địa điểm: Các moong khai thác và bãi thải. Tần suất: 1 lần/năm

Phương pháp lấy mẫu và phân tích theo TCVN; quy chuẩn đánh giá theo QCVN.

3.6.5.4. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường

Giảm thiểu tác động của bụi: Sử dụng bua nước trong quá trình nổ mìn kết hợp nổ mìn vi sai, phun nước, che bạt trong khi vận chuyển đất đá. Tưới đường bằng ô tô chuyên dụng để chống bụi.

Giảm thiểu tác động của khí độc: Cần định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị cơ giới.

Giảm thiểu tiếng ồn: Sửa chữa định kỳ các thiết bị, có thể lắp các thiết bị giảm âm để giảm thiểu tiếng ồn. Tổ chức lao động hợp lý, sắp xếp lao động luân phiên

tránh làm việc nhiều thời gian liên tục ở nơi có tiếng ồn lớn. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động.

Chống trôi lấp đất đá: Để hạn chế trôi lấp đất đá, áp dụng một số biện pháp như quá trình đổ đất theo đúng thiết kế, trồng cây trên các sườn tầng, mặt bằng đổ đất, tránh rửa trôi tạo xói mòn có thể gây sạt, trượt đất đá. Những vị trí thuận lợi tiến hành trồng cây xanh tạo ổn định.

An toàn thi công phải tuân thủ đặc biệt nghiêm ngặt về quy trình an toàn trong thi công mỏ về cự ly dừng đỗ xe, trình tự và cách thức san gạt khu vực khai thác.

3.6.5.5. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức

- Xây dựng chương trình thường xuyên tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

- Đa dạng các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông (Đài phát thanh, Truyền hình, Báo, tổ chức các cuộc thi tim hiểu, tổ chức các ngày lễ môi trường…) nhằm:

- Thông báo rộng rãi đến cộng đồng các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, và khắc phục ô nhiễm môi trường.

- Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp về công tác quản lý, bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

- Hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện nếp sống sạch, hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng gia đình văn hoá…

- Bổ sung và hoàn thiện các chương trình giáo dục tài nguyên và môi trường

+ Tổ chức các chương trình truyền thông môi trường cho đối tượng là: Cán bộ lãnh đạo công ty, các phòng ban, các công trường phân xưởng, cho từng cán bộ công nhân viên.

+ Đối với các buổi hội họp, hội nghị, cần nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện chương trình gắn với giáo dục môi trường phù hợp yêu cầu nâng cao nhận thức.

+ Xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường.

3.6.6. Các giải pháp quản lý

3.6.6.1. Nhận xét chung

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp than và Khoáng sản Việt Nam đã có nhiều nỗ lực giải quyết các vấn đề bức xúc về tài nguyên môi trường do hoạt động khoáng sản than gây ra. Tuy nhiên, để khắc phục những hậu quả tiêu cực về môi trường đã tích tụ từ lâu, hạn chế những tổn thất về tài nguyên và môi trường, những sự cố môi trường có thể xảy ra trên những khu vực có hoạt động khoáng sản, đáp ứng những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn công nghiệp than và Khoáng sản Việt Nam cần tăng cừờng các giải pháp quản lý Nhà nước về môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Các giải pháp quản lý môi trường phải đáp ứng được các nguyên tắc chung là:

- Gắn kết hài hoà giữa yêu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường; đảm bảo phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá xã hội và lịch sử mỗi khu vực và toàn vùng có hoạt động khoáng sản, theo từng giai đoạn phát triển.

- Công tác Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản phải được tiến hành thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính; tích cực đầu tư khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường do nhiều năm để lại.

- Trách nhiệm quản lý môi trường trong hoạt động khoáng sản trước hết là của các doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản; đồng thời là trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước liên quan.

- Tổ chức, cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp gây tổn thất tài nguyên và ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư lân cận các khu vực khai thác khoáng sản; tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng chuyên dùng phục vụ hoạt động khoáng sản và kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.

Trên cơ sở các vấn đề hiện trạng việc thực thi các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở hoạt động khoáng sản và doanh nghiệp quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và nguyên tắc chung của các biện pháp quản lý đã nêu trên, luận văn đề xuất các giải pháp quản lý áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

Nhà nước phục vụ cho chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho hoạt động sản xuất than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới như sau:

3.6.6.2 Các giải pháp đề xuất

* Giải pháp về tổ chức và bộ máy

- Kiện toàn cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường từ tỉnh đến xã, phường và cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực có hoạt động khoáng sản.

- Xác định rò trách nhiệm, phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản giữa Tập đoàn công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam, các ngành và địa phương để quản lý, phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trong khai thác khoáng sản.

Việc phân cấp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo sự chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ trong công tác quản lý nhà nớc về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; phân công rò ràng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan, tránh chồng chéo.

+ Phù hợp với nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Phân cấp quản lý nhà nớc về bảo vệ môi trường gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Tỉnh và các đoàn thể.

- Tăng cường hoạt động giám sát, thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên trong khai thác, chế biến khoáng sản. Thực hiện nghiêm túc văn bản số 491/CP ngày 13/5/2002 của Chính phủ về vùng cấm, hạn chế hoạt động khoáng sản.

