3.6.1.4. Xử lý bụi tại các kho bãi lưu trữ và chế biến than
Tại khu vực kho bãi, bụi phát sinh từ những nguồn sau: Chất nguyên liệu thành đống; chuyển động của các phương tiện vận tải trong khu vực kho bãi và bốc dỡ hàng từ xe xuống. Để kiểm soát bụi đối với các kho bãi chứa than, cần vây kín điểm đổ thải bằng các ống lồng hoặc các cầu thang đá; bố trí các màn chắn gió; sử dụng các phương pháp che phủ kín bề mặt của kho chứa.
Hệ thống tưới nước ở khu vực kho bãi: Tưới các đống than tránh bụi thoát ra từ bề mặt của chúng là phương pháp truyền thống. Hệ thống phun tưới bao gồm: tháp nước, thiết bị phun tưới và đường ống nằm xung quanh khu kho chứa.
Hệ thống phun tưới thường được lắp thành những nhóm dọc hai bên của các bãi than để thuận tiện cho việc phun nước lên toàn bộ các bề mặt của bãi than. Đặc biệt tại các bun ke nhận than lượng bụi phát thải lớn cần phải bố trí vòi phun,được thể hiện hình 3.6. Hiệu quả của phương pháp này dao động trong khoảng 50 75%.
Hình 3.6. Vòi phun hoạt động ở bunke nhận than
3.6.1.5. Xử lý bụi tại nhà sàng, tuyển than
Khi than được thoát ra từ một thiết bị hoạt động thì bụi than sẽ bay trong không khí vài giây cho tới khi luồng bụi than lắng xuống. Trong quá trình bụi than đang lơ lửng thì bất cứ luồng gió nào cũng có thể làm phát tán nguồn bụi này trong không khí. Các biện pháp kiểm soát gồm: Tách chiết bụi và ngăn cách hạn chế bụi.
Phun sương cao áp: Trong các nhà máy tuyển, tại các đường vận chuyển xe hoạt động liên tục và việc bốc xúc dỡ tải diễn ra thường xuyên. Biện pháp đang áp dụng là dùng hệ thống phun sương cao áp chống bụi. Biện pháp này đã được áp dụng rộng rãi tại các tuyến đường mỏ và các nhà máy tuyển. Sơ đồ phun sương cao áp được thể hiện trên hình 3.7.
2
3
4
1
5
6
7
8
Hình 3.7. Sơ đồ phun sương cao áp chống bụi
5. Ống đẩy chính 6,7. Các ống nhánh; 8. Các ống nhánh và vòi phun |
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí Địa Lý, Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Khu Mỏ
- Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai - 8
- Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Do Hoạt Động Khai Thác
- Giải Pháp San Lấp, Cải Tạo Moong Khai Thác, Ổn Định Bãi Thải
- Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai - 12
- Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
85%.
Phương pháp này đã áp dụng tại khu sàng tuyển mỏ Cao Sơn, hiệu quả đạt
Phương pháp tưới nước: Được sử dụng ở các điểm mà băng tải đi qua, các
trạm đường sắt và đường bộ. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp; dễ thiết kế và vận hành; khi đạt được hỗn hợp nước và không khí hợp lý, quá trình tạo bụi có thể giảm đi một cách đáng kể. Hiệu quả giảm bụi vào khoảng 35 55% [11].
Sử dụng hệ thống lọc bụi: Hệ thống này áp dụng ở các khu vực được che phủ hoàn toàn trong các nhà máy tuyển than gồm: nóc các hầm chứa và các phễu rót; chuyển động của băng tải; các điểm đổ thải của máng rót; băng tải vận chuyển ngược bánh xe gàu xúc; các thiết bị bốc dỡ hàng trên tàu. Hệ thống lọc bụi này bao gồm một thiết bị chặn giữ bụi thoát thải sau đó dẫn tới thiết bị thu bụi. Các thiết bị thu bụi có thể là khoang lắng, thiết bị phân tích bằng gió, các máy lọc bằng vải sợi. Hiệu quả có thể đạt 90% hoặc cao hơn. Các nguồn gây ô nhiễm và phương pháp xử lý bụi trong khai thác than được tổng kết trong bảng 3.14 [11].
