Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975-1985 - 19

sạch và nhơ bẩn, trung thực và phản trắc..” [12,530], trong mọi mối quan hệ giữa con người với con người, con người với đời sống: “Đời sống của chúng ta như một thân cây, gốc rễ của nó là mối liên hệ sâu xa với mọi người, với quá khứ vinh quang hoặc đau buồn, với những bồi đắp của cả dân tộc” [13,128]. “Đừng nên từ một khái niệm để xem xét con người. Phải tiếp cận nó, đặt nó trong các mối liên hệ mà xem xét một cách thực sự cầu thị” [19,32]. Những triết lý về con người nhằm khám phá con người đúng như bản chất của nó là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Khi nhà văn riết róng đi tìm những khám phá về con người, điều đó đồng nghĩa với ý thức cá nhân, ý thức về bản ngã đã trỗi dậy mạnh mẽ trong văn học. Văn xuôi đương đại âm vang những tiếng vọng về bản thể với những cuộc hành trình tìm kiếm chính mình của Tạ Duy Anh (Đi tìm nhân vật), Đoàn Minh Phượng (Và khi tro bụi), Vũ Đình Giang (Song song)...

Những triết lý về đạo đức (Mùa lá rụng trong vườn), về những lối sống tưởng như vô hại nhưng lại chứa mầm tai họa (Bức tranh, Đứa ăn cắp, Những bông bần ly), về thời gian (Thời gian của người), về gia đình (Sắm vai, Mùa lá rụng trong vườn), về tôn giáo (Cha và con và..., Cuộc đời bên ngoài, Thời gian của người...) mang lại chiều sâu cho tác phẩm. Trong văn xuôi thời kỳ này, đã cất lên những lời đề nghị khiêm nhường, giản dị nhưng giàu chất nhân văn “hãy từ cửa sổ gia đình mình nhìn ra cuộc đời; và từ cuộc đời hãy chiếu rọi ánh sáng vào mỗi căn nhà, như thế mọi điều sẽ sáng tỏ hơn” [19,325]. “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình” [56,108].

Xét từ góc độ cấu trúc câu, giọng triết lý thường được thể hiện bằng kiểu câu khẳng định với lớp ngôn ngữ mang màu sắc triết luận. Khám phá cuộc sống, con người ở chiều sâu, giọng triết lý đã trở thành một trong những giọng điệu chủ đạo của văn xuôi hiện - đương đại.

Giọng điệu trăn trở, day dứt

Với xu hướng tập trung vào đời sống riêng tư, đào xới đến tận cùng bản thể con người, cái tôi cá nhân được khai thác ở mọi bình diện, trong mọi mối quan hệ. Nhà văn giống như kẻ tự đi tìm gương mặt bên trong của mình, với niềm khao khát

khám phá bản chất, thế giới tâm hồn bí ẩn của mỗi con người. Những băn khoăn, do dự, những giằng xé, những toan tính… trong tâm hồn con người bởi những va đập của cuộc sống đều được nhà văn phơi bày trên trang viết. Giọng điệu trăn trở, day dứt được hình thành từ đó.

Bằng giọ ng văn hướ ng nộ i, nhà văn đã đi sâu và o đờ i số ng bên trong con ngườ i, khám phá những điều vi diệu trong tâm hồn.

Có một cuộc tự vấn đã diễn ra trong tâm hồn cô tu sĩ khi phát hiện ra những trói buộc khắc nghiệt trái tự nhiên của nhà dòng (Tê-rê-sa Lành - Cuộc đời bên ngoài), có một cuộc đấu tranh day dứt trong trái tim bà mẹ, phải đối diện sao với đứa con của kẻ đã giết con mình (mẹ Êm - Miền cháy), có những khắc khoải da diết, cháy bỏng của tình yêu bị ngăn cấm (Sài, Hương - Thời xa vắng)... Lời nửa trực tiếp trở thành phương tiện hữu hiệu để biểu lộ những trạng thái cảm xúc ấy.

