Nghiên cứu văn hóa gia đình truyền thống của dân tộc Mường ở Hòa Bình, ngoài mục đích tìm hiểu những nét văn hóa gia đình truyền thống đặc trưng trong của người Mường trong sự biến đổi, giao lưu văn hóa và hội nhập. Chúng tôi mong sẽ góp thêm một cái nhìn sát thực qua điều tra khảo sát thực trạng biến đổi văn hóa gia đình của người Mường, nhằm góp thêm tư liệu khoa học giúp các nhà quản lý có chính sách hoạch định, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người Mường ở Hòa Bình trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
Cần thực hiện hàng loạt các biện pháp đồng bộ, cần được sự quan tâm thích đáng của chính quyền từ Trung ương tới địa phương thì mới có thể phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình người Mường ở tỉnh Hòa Bình; thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm, hình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội; là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người... tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa Hòa Bình ngày càng phát triển; thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu về văn hóa gia đình người Mường ở Hòa Bình, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1. Trên cơ sở khảo sát, điều tra tại thực địa và tập hợp các nguồn tư liệu đã công bố, luận án tập trung mô tả, phân tích và làm sáng rò về văn hóa gia đình của người Mường từ truyền thống đến hiện tại, nhằm khẳng định những yếu tố tốt đẹp có sức lan tỏa lớn đến văn hoá của vùng. Luận án cũng chỉ ra những đặc điểm, sự biến đổi của văn hoá gia đình người Mường; góp phần bảo tồn, phát huy những yếu tố tốt đẹp phục vụ công cuộc xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Kết quả nghiên cứu và các phân tích đã giúp kiểm nghiệm lại các giả thuyết nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở phần mở đầu của Luận án.
2. Để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến văn hóa gia đình người Mường, chúng tôi sử dụng Thuyết cấu trúc chức năng và Thuyết Giao lưu tiếp biến văn hóa. Qua đó, văn hóa gia đình người Mường ở Hòa Bình đã sự giao thoa, tiếp biến văn hóa với người Kinh và giữa các vùng Mường khác nhau. Một mặt, văn hóa Mường tiếp thu những nét độc đáo, hiện đại của các nền văn hóa khác, đặc biệt là dân tộc Kinh, bổ sung và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa gia đình truyền thống, đồng thời loại bỏ, sàng lọc những hủ tục lỗi thời về phong tục, tập quán, tín ngưỡng trong gia đình. Mặt khác, sự biến đổi của văn hóa gia đình người Mường đã có những biểu hiện rò nét của sự mất dần bản sắc trong văn hóa gia đình truyền thống của người Mường ở tỉnh Hòa Bình.
3. Gia đình và văn hóa gia đình đang là vấn đề được quan tâm chung của toàn nhân loại, thu hút sự nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tại nhiều quốc gia và các tổ chức chính trị xã hội mang tầm quốc tế. Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống lại các quan niệm về văn hóa gia đình, văn hóa gia đình được hiểu: Là văn hóa của một thiết chế xã hội đặc thù, chịu sự chi phối bởi văn hóa của một xã hội nhất định, bao gồm tổng thể các giá trị, truyền thống, thị hiếu và phương thức ứng
Có thể bạn quan tâm!
- Đường Lối Đổi Mới Của Đảng
- Phong Trào “Toàn Dân Đoàn Kết Xây Dựng Đời Sống Văn Hoá”
- Biến Đổi Vai Trò Và Chức Năng Các Thành Viên Trong Gia Đình
- Văn hóa gia đình người Mường ở Hòa Bình - 20
- Theo Ông/bà Tiêu Chuẩn Nào Khi Chọn Vợ/chồng Là Quan Trọng Nhất?
- Quan Niệm Về Gia Đình Và Xây Dựng Gia Đình
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
xử được các thành viên của gia đình cùng lựa chọn, thừa nhận, chấp nhận để ứng xử với nhau trong gia đình và với xã hội. Như vậy, khái niệm văn hóa gia đình là khái niệm khoa học của ngành văn hóa học, có nội hàm và ngoại diên rò ràng, được định nghĩa một cách khoa học.
4. Trong gia đình người Mường, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tương đối bình đẳng. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ phải chăm lo nuôi nấng, giáo dục con cái, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, các nghề thủ công, các công việc trong gia đình. Cha mẹ uốn nắn con cái về lời ăn tiếng nói, cách ửng xử trong gia đình và với cộng đồng. Cha mẹ già ở với con cái cả, những người con thứ ra ở riêng được cha mẹ chia cho một số tài sản nhất định và phải có trách nhiệm với cha mẹ. Anh em ruột thịt sống có trách nhiệm với nhau và yêu thương nhau. Khi cha mẹ qua đời, người anh cả chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, dựng vợ gả chồng cho các em.