Bảng 3.14. Hiệu quả của các phương pháp xử lý bụi
Phương pháp hạn chế | ||
Mô tả phương pháp | Hiệu quả (%) | |
1 | 2 | 3 |
Chuyển tải lớp đất đá phủ | Gàu xúc lớn và giảm khoảng cách đổ | 30 |
Nổ mìn | Năng lượng thuốc nổ tối ưu Bao gói thuốc nổ Xếp lịch nổ trong thời gian tốc độ gió chậm | 20s 30 45 |
Phương pháp hạn chế | ||
Mô tả phương pháp | Hiệu quả (%) | |
Công tác bốc xúc sử dụng xe tải và máy xúc | Phun tưới nước | 50 - 70 |
1 | 2 | 3 |
Các đường hào vận tải | Giảm khoảng cách đổ Phun tưới nước Ngăn chặn bụi bằng phương pháp hoá học Trải sỏi trên đường | 25 50 - 75 80 50 |
Đổ thải bằng xe tải | Phun tưới nước Sử dụng hàng rào chắn bụi vây quanh bãi thải | 50 - 75 50 |
Nghiền sàng than | Phun tưới nước Dùng hàng rào chắn bụi vây quanh khu vực nghiền sang | 50 - 75 50 |
Vận tải bằng băng tải | Phun tưới nước Dùng vật liệu bao kín xung quanh băng tải | 35 90 |
Bụi tạo ra ở các khu vực kho bãi | Dùng hàng rào chắn bụi vây quanh khu vực kho bãi Dùng tấm chắn gió Máng rót bằng ống mềm telescopic Phun tưới nước | 50 60 - 80 25 50 - 75 |
Bụi phát sinh khi đổ thải | Phun tưới nước Dùng phương pháp ngăn chặn bụi bằng hoá học | 50 - 75 80 |
Nguồn gây bụi
3.6.2. Giải pháp quy hoạch đường giao thông
Để tăng thêm dung tích bãi thải Đông Khe Sim, nhằm tạo diện đổ thải cho các mỏ Đông Khe Sim, Công ty than Đèo Nai, Xí Nghiệp khai thác Khoáng Sản, bảo đảm được giao thông và sản xuất của mỏ Khe Chàm II không bị ảnh hưởng, đồng thời tạo ra vành đai ngăn cách giữa khu dân cư và các khai trường khai thác, cần phải xây dựng 03 tuyến đường ô tô (di chuyển tuyến đường vào mỏ Khe Chàm II, làm mới tuyến đường vận tải đổ thải cho mỏ Đèo Nai và tuyến đường vành đai phía Nam) đây chính là một trong các mục tiêu đặt ra.
3.6.2.1.Di chuyển tuyến đường vào mỏ Khe Chàm II
Hiện nay, tuyến đường vào mỏ Khe Chàm II nằm ở độ cao khoảng 200m và dưới chân của Bãi Thải Đông Khe Sim, cần phải di chuyển lên mức +300m để tạo tăng dung tích cho bãi thải và đảm bảo giao thông cho mỏ Khe Chàm II. Tuyến đường di chuyển lên mức cao hơn có vị trí nằm về phía Tây Bắc của Mỏ Đông Khe
Sim, điểm đầu của tuyến đường từ phía Bắc của trạm gác số 2 trên đường bê tông 86 vào đến mặt bằng sân công nghiệp, khu văn phòng của Công ty Cổ phần Tây Nam Đá Mài.
Mục đích xây dựng tuyến đường vào mỏ Khe Chàm II là di chuyển tuyến đường vận tải đền bù cho cụm mỏ Khe Chàm II, Công ty Cổ phần Tây Nam Đá Mài, Xí nghiệp khai thác khoáng sản giai đoạn 2009 2012 để phục phụ đổ thải chung cho Xí nghiệp Khe Sim và Công ty than Đèo Nai ở Bãi thải Đông Khe Sim.
