của người Thái huyện Mai Châu hiện nay giống như bàn thờ của người Mường ở huyện Tân Lạc, người Thái ở huyện Mai Châu trong những năm gần đây cúng ma nhà vào ngày giỗ giống như người Mường. Đây chính là sự ảnh hưởng của văn hóa Mường tới văn hóa Thái trong cùng khu vực.
Người Mường ở bản Giang Mỗ huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình, do thường xuyên tiếp xúc với văn hóa của người Kinh, đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Kinh về phong tục cũng như lối sống, từ trang phục, ẩm thực đến nhà ở (kiến trúc truyền thống của người Mường là nhà sàn, nhưng ngày nay nhiều hộ gia đình đã ở nhà xây). Những thay đổi này tuy không làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của tộc người, nhưng xét về mặt văn hóa, sự pha trộn này, nếu không có chính sách hợp lý để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người Mường thì dần dần những nét văn hóa đó sẽ bị Việt hóa và nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa Mường.
Nếu như thiết chế làng bản đóng vai trò chi phối mạnh mẽ văn hóa gia đình truyền thống, thì chính sự thay đổi của thiết chế này hiện nay cũng khiến văn hóa gia đình người Mường ở tỉnh Hòa Bình không còn mang đậm những nét cơ bản của gia đình nông nghiệp. Trước kia làng bản là một đơn vị chi phối trực tiếp quan hệ gia đình theo hướng đặt trong sự kiểm soát chặt chẽ của dư luận, phụ thuộc nhiều vào truyền thống, tuân theo những quy định ứng xử riêng. Điều này tạo nên sự ổn định nhất định cho cộng đồng, đồng thời, đặt cá nhân trong những yêu cầu cao về ý thức trách nhiệm.
Ngày nay do sự xuất hiện của sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, cơ sở làng bản tạo nên sự gắn kết lâu dài và ổn định của cộng đồng dân cư Mường chỉ còn tồn tại ở một số ít địa phương vùng nông thôn miền núi. Đại đa số các khu vực dân cư khác, vai trò chi phối của thiết chế làng bản đến từng gia đình đã giảm mạnh. Với nhiều khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, cơ cấu dân cư bị xáo trộn, tỷ lệ người dân là người địa phương khác đến sinh sống trên địa bàn là rất lớn. Điều này có nguyên nhân trực tiếp từ sự chia tách chức năng sản xuất ra khỏi phạm vi gia đình của kinh tế công nghiệp. Gia đình truyền thống vốn là đơn vị nhất thể của sản xuất
và tiêu dùng nên cá nhân chưa bị đẩy ra khỏi phạm vi địa bàn cư trú. Con người của gia đình và công việc không bị chia tách rò rệt. Trong khi đó, công nghiệp hóa chú trọng sản xuất hàng hóa để trao đổi, thu hút nguồn nhân lực tách khỏi gia đình để hoàn thành nhiệm vụ ở nơi làm việc. Cơ hội thuận lợi để tăng thu nhập từ những công việc này ngày một cao. Con người bị cuốn vào công việc tại các thành phố lớn, khu công nghiệp để tìm kiếm cơ hội làm việc và thu nhập cho mình.
Trong văn hoá gia đình truyền thống của người Mường, dòng họ là một gia đình mở rộng, do đó họ rất chú ý đến gia đình. Họ đã thiết chế các chuẩn mực xã hội rất chặt chẽ bắt đầu từ gia đình và từ gia đình mở rộng đến dòng họ. Con cái lớn khi dựng vợ gả chồng, khi cưới hỏi phải đảm bảo mọi thủ tục hôn lễ. Kiểu gia đình trong văn hoá truyền thống của người Mường là kiểu gia đình gia trưởng, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, vợ phải chung thuỷ với chồng, em phải phục tùng anh....Trong truyền thống của người Mường, gia đình là đơn vị duy nhất được xã hội thừa nhận và cho phép tạo ra những công dân mới cho xã hội. Không có con riêng ngoài giá thú. Những qui định đối với hôn nhân trong xã hội cũ là rất ngặt nghèo, hiếm khi dựa trên cơ sở tình yêu mà mục đích chủ yếu là duy trì nòi giống và phát triển kinh tế.