5. Người Mường ở Hòa Bình thường giáo dục con cái qua hình thức trực quan. Hình thức này liên quan đến việc chỉ bảo con em làm các thao tác đến công việc trong nhà, ngoài nương rẫy. Trong giáo dục con, người Mường hầu như không quát mắng hay đánh bằng roi vọt mà thường dùng ca dao, tục ngữ để giảng giải; khuyên nhủ bằng tình cảm giúp con hiểu được một số kiến thức về xã hội.
6. Gia đình Mường là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Về hôn nhân, người Mường vẫn tuân thủ những nguyên tắc nhất định, từ yêu đương tìm hiểu đến các lễ tục trong việc cưới xin. Đám cưới của người Mường, tuy tổ chức không linh đình, song các nghi thức đi kèm lại rất phức tạp. Tục cưới xin của người Mường ở Hòa Bình đã hình thành và định hình từ lâu đời, được coi là một tục lệ quan trọng, phong phú, đặc sắc, có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự hình thành, phát triển gia đình, dòng tộc và dân tộc Mường; chứa đựng trong đó rất nhiều chuẩn mực, giá trị cần được bảo tồn và phát huy trong thời đại mới.
Tang ma là một nghi lễ quan trọng trong gia đình người Mường, mang nhiều giá trị và ý nghĩa đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng. Đời sống tinh thần của
người Mường rất đa dạng và phong phú, thể hiện rò nét trong tang lễ. Với người Mường chết không phải là kết thúc mà là sự mở đầu cho một cuộc sống mới, vĩnh hằng, no đủ và hạnh phúc. Chính vì thế, đám ma được chuẩn bị chu đáo, tổ chức trọng thể bởi nó không chỉ làm cho người chết mà còn làm cho cả người đang sống. Nghi lễ tang ma của người Mường là một thành tố văn hóa quan trọng trong nghi lễ chu kì đời người của đồng bào Mường ở Hòa Bình. Nghi lễ này hiện nay tuy có những biến đổi nhất định song về cơ bản vẫn bảo lưu được một cách tự nhiên nhiều yếu tố truyền thống. Tuy nhiên nhiều yếu tố cũng đã mất đi, nguy cơ này sẽ tăng lên nếu như không có những biện pháp kịp thời cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị của nghi lễ tang ma.
Ngoài ra người Mường còn có các nghi lễ khác trong gia đình như: thờ cúng Tổ tiên, thờ Chàng Wàng, thờ Khổng Dòl, thờ Vua Bếp (Lễ Đắp bếp), nghi lễ thờ Thổ công, lễ cơm mới, lễ mát nhà, lễ nạ mụ, lễ kéo si...Những hình thức thờ cúng trong gia đình chi phối toàn bộ hoạt động trong các ngày lễ tết của người Mường. Nó mang ý nghĩa giáo dục truyền thống rất to lớn đối với các thế hệ con cháu. Sự tôn trọng thần linh tạo ra cho con người biết ơn những người đã mang đến cho họ cuộc sống. Vì vậy, trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày họ luôn biết kính trên nhường dưới, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
7. Văn hóa gia đình truyền thống của người Mường mang bản sắc riêng biểu hiện cụ thể qua: Hôn nhân, tang ma, quan hệ ứng xử, quan niệm về sinh đẻ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên...Văn hóa Mường đã có những ảnh hưởng qua lại đậm nét trong mối giao lưu văn hóa với một số dân tộc anh em sống lân cận. Sự ảnh hưởng này tồn tại từ lâu đời, qua hàng nghìn năm lịch sử, nó được biểu hiện khá rò ở các khía cạnh của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên người Mường cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa người Kinh, cụ thể: trong trang phục, ẩm thực, nhà ở, tín ngưỡng, ngôn ngữ...
8. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự tăng cường giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, các dân tộc, văn hóa gia đình người Mường hiện nay cũng thể hiện sự giao thoa sâu sắc và có nhiều biến đổi so với truyền thống, cụ thể: biến đổi
về quy mô gia đình, biến đổi ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, biến đổi về vai trò của các thành viên trong giáo dục gia đình, biến đổi về các nghi lễ trong gia đình. Một mặt, văn hóa gia đình Mường tiếp thu những nét độc đáo, hiện đại của các nền văn hóa khác, đặc biệt là văn hóa dân tộc Kinh để bổ sung và làm phong phú thêm văn hóa của mình, đồng thời sàng lọc, loại bỏ những hủ tục lỗi thời cho tiến kịp theo yêu cầu của xã hội hiện đại. Mặt khác, sự biến đổi của văn hóa gia đình người Mường đã có những biểu hiện rò nét của sự mất dần bản sắc truyền thống, ví dụ, một số nghi lễ trong gia đình đã không còn phổ biến, không còn được nhiều người biết đến nữa, đặc biệt là thanh niên.
9. Sự biến đổi các giá trị văn hóa gia đình của người Mường chịu tác động của nhiều nguyên nhân. Trong đó, một trong những nguyên nhân chính là các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, sự tác động mạnh của nền kinh tế thị trường, sự giao lưu hội nhập giữa các nền văn hóa. Điều này đã giúp cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, gián tiếp làm thay đổi các giá trị văn hóa nhưng cũng kéo theo nhiều vấn đề phức tạp cần chúng ta phải quan tâm và giải quyết.