Giải pháp thiết kế: Thiết kế đường cho 2 làn xe tải trọng từ 12 ÷ 16 tấn, mặt cắt ngang đường thiết kế theo đường cấp IV miền núi hai làn xe bể rộng mặt đường 5,5m; rộng lề 1m; gia cố lề 0,5m; chiều rộng nền đường 7,5m [10].
Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô của Bộ giao thông vận tải và quy phạm thiết kế đường chuyên dùng của ngành quy định. Dựa theo đặc điểm địa hình của từng đoạn tuyến đường, các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường được thiết kế tương đương theo tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, Vtk=20km/h có chiều dài L=1905.29m.
Giải pháp thiết kế bình đồ
Tuyến đường thiết kế bám sát các điểm khống chế đó là điểm đầu điểm cuối có toạ độ , A=(26169.80, 423124.20), B=(26743.06, 424598.31) bảo đảm bảo hài
hoà với cảnh quan môi trường, ổn định lâu dài.
Đảm bảo các yêu cầu nêu trên tuyến đường đã được vạch với 17 đỉnh, bán kính cong nằm tối thiểu là 15m. Tổng chiều dài tuyến là L=1905.29m
Các thông số mặt cắt ngang tuyến được thể hiện trong bảng 3.15[10].
Bảng 3.15. Các thông số mặt cắt ngang tuyến đường Khe Chàm II
Thông số | Đơn vị | Giá trị | |
1 | Bề rộng chung nền đường | m | 7,5 |
2 | Độ dốc ngang mặt đường | % | 2 |
3 | Độ dốc phần lề đường | % | 4 |
4 | Bề rộng phần xe chạy | m | 5,5 |
5 | Bề rộng phần lề đường | m | 1,0 |
6 | Độ dốc mái taluy nền đào | 1:1 | |
7 | Độ dốc mái taluy nền đắp | 1:1 |
Giải pháp thiết kế thoát nước
Tính toán thoát nước dựa trên quy trình thiết kế 22TCN-220-95 : Q4% = A4%αH4%F (m3/s) [8] (3.1)
Mưa tại Cẩm Phả - Quảng Ninh : Xác định ở vùng VII[6]
Đỉnh lũ xác định 4% năm: Lượng mưa ngày với tần suất 4%, H4%=533mm Trong đó:
Q4% - Lưu lượng nước cần thoát.
Hp - Lượng mưa ngày (mm) ứng với tần suất thiết kế 4%. α - Hệ số dòng chảy lũ.
A4% - Mô đun đỉnh lũ với tần suất thiết kế 4%.
F
- Hệ số xét tới làm giảm dòng chảy do ao hồ, rừng cây trong lưu vực.
Xác định chiều dài sườn dốc lưu vực = bsd
Trong đó:
F- Diện tích lưu vực (km2).
1,8(l L)
= 0,018km. (3.2)
I - Tổng chiều dài các lòng suối nhánh (km). L - Chiều dài lòng suối chính (km).
Xác định đặc trưng địa mạo thuỷ văn của sườn dốc lưu vực
(1000b
)0,5
sd
1%
sd sd
=1,37 (3.3)
Trong đó:
msd
I 0,3 ( H
)0,4
Isd - Độ dốc sườn dốc (%). msd- Hệ số nhám sườn dốc.
Xác định thời gian tập trung nước Tsd ứng với sd và vùng mưa VII Tsd =18phút Đặc trưng địa mạo thuỷ văn của lòng suối
Trong đó:
ls
m
ls
1000 L
ls
4%
.I1/ 3F 1/ 4 (H
)1/ 4
= 8,5 (3.4)
Ils- Độ dốc lòng suối chính. mls - Hệ số nhám lòng suối .