Gia đình truyền thống của người Mường được gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên. Điểm tích cực trong văn hóa gia đình truyền thống của người Mường là: trong mối quan hệ vợ chồng luôn có sự chung thuỷ, trong quan hệ anh em luôn có sự hoà thuận. Gia đình trong nền văn hoá truyền thống Mường bị ràng buộc bởi một hệ thống các chuẩn mực về dòng họ, về thế hệ, về giới tính, về nghề nghiệp. Song thiếu vắng hẳn một hệ chuẩ n cơ bản là tình yêu giới tính và sự dân chủ trong các quan hệ huyết tộc.
Bối cảnh giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ đã tác động tới mỗi gia đình của người Mường ở Hòa Bình. Nhịp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa sôi động đã cuốn nhiều thành viên trong gia đình vào vòng xoáy kinh tế. Trong văn hóa gia đình, một số giá trị truyền thống bị mai một, một số giá trị bị
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Gia Đình, Dòng Họ Với Việc Giáo Dục
- Xu Hướng Bình Đẳng, Dân Chủ Trong Văn Hóa Ứng Xử Gia Đình
- Đồ Lễ Phúng Viếng Chủ Yếu Trong Đám Tang Hiện Nay
- Phong Trào “Toàn Dân Đoàn Kết Xây Dựng Đời Sống Văn Hoá”
- Biến Đổi Vai Trò Và Chức Năng Các Thành Viên Trong Gia Đình
- Văn hóa gia đình người Mường ở Hòa Bình - 19
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
biến đổi, một số giá trị mới được hình thành. Quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình cũng thay đổi, sự truyền thụ các giá trị văn hóa, tri thức văn hóa cũng vậy.
Về biểu hiện trong ứng xử, có sự chuyển đổi từ tuân phục (vâng lời) sang thuyết phục (tự nhận thức). Trong văn hóa gia đình của người Mường hiện nay, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Những giá trị đó được biểu hiện trong việc lựa chọn vợ (hoặc chồng) một cách tự do của người trong độ tuổi thành hôn; trong việc tham gia lao động, công việc xã hội; trong việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình; trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình (sinh đẻ có kế hoạch, ly hôn,...) giữa vợ và chồng. Mối quan hệ vợ chồng mang sắc thái tốt đẹp: coi trọng giá trị lòng trung thuỷ, tình nghĩa vợ chồng, sự hoà thuận, hơn nữa là sự bình đẳng, quyền tự do dân chủ của mỗi người, vợ chồng cùng quan tâm đến lợi ích riêng cũng như lợi ích của cả gia đình...
Quan hệ giữa cha mẹ - con cái trong truyền thống, ngoài vấn đề nghĩa vụ, còn là quan hệ tình cảm, bao gồm sự ứng xử của cha mẹ với con cái và sự ứng xử của con cái đối với cha mẹ. Ở gia đình hiện đại, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp đó được giữ gìn và phát triển, đó là tinh thần thương yêu, sự hi sinh của cha mẹ vì con cái và sự kính trọng, biết ơn, hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Thông qua các cách truyền đạt bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, cha mẹ đã truyền lại cho con cái những giá trị, niềm tin, thái độ và cả những tri thức về thế giới xung quanh. Có thể nói những giá trị mà cá nhân thu được từ gia đình là rất đáng kể. Một trong những khía cạnh thể hiện bản chất của mối quan hệ này là chức năng xã hội hóa của bố mẹ đối với con cái. Mối quan hệ tình cảm ruột thịt, máu mủ giữa cha mẹ và con cái đã góp phần hạn chế đi những mâu thuẫn hằng ngày, góp phần phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong xã hội Mường truyền thống luôn được củng cố bằng sự trợ giúp và chăm sóc người cao tuổi. Điều này đã tồn
tại trong các gia đình từ bao đời nay, đặc biệt những người con đã trưởng thành luôn hướng về ông bà, cha mẹ. Chính những quan niệm truyền thống, phong tục văn hóa gia đình người Mường đã làm cho mối quan hệ giữa người cao tuổi và các thành viên trong gia đình ngày càng mật thiết hơn, gắn bó với nhau gần gũi hơn, người trẻ kính trọng người già.
Quy mô có sự thay đổi. Gia đình hạt nhân ngày càng chiếm ưu thế và tỷ lệ nghịch với nó là sự suy giảm số lượng gia đình lớn, gia đình ba thế hệ trở lên. Các mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo, sợi dây liên kết các thành viên đang bị “nới rộng ra” theo hướng tự chủ. Bên cạnh đó là mô hình hôn nhân và gia đình theo hướng nhấn mạnh nhiều hơn đến vai trò và trách nhiệm cá nhân, dân chủ và bình đẳng giữa các thành viên thuộc các độ tuổi và giới tính khác nhau trong gia đình.
Khuynh hướng này có thể làm suy yếu tính cộng đồng, cộng cảm trong phạm vi gia đình. Cấu trúc của gia đình dễ biến động, thiếu tính bền vững hơn do sự thay đổi trong quan niệm về hôn nhân, hạnh phúc, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình cũng như thay đổi các chuẩn mực giá trị.
Hiện nay, hầu hết người Mường đã có kinh tế khá giả hơn trước, nhiều người chi phí cho việc cúng bái quá nhiều tiền như việc mua các đồ lễ đắt tiền. Làm kinh tế thường gặp rủi ro, bất trắc, vì thế nhiều người Mường làm bất cứ việc gì cũng phải khấn vái, mong thần linh và tổ tiên phù hộ độ trì cho vạn sự như ý. Cúng lễ ở nhà chưa đủ, họ thường xuyên đi đến đình, chùa để cầu tài cầu lộc rất tốn tiền và thời gian. Trong những năm gần đây, việc đi lễ không còn là việc của các bà, các cô nữa, mà còn có cả các cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên. Thực tế hoạt động mê tín dị đoan đã ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội của người Mường ở Hòa Bình.
4.1.3. Vai trò của Nhà nước
4.1.3.1. Đường lối đổi mới của Đảng
Năm 1986, Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới và khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới và con người mới, Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện.
Đến Đại hội lần thứ XII năm 2016 của Đảng một lần nữa khẳng định: Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng mỗi trường học thật sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người. Xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội.
Các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, kết hợp với công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp, đối tượng trong nhân dân về xây dựng nông thôn mới và nếp sống văn hóa mới là yếu tố cơ bản tác động đến biến đổi trong nghi lễ chu kỳ đời người của người Mường. Các chủ trương, chính sách ấy đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, có sức mạnh to lớn làm chuyển biến mạnh mẽ quan niệm của người dân về nhiều mặt của cuộc sống văn hóa như Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và năm 2000; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật bình đẳng giới năm 2006; Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 và Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (năm 2012)… Tác động của hệ thống luật pháp rò nét nhất đến gia đình người Mường là Luật hôn nhân và gia đình, Quyết định 216/CP.
Những văn bản này ra đời đã có tác động trực tiếp đến nhận thức của người Mường đến sự thay đổi các mối quan hệ trong gia đình, tháo gỡ những ràng buộc của xã hội cũ đối với hôn nhân và gia đình, đặc biệt là những ràng buộc về kinh tế
(thách cưới với nhiều lễ vật tốn kém tiền của), về tệ tảo hôn, cưỡng hôn, hôn nhân cận huyết… Luật hôn nhân và gia đình đã góp phần bảo lưu những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, khắc phục những hạn chế và tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại. Góp phần biến đổi gia đình của người Mường theo xu hướng tiến bộ và thích ứng được với những biến đổi kinhtế - xã hội hiện nay.
Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ra đời năm 1961, nhưng nó chỉ được đặt ra một cách cấp bách từ sau năm 1975 trở đi. Tuy nhiên, trong 30 năm đầu thực hiện, những chỉ tiêu về giảm dân số đều không đạt được. Với quyết tâm cao của Nhà nước bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ tuyên truyền, vận động, đến răn đe, xử phạt, khen thưởng… mức sinh của cả nước đã giảm đáng kể, đạt mức sinh thay thế năm 2006 (số con trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,1 con), và đến nay con số này là 2,03 con. Thực tế, chính sách kế hoạch hóa gia đình cũng chỉ có tác động trực tiếp đến gia đình người Mường từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Do tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình, trong khoảng 10 năm gần đây, tỷ lệ tăng dân số của người Mường đã giảm từ 3% (1979 - 1989) xuống còn 2% (1989 - 1999), và 1,3% (2005) [25, tr. 138, 171]. Điều này có tác động trực tiếp đến biến đổi về quy mô gia đình của người hiện nay.
4.1.3.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Chính phủ
Hiện nay, ở vùng người Mường nói chung và vùng người Mường tại các huyện lựa chọn nghiên cứu nói riêng đang được hưởng lợi từ các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo của Chính phủ, đó là: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình
135) với mục tiêu nâng cao cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân, tạo điều kiện để các xã vùng này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước.
Nhận thức rò đói nghèo ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân nên các huyện đều tập trung thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch giảm nghèo của tỉnh
đề ra. Ngoài ra, còn tập trung thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo có vốn sản
triển khai đồng bộ lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội khác trên địa bàn đã đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo. Các chính sách ưu đãi về tín dụng, giáo dục, bảo hiểm y tế, nhà ở, đầu tư hạ tầng cho người nghèo, cận nghèo, địa bàn nghèo thực hiện đầy đủ. Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm từ 31,51% năm 2010 xuống còn 13%, bình quân mỗi năm giảm 3,7%. [24].
Chính sách khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và hỗ trợ phát triển ngành nghề, Hòa Bình có gần 21.000 hộ được hưởng lợi về việc hỗ trợ phát triển sản xuất, máy móc, thiết bị bảo quản, chế biến, xây dựng các mô hình và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Dự án lớn thứ 2 triển khai thực hiện trong năm là dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, Hòa Bình đã xây dựng mô hình nuôi gà thả đồi cho 25 hộ nghèo thuộc xã Kim Tiến (huyện Kim Bôi) và mô hình nuôi ngan thịt cho 48 hộ thuộc xã Lỗ Sơn (huyện Tân Lạc) [85].
Ngoài các chương trình giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam, còn có chương trình của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ khác như FFI (Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế), JVC (Tổ chức Tự nguyện quốc tế Nhật Bản), ETSP (Chương trình Hợp tác quốc tế Thụy Sĩ).
Dự án phát triển nông thôn có sự tham gia của người dân do Tổ chức Tự nguyện quốc tế Nhật Bản (JVC) hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, xây dựng mô hình đưa cây màu xuống canh tác trên ruộng 1 vụ. Đặc biệt là xây dựng ngân hàng bò, mỗi hộ nghèo được vay 4 triệu để mua bò theo hình thức trả góp.
Dự án hỗ trợ phổ cập đào tạo, phục vụ phát triển lâm nghiệp vùng cao do Chương trình Hợp tác quốc tế Thụy Sĩ (ETSP) tập huấn cho người dân cách sử dụng sản phẩm phi gỗ và bảo vệ rừng.
Dự án bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Cúc Phương do Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) tài trợ với mục tiêu chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ rừng.
Các chương trình, dự án của các tổ chức này đều nhằm xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua việc tăng thu nhập, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ, kết cấu hạ tầng và kỹ thuật sản xuất mới [86].
Nhìn chung, sự đầu tư của Nhà nước, của chính quyền địa phương trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường, điện, điện thoại, nước sạch, trường học, trạm y tế…cũng như các chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào miền núi như nhà ở, ruộng đất, tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm…đã góp phần làm cho đời sống kinh tế - xã hội của các tộc người ở Hòa Bình nói chung và của người Mường ở Hòa Bình nói riêng có nhiều khởi sắc.
Trước đây người Mường chủ yếu sống bằng nghề nông. Từ rất lâu đời, họ biết tận dụng tất cả những địa hình thích hợp để làm ruộng, mang tính tự cấp, tự túc, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước đóng vai trò chủ đạo. Cùng với việc trồng lúa nước là việc thâm canh một số loại cây trồng trên nương rẫy như lúa nương, ngô, khoai, sắn, đậu, rau quả; chăn nuôi gia cầm, gia súc cùng các nghề thủ công truyền thống như dệt, mây tre đan chủ yếu phục vụ đời sống hàng ngày.
Dưới tác động của kinh tế thị trường ngày nay, trong bản đã hình thành chợ xép chuyên bán thức ăn, rau quả của chính những người dân tăng gia sản xuất. Nguồn thực phẩm như thịt động vật, cung cấp cho cả làng do một gia đình đảm đương. Ngoài thịt bò (hiện nay, khoảng 3 - 4 ngày mới mổ một con) thì ngày nào cũng có thịt lợn.