10. Sự biến đổi văn hóa đồng thời cũng là sự phát triển văn hóa, phát triển từ truyền thống sang hiện đại. Trong quá trình biến đổi đó, có nhiều diễn biến hoàn toàn phù hợp với quy luật xã hội. Tuy nhiên, cũng có những diễn biến chưa phù hợp với quy luật chung, làm tổn hại đến văn hóa truyền thống, không phản ánh đúng quy luật của văn hóa. Văn hóa gia đình của người Mường ở Hòa Bình cũng không nằm ngoài quy luật đó, ngoài những yếu tố văn hóa tích cực tiếp thu trong quá trình biến đổi thì còn nhiều vấn đề đặt ra hiện nay, cụ thể là: Tệ nạn xã hội thâm nhập, đe dọa các gia đình; biến đổi vai trò và chức năng của các thành viên trong văn hóa gia đình; giáo dục văn hóa gia đình truyền thống; kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; mối quan hệ của dòng họ, cộng đồng làng bản trong văn hóa gia đình truyền thống, ứng xử với những giá trị văn hóa....đó là những vấn đề cần được giải quyết và gợi mở cho nghiên cứu tiếp theo sau này./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Kim Hoa (2012), “Tín ngưỡng dân gian của người Mường Hòa Bình”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (334), tr.16.
2. Nguyễn Thị Kim Hoa (2014), “Gia đình truyền thống của người Mường Hòa Bình trước xu thế hội nhập”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (357), tr.32 - 36.
3. Nguyễn Thị Kim Hoa (2014), “Văn hóa ẩm thực của người Mường ở Hòa Bình”,
Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, (8), tr. 66 - 71.
4. Nguyễn Thị Kim Hoa (2014), “Các tập tục cổ truyền của người Mường liên quan đến sinh đẻ và nuôi trẻ sơ sinh (Qua khảo sát ở xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình)”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, (10), tr. 14 - 19.
5. Nguyễn Thị Kim Hoa (2015), “Sự biến đổi trong nghi lễ tang ma của người Mường (nghiên cứu trường hợp bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình)”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, (11), tr.39 - 46.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Quách Văn Ạch, Trịnh Sinh (2002), “Qua sưu tập trống đồng ở Hòa Bình, tìm hiểu mối quan hệ Mường - Việt”, Tạp chí Khảo cổ học”, (4), tr.31 - 34.
2. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam Văn hoá sử cương, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
3. Vương Anh (1995), Đặc trưng văn hóa Mường Thanh Hóa, trong sách “Văn hóa dân tộc Mường”, Sở Văn hóa Thông tin Hòa Bình xuất bản, tr.208 - 218.
4. Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay
(1997), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Toan Ánh (1991), Nếp cũ, con người Việt Nam, phong tục cổ truyền, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
6. Đinh Văn Ân (2010), Một số tục lệ cổ của dòng họ Đinh Văn (ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Bảo (2004), Sự biến đổi cấu trúc gia đình ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
8. Bộ văn hóa thông tin (1997), Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia.
9. Nguyễn Duy Bắc (Chủ biên - 2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển Bách khoa & Viện Văn hóa, Hà Nội.
10. Mai Huy Bích (1993), Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
11. Hoàng Hữu Bình (Chủ biên - 2009), Văn hóa người Mường huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
12. Trần Văn Bính (chủ nhiệm, 2004), Đời sống văn hóa và xu hướng phát triển văn hóa các dân tộc Thái, H'Mông, Mường vùng Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (đề tài khoa học cấp nhà nước).
13. Trần Văn Bính (Chủ biên, 2004), Văn hoá các dân tộc Tây Bắc: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Văn Bính (Chủ biên, 2006), Đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
15. Bộ Văn hoá Thông tin (1997), Xây dựng gia đình văn hoá trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Bộ Văn hoá Thông tin (1992), Thập kỷ văn hoá và phát triển, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.
17. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.
18. Jeanne Cuisinier (1995), Người Mường địa lý nhân văn và xã hội học, Nxb Lao động, Hà Nội.
19. Phan Bội Châu (1973), Khổng học đăng, Nxb Khai Trí, Sài Gòn.
20. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay, Nxb Văn hóa Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội.
21. Nguyễn Tuệ Chi (2015), Bản sắc tộc người, di sản văn hóa và du lịch: Nghiên cứu trường hợp người Mường và người Thái Hòa Bình” ( luận án Tiến sĩ văn hóa học).
22. Chỉ thị của Ban Bí thư về xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (2005), Tài liệu hội nghị chuyên đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
23. Bùi Thị Củng (2000), Sự thực hiện chính sách của Đảng đối với lang đạo trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Hoà Bình những năm 1940 - 1954, Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
24. Nguyễn Trung Dũng (2015),
- ”, nguồn
http://www.tapchicongsan.org.vn/... truy cập ngày 30/11/2015.