Giọng điệu gắn với các hiện tượng ngôn ngữ, được thể hiện qua lời văn nghệ thuật nhưng về bản chất đó là một hiện tượng siêu ngôn ngữ” (Trầ n Đì nh Sử ). Giọng điệu có thể bộc lộ qua cách miêu tả các hiện tượng, các tính cách, hoàn cảnh. Có giọng thể hiện trực tiếp trong ngôn ngữ , có giọng nằm sau hoặc giữa các chữ , trong cả những chỗ phi ngôn từ (dấu hỏi, dấu chấm than, chấm lửng, ngắt dòng…). Điề u nà y thể hiệ n khá rõ tron g đoạn văn miêu tả tâm trạng của Hương (Thời xa vắng) khi đọc bài báo viết về chiến công của Sài. Người đọc nhận thấy sự đan cài giữa giọng Sài và giọng Hương. Sự thay đổi điểm nhìn đã tạo nên cuộc đối thoại đầy kịch tính trong nội tâm của Hương, để rồi cuối cùng, tình yêu cứ khắc khoải, day dứt mãi trong cô: “Đừng khóc khi trở về thấy em âu yếm, vỗ về chồng con mà câm lặng, lẩn tránh em. Anh bé bỏng của em ơi. Nhưng…anh ơi… Nhưng đến bao giờ em mới có thể để anh hiểu nỗi lòng em, để anh bớt đau đớn, tủi hận. Bao giờ! Đến bao giờ hở anh!!!” [24]. Giọng trăn trở, day dứt đến khắc khoải, da diết không chỉ bộc lộ ở ngôn từ mà còn nằm trong những dấu chấm lửng, chấm than, trong những câu hỏi cứ lặp đi lặp lại trong trái tim người con gái si tình. Những lá thư, những trang nhật ký đầy tâm trạng của Hương và Sài chính là điểm nhìn thuần tuý riêng tư, nội tại. “Nhà văn đã đưa người đọc từ cái nhìn bề ngoài, xa lạ, dấn sâu vào bí ẩn tình cảm con người, vào vẻ đẹp của một tình yêu không vụ lợi, trong

trắng, tinh khiết” (Trầ n Đì nh Sử ). Cả thiên truyện, giọng trăn trở day dứt tập trung vào hai con người khao khát yêu đương trong một mối tình mãnh liệt và câm lặng. Khát vọng cháy bỏng trong tình yêu của họ chính là minh chứng rò rệt nhất của ý thức cá nhân về hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Đọc văn xuôi thời kỳ hậu chiến, độc giả còn nhận ra giọng trăn trở của người trần thuật trước những thay đổi, những biến động của cuộc sống và con người từ thời chiến sang thời bình (Mùa lá rụng trong vườn, Quê nội, Mất điện…), những day dứt trong chuyến tốc hành đi tìm tình yêu của Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), trong khát khao muốn trở lại cuộc đời bên ngoài của Tê-rê-sa Lành (Cuộc đời bên ngoài), trong nỗi buồn xa xứ của bà Năm (Thời gian của người), trong sự thức nhận đau đớn của Nhĩ (Bến quê), trong khắc khoải đầy mâu thuẫn của ông An (Sống với thời gian hai chiều)... những day dứt ấy làm se thắt trái tim người đọc, tạo sự rung cảm mãnh liệt và kích thích những khát vọng sống đẹp ở con người.

Với giọng điệu trăn trở, day dứt, người trần thuật đã tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để bày tỏ tâm tư, cảm xúc. Xét về phương diện ngôn ngữ, có thể thấy, giọng điệu trăn trở day dứt thường biểu hiện qua những câu văn có tính chất cảm thán, qua những động từ, tính từ biểu hiện trạng thái cảm xúc mạnh, qua những dấu chấm lửng, chấm than... Giọng điệu này thể hiện tính chất đời tư khá rò trong văn xuôi sau 1975, khác với trước đó, đời tư của cá nhân ít có cơ hội bộc lộ. Sau 1986, những trăn trở, day dứt trong hành trình kiếm tìm bản thể của con người được thể hiện rò rệt, riết róng hơn trong miên man dòng ý thức, trong những mảnh vỡ vụn của hiện thực, trong thế giới tâm linh....

Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975-1985 - 19

Giọng điệu tự vấn, hoài nghi

Đối diện với cuộ c đờ i đa sự , con ngườ i luôn có xu hướ ng nhì n nhậ n , đá nh giá lại mọ i thứ . Văn xuôi 1975-1985 đã bắ t đầ u xuấ t hiệ n giọ ng hoà i nghi - giọng điệ u “khú c xạ tâm lí hẫ ng hụ t” (Nguyễ n Thị Bì nh ), “âm vang củ a mộ t khủ ng hoảng xã hội” (Đặng Anh Đào ) - chấ t giọ ng sẽ trở thà nh mộ t trong nhữ ng gi ọng chủ đạo của văn xuôi đương đại.