- Tăng cường sự tham gia giám sát của các tổ chức đoàn thể chính trị và cộng đồng.

* Giải pháp về quy hoạch quản lý vùng về môi trường

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam trong thời gian qua đối với khoáng sản than là phát triển theo nhu cầu thị trường mà chưa theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, do đó chưa đánh giá đúng mức những tác động đến môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cho phát triển các ngành kinh tế khác trong khu vực và phát triển

kinh tế - xã hội toàn vùng Quảng Ninh.. Để làm cơ sở đề xuất chính sách quản lý và điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp và đáp ứng được phát triển bền vững, quy hoạch trong đó thực hiện các yêu cầu sau:

- Kiểm kê các thành phần tài nguyên môi trường trong từng phân vùng môi trường (phân vùng môi trường được xác định phạm vi không gian của phân vùng trên các chỉ tiêu sau: Theo địa giới hành chính, theo lưu vực nước, theo địa hình, theo hệ sinh thái, mục đích sử dụng và bảo tồn, và theo mức độ ô nhiễm và mức độ cần bảo vệ) như: Điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng, nước, đất, khu vực cần bảo vệ như đầu nguồn các lưu vực nước, các hệ sinh thái cửa sông ven biển…

- Xác lập ngưỡng chịu tác động môi trường của các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên các khu vực có hoạt động khoáng sản và năng lực giải quyết các vấn đề môi trường của hệ thống các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp v.v làm cơ sở xác lập quy mô, công suất (kể cả theo độ sâu khai thác) và nhu cầu sử dụng tài nguyên (đất đai, rừng, nước ...) đối với từng khu vực.

- Phát hiện các vấn đề về môi trường, xác định mức độ ô nhiễm nước, không khí, đất ...và mức độ suy thoái môi trường trong các phân vùng; Rà xét lại các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội toàn vùng và các phân vùng, ngành có liên quan đến hoạt động khoáng sản trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý môi trường vùng đảm bảo tính pháp lý và tính phù hợp của phương án phát triển ngành than và hoạt động khoáng sản như:

+ Quy hoạch hệ thống hạ tầng phục vụ cho các hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ than, trong đó:

+ Bố trí hợp lý tổng mặt bằng khu mỏ trên cơ sở bố trí hợp lý vị trí các khâu nhằm giảm thiểu sự cộng hưởng tiếng ồn hoặc tránh ô nhiễm bụi theo hướng gió, theo loại hình sản xuất và sử dụng hợp lý diện tích đất đai để giảm thiểu việc xâm phạm thảm thực vật; Bố trí các vùng đệm cách ly hoạt động khoáng sản với các khu vực dân cư, các hệ sinh thái nhạy cảm.

+ Quy hoạch đồng bộ công tác khai thác, đổ thải với việc thoát nước trong phạm vi khai trường mỏ và giữa các mỏ trong phân vùng theo lưu vực nước sông suối, theo địa hình…

+ Quy hoạch việc phục hồi môi trường khi kết thúc khai thác và đổ thải một cách phù hợp với tổng thể phát triển của địa phương nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất sau này.

+ Tập trung nguồn lực quản lý tài nguyên và môi trường đối với hoạt động khoáng sản lân cận các vùng kinh tế trọng điểm, đô thị, dân cư và hệ sinh thái nhạy cảm, các lưu vực nước quan trọng nhằm thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường dân sinh.

Một số nội dung cụ thể sau:

- Sử dụng đất đá thải trong khai thác than để san lấp mặt bằng khu đô thị và khu công nghiệp, làm đường vận chuyển (thay thế đá vôi, cát hoặc khai thác đất tại các sờn đồi như hiện nay).

- Khuyến khích Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam và các doanh nghiệp có hoạt động khoáng sản đầu tư các dự án cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên v.v:

- Sử dụng tiết kiệm nước, hạn chế xâm hại hoặc gây ô nhiễm nguồn nước. Cải tạo moong khai thác lộ thiên thành hồ chứa nước sạch; tái sử dụng nước thải mỏ và nước dùng trong chế biến, sàng tuyển; tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải: nước thải, đất đá thải, dầu cặn ...

* Đầu tư trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá.

- Khôi phục môi trường và đầu tư dự án phát triển thân thiện môi trường tại những khu vực kết thúc hoạt động khoáng sản hoặc di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng tài nguyên thay thế; áp dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường; đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, công nghệ bảo vệ môi trường và cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ và phối hợp với cộng đồng dân cư tại những khu vực có hoạt động khoáng sản trong hoạt động quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường như: ưu tiên tiếp nhận vào làm việc; hỗ trợ kinh phí làm đường dân sinh và các khu sinh hoạt cộng đồng.

- Đào tạo cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường có trình độ cao cho các ngành và các địa phương.

- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý tài nguyên môi trường và hoạt động khoáng sản.

- Khuyến khích tài trợ và đầu tư các dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu, lập kế hoạch làm ổn định và phủ xanh các bãi thải, tăng nhanh tiến độ trồng rừng trên bãi thải đạt hiệu suất cây sống cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022