Ứng với ls =8,5 và Tsd =20 phút và vùng mưa VII tra được hệ số A4%= 0,09 Vậy lưu lượng Q4% = A4%H4%F = 1,5m3/s mỗi bên rãnh cần thoát là 0,75m3/s
Với tiết diện rãnh thiết kế là 0,8x0,8 tương đương với cống D75 tra bảng có mực nước dâng là 0,72 thoả mãn với chiều cao H của rãnh thiết kế là 0,8m
Các thông số thoát nước được xác định theo bảng 3.16.
Bảng 3.16. Các thông số thoát nước
Thông số | Đơn vị | Giá trị | |
1 | Lượng mưa ngày với tần suất 4%, | mm | 533 |
2 | Diện tích lưu vực F | km2 | 0,00495 |
3 | Chiều dài lòng suối chính | km | 0,55 |
4 | Chiều dài suối nhánh | km | 1 |
5 | Độ dốc lòng suối chính Ils | % | 4 |
6 | Độ dốc sườn dốc Isd | % | 1:1 |
7 | Hệ số nhám lòng suối mls | 9 | |
8 | Hệ số nhám sườn dốc msd | 0,15 | |
9 | Hệ số triết giảm dòng chảy | 0,85 | |
10 | Hệ số dòng chảy | 0,78 |
Giải pháp thiết kế kết cấu
Tham khảo 22TCVN - 223- 95 thiết kế áo đường cứng[12].
Kết cấu áo đường:BTXM M250 dày 24cm, lót nilon 2 lớp, cát gia cố XM 8% dày 15cm đất nền đầm chặt.
Kết cấu lề gia cố BTXMM 250 dày 24cm. Rãnh thoát nước xây đá hộc VXM 100.
3.6.2.2. Tuyến đường vận tải đất đá thải cho mỏ Đèo Nai
Tuyến đường phục vụ cho mỏ Đèo Nai bắt đầu từ khai trường của mỏ Đèo Nai đến khu vực đổ thải Đông Khe Sim, mục đích phục vụ đổ thải cho Mỏ Đèo Nai giai đoạn I từ năm 2009 2012, bằng ô tô có tải trọng 56 90 tấn. Còn giai đoạn II được thực hiện bằng băng tải (theo Quy hoạch phát triển than vùng Cẩm Phả đến năm 2015, có xét triển vọng đến năm 2025 do Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư mỏ và Công nghiệp - Vinacomin lập năm 2009).
Giải pháp thiết kế
Thiết kế đường cho 2 làn xe tải trọng từ 56 ÷ 90 tấn, mặt cắt ngang đường được lựa chọn trên điều kiện thực tế của loại xe chuyên dụng dùng cho vận tải đất đá đổ thải trên mỏ, áp dụng theo đường dùng cho xe đến 90 tấn theo TCVN 5326: 2008, bề rộng làn 8m, chiều rộng phần xe chạy 16m, chiều rộng lề và gia cố lề 2x 3,5m; chiều rộng nền đường 23m [9].
Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô của Bộ giao thông vận tải và quy phạm thiết kế đường chuyên dùng của ngành quy định. Dựa theo đặc điểm địa hình của từng đoạn tuyến đường, các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường được thiết kế tương đương theo tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, Vtk=20km/h có chiều dài L=3.576,25m (trong đó đoạn từ A B (P1) là 2.459,88m; đoạn từ B C có chiều dài là 1.116,37m).
Đường cố một số đoạn đi qua bãi thải cần được gia cố nền đường như sau: Xúc bốc toàn bộ đất bãi thải với chiều sau h=1,5m, sau đó được đắp lại bằng đất cấp II để tạo nền, lu lèn đầm chặt đạt k=0,98.
Giải pháp thiết kế bình đồ
Tuyến đường thiết kế bám sát các điểm khống chế đó là điểm đầu điểm cuối có toạ độ: A=(26.206,24;423.602,87); B(P1)=(26.233,95;426.059,98);
C=(25.500,15; 426.873,02) bảo đảm bảo hài hoà với cảnh quan môi trường, ổn định lâu dài.
Đảm bảo các yêu cầu nêu trên tuyến đường đã được vạch với 04 đỉnh, bán kính cong nằm tối thiểu là 30m. Tổng chiều dài tuyến là L = 3.576,25 m.
Các thông số mặt cắt ngang tuyến thể hiện trong bảng 3.17.
Bảng 3.17. Các thông số mặt cắt ngang tuyến đường Đèo Nai
Thông số | Đơn vị | Giá trị | |
1 | Bề rộng chung nền đường | m | 23 |
2 | Độ dốc ngang mặt đường | % | 2 |
3 | Độ dốc phần lề đường | % | 4 |
4 | Bề rộng phần xe chạy | m | 16 |
5 | Bề rộng phần lề đường | m | 7 |
6 | Độ dốc mái taluy nền đào | - | 1:1 |
7 | Độ dốc mái taluy nền đắp | - | 1:1 |
Giải pháp thiết kế thoát nước
Do cùng khu vực nên giải pháp thiết kế thoát nước tương tự phần (III.3.5.1. Di chuyển tuyến đường vào mỏ Khe Chàm II). Vậy lưu lượng mỗi bên rãnh cần thoát là 0,75m3/s.
Với tiết diện rãnh thiết kế là 0,8x0,8 tương đương với cống D75 tra bảng có mực nước dâng là 0,72 thoả mãn với chiều cao H của rãnh thiết kế là 0,8m.
Giải pháp thiết kế kết cấu:
Do tuyến đường chỉ phục vụ đổ bằng ô tô cho mỏ Đèo Nai giai đoạn I (2009
2012), mặt khác xe vận tải có tải trọng lớn 56 90 tấn, nên kết cấu chọn mặt đường đất.
3.6.2.3. Tuyến đường vành đai phía Nam
Vị trí của tuyến đường nằm về phía Nam của khu mỏ, mục đích xây dựng tuyến đường vành đai phía Nam để làm ngăn cách khu vực khai thác mỏ với khu dân cư Thành phố Cẩm Phả đồng thời là tuyến đường công vụ nối liền từ trạm bảo vệ số1 đường bê tông 86 đến mặt bằng khu +110 với các mỏ Đèo Nai, Thống Nhất.
Giải pháp thiết kế
Thiết kế đường cho 2 làn xe tải trọng từ 12 ÷ 16 tấn, mặt cắt ngang đường thiết kế theo đường cấp IV miền núi hai làn xe bề rộng mặt đường 5,5m; rộng lề 1m; gia cố lề 0,5m; chiều rộng nền đường 7,5m [10].
Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô của Bộ giao thông vận tải và quy phạm thiết kế đường chuyên dùng của ngành quy định. Dựa theo đặc điểm địa hình của từng đoạn tuyến đường, các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường được thiết kế tương đương theo tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, Vtk=20km/h có chiều dài L=3230.55m.
Giải pháp thiết kế bình đồ
Tuyến đường thiết kế bám sát các điểm khống chế đó là điểm đầu điểm cuối có toạ độ: A=(25344.41,422654.36), B=(25361.28,425163.46) ) bảo đảm bảo hài
hoà với cảnh quan môi trường, ổn định lâu dài.
Đảm bảo các yêu cầu nêu trên tuyến đường đã được vạch với 37 đỉnh, bán kính cong nằm tối thiểu là 30m. Tổng chiều dài tuyến là L=3230.55m
Các thông số mặt cắt ngang tuyến được thể hiện trong bảng 3.18 [9].
Bảng 3.18. Các thông số mặt cắt ngang tuyến đường Vànhđai phía Nam
Thông số | Đơn vị | Giá trị | |
1 | Bề rộng chung nền đường | m | 7,5 |
2 | Độ dốc ngang mặt đường | % | 2 |
3 | Độ dốc phần lề đường | % | 4 |
4 | Bề rộng phần xe chạy | m | 5,5 |
5 | Bề rộng phần lề đường | m | 1,0 |
6 | Độ dốc mái taluy nền đào | 1:1 | |
7 | Độ dốc mái taluy nền đắp | 1:1 |
Giải pháp thiết kế thoát nước: