Vi sinh ký sinh trùng - Trường Tây Sài Gòn - 10

SÁN LÁ, SÁN DÂY

MỤC TIÊU:

2. Mô tả được đặc điểm các loại ký sinh trùng thường gặp

3. Nêu được đặc điểm một số loại sán gây bệnh


1. Sán dây bò (Toenia saginata )

Sán dây bò là một bệnh gây tổn thất kinh tế do thịt bị nhiễm ký sinh trùng phải thải loại. Bệnh ở người chỉ quan trọng về mặt xã hội.

1.1 Hình thể:

Sán dây rất dài, có thể gồm nhiều đốt dẹt lưỡng tính. Đầu sán tròn có 4 hấp

khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Trứng sán hình tròn có hai lớp vỏ.

1.2 Chu kỳ phát triển:

Vi sinh ký sinh trùng - Trường Tây Sài Gòn - 10

Sán dây bò ký sinh trong ruột người. Đốt già ở phần cuối (chứa đầy trứng) rụng khỏi thân sán được bài xuất theo phân hoặc tự động ra khỏi hậu môn. Đốt sán tan vữa, trứng rơi ra đồng cỏ. Bò ăn phải trứng, trứng nở thành ấu trùng trong ruột bò rồi đi vào hệ tuần hoàn và trở thành kén ở cơ của bò (gạo sán)

Thịt bò có gạo sán dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu người ăn thịt bò có ấu trùng chưa nấu chín sẽ mắc bệnh sán trưởng thành. Người không mắc bệnh ấu trùng sán dây bò.

Sán dây bò Đốt già Trứng

( Ruột non ) ( Ngoại cảnh )


Miệng ấu trùng

( Thịt bò )

2. Sán dây lợn (Toenia solium)

2.1 Hình thể:

Sán dây lợn giống sán bò. Hình dạng có đôi chỗ hơi khác như đầu sán ngoài 4 hấp khẩu còn có 2 vòng móc.

2.2 Chu kỳ phát triển:

(

Sán lợn Đốt già

Ruột non ) ( Phân )


Miệng ấu trùng Trứng

( Lợn gạo ) ( Ngoại cảnh )


ấu trùng Máu Miệng ( Cơ , não , mắt ... người )

Chu kỳ sinh sán lợn tương tự như sán bò chỉ cần thay vị trí lợn cho trâu bò.

Nhưng có một khác biệt lớn: người ta có thể nhiễm bệnh ở giai đoạn ấu trùng.

Nếu người nuốt phải trứng sán lợn (qua thực phẩm bị nhiễm ký sinh trùng hoặc qua sự tiếp xúc miệng – hậu môn trong quan hệ tình dục). Trứng sẽ phát triển thành “ hạt gạo ” (kén sán trông giống hạt gạo, ngoài là màng bao, trong có nước và đầu ấu trùng). Kén sán thường ở tổ chức cơ nguy hiểm nhất là kén sán ở não (gây động kinh, tăng áp lực sọ não), đáy mắt (gây giảm thị lực đau quanh nhãn cầu) .

3. Sán lá- Sán lá gan nhỏ ( Clonorchis sinensis )

Sán lá thân dẹt hình lá, đa số lưỡng tính. Chu kỳ sán lá phức tạp phải qua môi trường nước và qua một hoặc hai vật chủ trung gian. Do vậy bệnh ít phổ biến hơn bệnh giun. Các loại sán lá gây bệnh cho người hay gặp ở Việt Nam là: Sán lá gan nhỏ (clonorchis sinensis), sán lá ruột Fasciolopcis buski và sán lá phổi (Pangonimus westermani) .

3.1 Hình thể:

Sán lá gan nhỏ thân dẹt màu đỏ nhạt dài 10-20 mm, chiều ngang 2-4 mm. Trứng hình hạt vừng màu vàng có nắp, có gai nhỏ. Trứng dài 25-30 µm.

3.2 Chu kỳ phát triển:


Sán lá gan Trứng

( ống mật trong gan ) ( Phân )



( Miệng ) ấu trùng lông

( Nước )



Nang trùng ấu trùng đuôi

( Cá ) ( ốc )

Sán lá gan nhỏ ký sinh sống ở ống mật nhỏ trong gan. Trứng sán theo ống mật xuống ruột, theo phân ra ngoại cảnh. Nếu rơi xuống nước trứng sẽ phát triển thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông vào ốc phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc vào cá phát triển thành nang trùng ở các cơ của cá (cá rô, cá riếc, cá mè, cá chép). Nếu người ăn phải cá có nang trùng chưa nấu chín vào đường tiêu hoá nang trùng phát triển thành sán trưởng thành.

Nhiều trường hợp nhiễm sán lá gan nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Một số trường hợp (đặc biệt là những trường hợp mãn tính) có biểu hiện gầy sút, ỉa chảy, gan to. Dẫn tới biến chứng tắc mật gây áp xe đường mật hoặc xơ gan.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Người bị nhiễm sán lá gan nhỏ do ăn:

A. Thịt bò tái.

B. Thịt lợn tái.

C. Cá gỏi.

D. Rau quả tươi không sạch.

2. Tác hại gây bệnh chủ yếu của sán lá gan nhỏ đối với cơ thể:

A. Gây thiếu máu.

B. Gây viêm nhiễm đường dẫn mật.

C. Gây suy dinh dưỡng.

D. Gây phù toàn thân.

3. Đường xâm nhập của sán dây lợn vào cơ thể người là:

A. Hô hấp.

B.. Máu.

C. Da, niêm mạc.

D. Tiêu hoá.

4. Tác hại của bệnh sán dây lợn thể ấu trùng có thể là:

A. Phù chân voi

B. Thiếu máu

C. Động kinh.

D. Rối loạn tuần hoàn

5. Biến chứng của bệnh sán dây bò có thể là:

a) Tắc ruột

b) Viêm tá tràng

c) Viêm gan

d) Viêm dạ dày

PHƯƠNG PHÁP LẤY BỆNH PHẨM - BẢO QUẢN BỆNH PHẨM ĐỂ LÀM XÉT NGHIỆM VI SINH KÝ SINH TRÙNG

MỤC TIÊU:

1.Trình bày được mục đích của phươngg pháp lấy bệnh phẩm,bảo quản bệnh phẩm để làm xét nghiệm vi sinh ký sinh trùng.

2.Thực hiện được đúng quy trình kỹ thuật lấy bệnh phẩm và bảo quản bệnh phẩm để làm xét nghiệm

1. Đại cương

Trong việc thăm khám, chữa bệnh, ngoài việc khai thác các dấu hiệu lâm sàng do thầy thuốc làm, còn phải làm các xét nghiệm nhằm mục đích:

- Giúp thầy thuốc chẩn đoán và theo dõi bệnh được chính xác, khách quan

- Giúp cho việc chẩn đoán bệnh đạt kết quả tốt hơn.

Do đó việc lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm rất quan trọng. Người điều dưỡng phải chuẩn bị và tiến hành lấy bệnh phẩm đúng kỹ thuật.

2. Kỹ thuật

2.1. Cách lấy máu để làm xét nghiệm:

Có rất nhiều xét nghiệm về máu như xét nghiệm sinh hóa, tế bào, vi khuẩn... Có hai cách: lấy máu tĩnh mạch và mao mạch.

2.1.1 Lấy máu tĩnh mạch:

2.1.1.1. Chuẩn bị dụng cụ:

- Vô khuẩn

+ Bơm tiêm (Tùy số lượng máu làm xét nghiệm)

+ Kim tiêm

- Những dụng cụ khác

+ Bông tẩm cồn.

+ Lọ hoặc ống nghiệm dán nhãn tên, tuổi của bệnh nhân, số giường, khoa phòng. Có chất chống đông hay không tùy loại xét nghiệm.

+ Dây ga rô.

+ Khay quả đậu có nước.

+ Túi giấy.

+ Gối nhỏ bọc nylon.

2.1.1.2. Chuẩn bị bệnh nhân:

- Báo và giải thích cho bệnh nhân biết rõ về mục đích, việc làm (nếu bệnh nhân tỉnh), bệnh nhi và bệnh nhân hôn mê phải giải thích cho người nhà bệnh nhân.

- Tay bệnh nhân phải sạch, nếu bẩn thì trước khi lấy máu phải rửa tay bệnh nhân bằng xà phòng.

2.1.1.3. Tiến hành:

- Cho bệnh nhân nằm thoải mái trên giường, nếu là trẻ nhỏ phải có người giữ để trẻ khỏi giãy giụa.

- Chọn tĩnh mạch thích hợp thường lấy máu ở nếp gấp khuỷu tay, đặt gối ở dưới chỗ định lấy máu, trẻ nhỏ thường lấy ở tĩnh mạch thóp, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch thái dương, tĩnh mạch thấy rõ mà không di chuyển.

- Lắp kim vào bơm tiêm và kiểm tra xem kim có thông không.

- Buộc gây ga rô cách chỗ tiêm 5cm về phía trên.

- Sát khuẩn da thật kỹ và để khô.

- Ðưa kim vào tĩnh mạch, mở dây ga rô (nếu thử máu về sinh hóa).

- Kéo lui nòng nhẹ nhàng và rút đủ số máu cần thiết tránh tạo bọt khí.

- Tháo dây ga rô, rút kim ra, ấn nhẹ bông nơi tiêm, bảo bệnh nhân gấp tay lại.

- Tháo kim ra, bơm máu nhẹ nhàng vào ống nghiệm, đậy nút lại.

+ Ðặt bơm tiêm chếch với thành ống nghiệm một góc 45º.

+ Bơm từ từ máu theo thành ống để tránh làm vỡ hồng cầu.

- Gửi bệnh phẩm và giấy xét nghiệm đến phòng xét nghiệm.

2.1.1.4. Thu dọn và bảo quản dụng cụ

- Rửa dụng cụ với nước xà phòng thật sạch.

- Lau khô và gửi đi tiệt khuẩn.

2.1.1.5. Ghi hồ sơ:

- Ngày giờ lấy máu.

- Số lượng máu.

- Loại xét nghiệm.

- Tên người thực hiện.

2.1.1.6. Những điểm cần 1ưu ý:

- Chuẩn bị bệnh nhân cẩn thận trước khi lấy máu.

- Bơm, kim tiêm vô khuẩn.

- Trường hợp cấy máu nên lấy trước khi dùng kháng sinh.

2.1.2. Lấy máu mao mạch: áp dụng trong:

- Tìm ký sinh trùng sốt rét, lấy máu khi bệnh nhân lên cơn sốt.

- Tìm ấu trùng giun chỉ: lấy máu lúc 12giờ trưa hoặc 24 giờ đêm.

2.1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ:

- 5 phiến kính thật sạch và khô, lựa 1 phiến kính có cạnh nhẵn đế làm kính kéo.

- Kim vô khuẩn hoặc lancett

- Bông tẩm cồn.

- Bông khô.

- Bút chì, túi giấy.

2.1.2.2. Chuẩn bị bệnh nhân: giống như phần lấy máu tĩnh mạch.

2.1.2.3. Tiến hành:

- Lau sạch đầu ngón tay, thường là ngón áp út hay dái tai, bằng tẩm cồn

- Ðiều dưỡng viên dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt đầu ngón tay bệnh nhân (tránh máu bị lan rộng).

- Dùng kim đâm một bên đầu ngón tay với động tác nhanh. Vết chíchvừa phải để máu trào lên thành giọt nhỏ khi bóp nhẹ.

- Lau bỏ giọt máu đầu.

- Lấy giọt máu thứ hai lên giữa kính, đặt cạnh kính chéo cho tiếp xúc với giọt máu một góc 30º. Ðợi máu phán tán qua kính 1 và 2.

- Ðẩy kính kéo lên phía trước với động tác đều và nhanh để có làn máu mỏng, đều đặn, không dừng lại khi làn máu còn ngắn vì các tế bào chồng lên nhau.

- Lau khô ngón tay lần nữa, bóp nhẹ để có giọt máu lớn và tròn, để làm giọt máu đặc.

- Cầm hai cạnh của kính phía đuôi làn máu, chấm đầu kia phiến kính vào đỉnh giọt máu. Úp mặt kính có máu xuống phía dưới không cho kính chạm vào đầu ngón tay.

- Dùng góc cạnh của kính trộn giọt máu theo chuyển động tròn để tránh tan sợi fibrin, tránh che khuất ký sinh trùng.

- Ngừng động tác ngoáy ở trung tâm lớp máu tạo giọt máu có viền mỏng.

- Ghi tên bệnh nhân, số giường lên kính.

- Ðể khô gói lại, gửi phòng xét nghiệm.

2.1.2.4. Ghi hồ sơ.

- Ngày giờ lấy máu.

- Tên người lấy.

2.1.2.5.Những điểm cần lưu ý.

Ðừng làm giọt máu quá đặc vì khi khô sẽ bị nứt và tróc khỏi kính. Giọt máu đặc vừa phải là khi giọt máu còn ướt, đặt kính lên tờ báo nhìn thấy chữ in.

- Làn máu mỏng phải thật mỏng không có sọc và loang

- Các viền của làn máu mỏng phải nằm trên kính.

2.2 Cách lấy đờm, phân, mủ để xét nghiệm:

2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ:

- Khay vô khuẩn có phủ khăn vô khuẩn.

+ Bơm tiêm, kim tiêm.

+ Tăm bông.

+ Kẹp.

- Dụng cụ khác:

+ Lọ nhỏ hấp hoặc luộc sạch.

+ Phiến kính hoặc ống nghiệm vô khuẩn.

+ Ðèn cồn.

+ Khay quả đậu.

Phải vô khuẩn khi thử về vi khuẩn.

2.2.2 Tiến hành:

2.2.2.1. Ðờm: Lấy đờm để tìm vi khuẩn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023