Giọng tự vấn hoài nghi thường đi liền với nỗi xót xa, chua chát trước những điều phi lý của cuộc đời: “Họ làm những công việc thiêng liêng một cách trần tục như vậy sao? Mà tất cả đều rất vui vẻ! Chúa sẽ chứng cách làm của ông ta hay cách làm của mình?” [14,77]; với nỗi cô đơn, hoang mang “dường như đang đậm dần lên trong tâm thế con người hiện đại” [52,146]. Đó là nỗi cô đơn của người phụ nữ nhạy cảm không tìm thấy sự hòa hợp trong tâm hồn người chồng (Lý - Mùa lá rụng trong vườn...), sự lạc lòng cô độc của một tín đồ tôn giáo khắc khổ (linh mục Thư - Cha và Con và...), sự bắt đầu ngơ ngác, mỏi mệt của một người trở về cuộc sống bình thường sau bao năm phải sống trong một lớp vỏ khác (Quân - Thời gian của người)...

Giọng tự vấn hoài nghi khi diễn tả những cảm xúc ấy thường đi liền với những câu hỏi dồn dập, không hồi đáp, với những từ giả định, nghi vấn. Dày đặc trong suy nghĩ của Duyên (Mẹ và con) là những câu hỏi về thái độ của con gái: “Sao nó lại kể chuyện ấy với chị? Vô tình hay có dụng ý? Thật hay nó bịa ra để thử dò thái độ của mẹ? Chuyện buồn như vậy mà sao mặt nó lạnh lùng và tai ác?” [99,190]... là nỗi xót xa, cô đơn khi tình yêu vấp phải bổn phận, trách nhiệm:“buồn thay, tình yêu này lại cản trở tình yêu kia… Hạnh phúc không thể tìm lại được một khi đã mất, có phải thế chăng?” [99,191]. Ở nhân vật Lý, người phụ nữ “pha trộn vẻ đẹp sắc sảo của giới tính lẫn những nét thô kệch phàm trần do thiếu hụt một cơ tầng văn hóa căn bản” [19,238], bi kịch về sự cô đơn diễn ra phức tạp hơn. Nỗi cô đơn, sự thiếu hụt ấy đậm dần trong Lý từ chỗ không ý thức đến ý thức rò rệt, trong câu nói cửa miệng tưởng như đùa: không hiểu tại sao tôi lại lấy ông nhỉ?, trong nỗi ngậm ngùi đáng được cảm thông: “đàn bà, con gái chồng con rồi, chỉ còn có chồng con thôi… thế mà… lắm lúc nản ghê cơ, chẳng thiết sống nữa” [19,141], trong một nghịch lý không thể thay đổi: giá như là một người khác chứ không phải là Lý. Người đó sẽ an ủi Đông và thương Đông vô cùng… Giá như là một người đàn ông khác chứ không phải là Đông. Người đó sẽ quãi tay kéo Lý vào lòng mình và dịu dàng: Thức làm gì thế Lý, ngủ đi em, mai còn đi làm” [19,172]. “Lý bừng bừng những cảm giác đòi thỏa mãn và bất chấp, chị lao ra cửa với những ý nghĩ hết sức quái đản. Giá lúc ấy Đông tỉnh giấc, và gọi: Lý, em đi đâu? Sao mặc phong phanh

thế?” [19,172-173]. Chính trong cái đêm có tiếng mèo ma quái ấy, cuộc đấu tranh đã diễn ra âm thầm nhưng quyết liệt trong Lý: “tắt rồi cháy, cháy rồi lại tắt những dục vọng ngút lửa. Những lời tỉnh táo vang thầm. Những biện hộ trỗi dậy mạnh mẽ” [19,171]. Và như một tất yếu, những thiếu hụt bản năng bị dồn ép bởi cám dỗ, những khát khao không được chia sẻ… đã dẫn Lý đến quyết định nhận lời đi Sài Gòn với tay trưởng phòng vật tư, rồi sau đó bị cuốn vào vòng xoáy của sự sa ngã… Những câu hỏi không lời đáp cũng dày đặc trong day dứt, tự vấn của cha

Thư về đức tin: “Người trên đã mất niềm tin, tại sao lại buộc ta phải tin? Chính ta cũng đang giãy giụa trong cái hố sâu ngờ vực, tại sao lại buộc các giáo hữu không được giây phút nào ngờ vực?” “Liệu ta có tìm được một đức tin cho riêng ta không?” [14,192], trong sự bối rối của Tê-rê-sa Lành về sự vô lý của luật lệ dòng tu: “nhà dòng vừa muốn biến cô thành một người khô khan, dửng dưng, không yêu ghét, lại vừa muốn cô lúc nào cũng bi lụy, mềm yếu, lòng bừng bừng lửa sốt, lửa mến. Lạy Chúa! Việc ấy với người tu sĩ trẻ sao khó vậy?” [1,97], trong sự thức nhận có phần xót xa của Quân: “tôi là người của một thời, có chút ít cống hiến cho một thời, còn sang thời bây giờ lại cần có lớp người khác, với những hy sinh và cống hiến theo cách khác, có phải không?” [17,25]. Khác với văn xuôi 1945 - 1975, văn xuôi thời kỳ hậu chiến bên cạnh giọng tự tin, tự hào đã manh nha giọng tự vấn, hoài nghi. Giọng điệu này thể hiện khát khao tìm kiếm, khám phá cái tôi đích thực của con người. Những day dứt tự vấn, những hoang mang, hoài nghi… cuối cùng, bằng cách này hay cách khác… đều hướng con người tới một khát vọng sống tốt đẹp hơn. Duyên, sau rất nhiều dằn vặt, đã lựa chọn gia đình, quên đi tình yêu, hạnh phúc riêng để chăm sóc cho con, cuối cùng chị đã nhận được sự đồng cảm, ủng hộ của con gái, hạnh phúc muộn màng sau bao cay đắng, xót xa. Lý, sau những trải nghiệm thất bại đã nhận ra cái đáng quý mà mình đã đánh mất “thà em chịu cái khổ, cái buồn ở nhà còn hơn sống như hiện nay” [19,337]. Cha Thư cuối cùng đã tìm thấy đức tin của mình trong sự hòa hợp giữa tôn giáo và cách mạng, tôn giáo và con người. Tê-rê-sa Lành đã dũng cảm từ bỏ dòng Mến Thánh Giá, trở về với cuộc đời bên ngoài, tìm lấy tình yêu hạnh phúc thực sự của mình. Quân chính là một biểu hiện của một nhân sinh quan tích cực “Chúng ta đã có những

năm tháng sống tốt đẹp. Quãng đời tốt đẹp ấy mãi mãi ánh lên vẻ rực rỡ của nó và còn soi sáng cho nhiều năm tháng về sau. Trong chúng ta, người nào tiếp thu được đầy đủ nhất tinh thần của những năm tháng ấy sẽ đủ sức vượt qua được mọi khó khăn của cuộc sống hôm nay để mãi mãi trở thành một nhân cách đáng kiêu hãnh” [126,347]…

Trong văn xuôi đương đại, hoài nghi với cái nhìn giải thiêng đã trở thành một phẩm chất của trí tuệ, trở thành tinh thần thời đại trong hàng loạt tác phẩm của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương....

Bên cạnh giọng triết lý, giọng trăn trở day dứt, giọng tự vấn hoài nghi... văn xuôi thời kỳ hậu chiến còn đan xen nhiều biểu hiện khác: giọng ngợi ca tin tưởng, giọng xót xa, thương cảm, giọng hài hước, châm biếm, giọng giễu nhại.... Tất cả đã tạo nên bản hợp âm đa thanh, đa giọng điệu trong văn xuôi thể hiện sự đổi mới tư duy nghệ thuật của văn xuôi sau 1975.


* Tiểu kết

Cùng với sự thay đổi của lịch sử, văn xuôi chuyển hướng đến những vấn đề thế sự, đời tư. Quan tâm đến vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, đến những mối quan hệ của con người và những diễn biến tâm tư, tình cảm của con người, văn xuôi viết về đề tài thế sự - đời tư những năm đầu thập kỉ tám mươi đã mang lại cho văn học nhiều đổi mới mạnh mẽ về nội dung và nghệ thuật.

Nhu cầu tái nhận thức về các vấn đề thế sự trong hiện thực quá khứ và hiện tại được khai thác với cảm hứng phê phán đã mang lại cho văn xuôi những nhận thức mới, bổ sung những mảng hiện thực mới chưa được phản ánh trong văn xuôi sử thi. Khai thác các vấn đề đạo đức, nhân cách con người, các vấn đề tình yêu, hạnh phúc gia đình dưới góc độ đời tư, văn xuôi thời kỳ này thể hiện cảm hứng đạo đức rò nét. Khai thác con người cá nhân ở mọi phương diện, mọi mối quan hệ, văn xuôi đánh dấu sự trở lại sâu sắc, mạnh mẽ của ý thức cá nhân.

Những vận động đổi mới ở các phương diện điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu của văn xuôi đề tài thế sự - đời tư đã phát triển ở mức độ cao hơn so với những dấu hiệu đổi mới ban đầu trong văn xuôi hậu chiến viết về đề tài chiến tranh. Sự đa

dạng hóa điểm nhìn khiến vấn đề được phản ánh trở nên khách quan, gần gũi, chân thực, giàu sức thuyết phục, tạo nên tính đối thoại, tính đa thanh trong văn xuôi. Các lớp ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ triết luận đan cài khiến văn xuôi trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống đời thường và giàu màu sắc triết lý. Các sắc thái đa dạng phong phú trong giọng điệu đã tạo nên bản hợp âm đa giọng điệu trong văn xuôi (giọng triết lý bày tỏ quan điểm, chính kiến của nhân vật, tác giả, thời đại; giọng trăn trở, day dứt đánh dấu ý thức cá nhân, cảm xúc đời tư; giọng tự vấn hoài nghi thể hiện khát vọng tìm thấy bản thể, cái tôi đích thực của con người). Những dấu hiệu đổi mới này đã tạo nên diện mạo riêng biệt và mới mẻ cho văn xuôi thời kỳ hậu chiến, là tiền đề cho những cách tân nghệ thuật đặc sắc của văn xuôi thời kỳ đổi mới.

KẾT LUẬN


1. Là một giai đoạn đánh dấu những biến chuyển chính trị - xã hội lớn lao của đất nước, thực tại của mười năm sau chiến tranh (1975-1985) đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tư tưởng, tình cảm của dân tộc. Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, do đó không thể đứng ngoài tác động ấy. Âm hưởng của cái cũ, cái truyền thống, sự hình thành cái mới đã đan xen, hòa quyện trong một giai đoạn văn học tạo nên tính chuyển tiếp, tính vận động của các quy luật văn học. Sự biến đổi, vận động của văn học nói chung và văn xuôi nói riêng trong giai đoạn mới là nhu cầu tự thân và quy luật tất yếu để văn học tồn tại và phát triển.

Lịch sử dân tộc đã sang trang, lịch sử văn học cũng xuất hiện những yếu tố mới trong hành trình sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận văn học. Về đội ngũ nhà văn, đã có sự thay đổi căn bản, rò rệt trong chính các ngòi bút viết từ trước 1975 như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… bên cạnh đó, xuất hiện một thế hệ tác giả mới với cái nhìn và cảm quan nghệ thuật mới như Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Trí Huân, Thái Bá Lợi, Nguyễn Trọng Oánh… Về tác phẩm, những vận động trong nội dung, hình thức nghệ thuật là biểu hiện của sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực, về con người của nhà văn. Về độc giả, nhu cầu nhận thức thay đổi, thị hiếu tiếp nhận thay đổi là những nguyên nhân dẫn đến những nguồn cảm hứng mới trong sáng tạo nghệ thuật của văn xuôi thời kỳ hậu chiến.

Phát triển trên đà của văn xuôi chống Mỹ cứu nước, văn xuôi mười năm đầu sau chiến tranh mang màu sắc của âm hưởng sử thi. Với cái nhìn đạo đức thế sự và tinh thần nhân bản, các vấn đề của đời sống chiến tranh và cuộc sống thời bình đều được nhìn nhận lại trong tính tổng thể và nhiều mặt của nó. Đề tài chiến tranh và đề tài thế sự - đời tư là hai mảng đề tài nổi bật trong văn xuôi thời kỳ hậu chiến.

2. Trong bước chuyển của lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử văn học nói riêng, đề tài chiến tranh sau năm 1975 đã vận động và phát triển vừa như một sự tự ý thức vừa như một yêu cầu xã hội khách quan để tạo nên những phẩm chất mới, thành tựu mới. Những mất mát, hy sinh, những vết thương về thể xác và tâm hồn do va đập của chiến tranh, những vấn đề bức thiết đặt ra sau cuộc chiến được phân

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí