Văn hóa gia đình người Mường ở Hòa Bình - 1

Bộ VĂN HOá, THể THAO Và DU LịCH Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá Hà NộI

********

Nguyễn Thị Kim Hoa

Văn hóa gia đình người mường ở Hòa Bình

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số: 62310640

LUậN án tiến Sĩ văn hóa học

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đức Ngôn

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Đức Ngôn. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định.

Tác giả luận án


Nguyễn Thị Kim Hoa


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3

MỞ ĐẦU 4

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở HÒA BÌNH 9

1.1. Tổng quan nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài 9

1.2. Cơ sở lý luận về văn hóa gia đình và lý thuyết nghiên cứu 16

1.3. Khái quát về người Mường ở Hòa Bình 24

Tiểu kết 35

Chương 2: VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HÒA BÌNH 37

2.1. Những biểu hiện văn hóa gia đình truyền thống của người Mường ở Hòa Bình 37

2.2. Đặc điểm văn hóa gia đình truyền thống của người Mường ở Hòa Bình 66

Tiểu kết 84

Chương 3: SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HÒA BÌNH 86

3.1. Biểu hiện của sự biến đổi 86

3.2. Các xu hướng biến đổi 106

3.3. Đánh giá về sự biến đổi và hệ quả xã hội 109

Tiểu kết 114

Chương 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG DẪN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HÒA BÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 116

4.1. Các yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi văn hóa gia đình truyền thống 116

4.2. Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với văn hóa gia đình của người Mường ở Hòa Bình 134

Tiểu kết 142

KẾT LUẬN 144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

PHỤ LỤC 159

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CNH

Công nghiệp hóa

CTQG

Chính trị Quốc gia

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

NCS

Nghiên cứu sinh

Nxb

Nhà xuất bản

PVS

Phỏng vấn sâu

TP

Thành phố

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc

VHGĐ

Văn hóa gia đình

XH

Xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Văn hóa gia đình người Mường ở Hòa Bình - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


TT

Nội dung bảng

Trang

1

Bảng 3.1: Các thế hệ sống chung trong một gia đình

87

2

Bảng 3.2: Quan niệm về số con trong gia đình

87

3

Bảng 3.3: Ý nghĩa của việc sinh con trai, con gái

88

4

Bảng 3.4: Tiêu chí xây dựng gia đình

89

5

Bảng 3.5: Mức độ cá nhân tham gia sinh hoạt dòng họ

92

6

Bảng 3.6: Hình thức giáo dục trong gia đình

94

7

Bảng 3. 7: Vai trò của các thành viên lớn tuổi trong việc giáo dục con

94

8

Bảng 3.8: Việc thực hiện các nghi lễ hôn nhân

97

9

Bảng 3.9: Tương quan giữa tuổi người được hỏi với lễ thức hôn nhân

98

10

Bảng 3.10: Việc sử dụng trang phục trong lễ cưới hiện nay

100

11

Bảng 3.11: Quà mừng chủ yếu trong đám cưới hiện nay

102

12

Bảng 3.12: Việc thực hiện nghi lễ khâm liệm và chôn cất

103

13

Bảng 3.13: Việc thờ cúng trong gia đình hiện nay

105

14

Bảng 3.14: Đồ lễ phúng viếng chủ yếu trong đám tang hiện nay

112


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, gia đình luôn có vị trí và vai trò đặc biệt. Trong những vấn đề của gia đình thì văn hóa gia đình có vai trò quan trọng hàng đầu. Văn hóa gia đình vừa là giá trị phải hướng tới, vừa là cơ sở định hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển bản thân gia đình, trên cơ sở đó thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Với quá trình vận động, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, những giá trị trong văn hóa gia đình truyền thống cũng đang dần có sự biến đổi. Đặc biệt, nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường, những mặt trái đã ảnh hưởng trực tiếp và có nguy cơ làm băng hoại một số giá trị văn hóa dân tộc nói chung, giá trị gia đình truyền thống nói riêng. Vì vậy, trong các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng gia đình và văn hóa gia đình.

Hoà Bình là địa bàn cư trú lâu đời và tập trung đông nhất của cộng đồng dân tộc Mường (chiếm 62% dân số toàn tỉnh và 1/2 dân số dân tộc Mường cả nước). Cùng với các dân tộc anh em như Kinh, Thái, Tày, Dao, H'mông... đồng bào Mường đã tạo nên những giá trị văn hóa quý giá trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Các giá trị văn hóa đó có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.

Mặt khác, Hòa Bình là một tỉnh miền núi, hiện còn là vùng khó khăn. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập của nền kinh tế thị trường, việc xây dựng văn hóa gia đình tại đây cũng nảy sinh một số vấn đề phức tạp. Những biểu hiện về sự sa sút đạo đức, lối sống, sự đảo lộn về trật tự kỷ cương trong gia đình, bất bình đẳng giới là những vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu. Do vậy, vấn đề nghiên cứu văn hoá gia đình người Mường đã có nhiều đề tài, bài viết từ các khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có một đề tài nào nghiên cứu về văn hóa gia đình truyền thống của người Mường và những biến đổi của nó ở tỉnh Hòa Bình một cách đầy đủ, hệ thống. Đây là một khoảng trống khoa học cần được tiếp tục nghiên cứu.


Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi chọn đề tài Văn hóa gia đình người Mường ở Hòa Bình làm đề tài luận án tiến sĩ là phù hợp và cần thiết.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nhận thức sâu sắc và toàn diện về văn hóa gia đình của người Mường ở Hòa Bình, bao gồm những yếu tố truyền thống và biến đổi, nguyên nhân của sự biến đổi, trên cơ sở đó đặt ra một số vấn đề cho việc xây dựng văn hóa gia đình của người Mường trong điều kiện hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:

- Tổng hợp, thu thập các tư liệu có liên đến đề tài nghiên cứu thông qua điều tra điền dã, phỏng vấn sâu, các tư liệu sách báo viết về người Mường nói chung, người Mường ở Hoà Bình nói riêng.

- Luận án trình bày, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; xác định tiền đề lý luận làm định hướng cho triển khai nội dung luận án.

- Mô tả và tìm ra những đặc điểm cơ bản trong văn hóa gia đình truyền thống của người Mường ở tỉnh Hòa Bình.

- Phân tích và đánh giá thực trạng biến đổi văn hóa gia đình của người Mường ở tỉnh Hòa Bình.

- Dự báo sự tồn tại và biến đổi trong văn hóa gia đình của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình, từ đó đặt ra những vấn đề nhằm xây dựng và phát triển văn hóa gia đình người Mường ở tỉnh Hòa Bình thời kỳ hội nhập.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là văn hóa gia đình của người Mường ở tỉnh Hòa Bình biểu hiện trên các phương diện: quan niệm về gia đình; văn hóa ứng xử trong gia đình; giáo dục trong gia đình; nghi lễ trong gia đình từ truyền thống đến biến đổi hiện nay.


3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài chủ yếu ở 4 mường lớn gồm: Kim Bôi (Mường Động) [PL.4, tr.178], Tân Lạc (Mường Bi) [PL.4, tr.175], Cao Phong (Mường Vang) [PL.4, tr.177], Lạc Sơn (Mường Thàng) [PL.4, tr.176],. Đây là 4 Mường còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Mường.

- Thời gian: Luận án đi sâu nghiên cứu văn hóa gia đình truyền thống của người Mường ở tỉnh Hòa Bình trước năm 1986 (trước thời kỳ đổi mới) và sự biến đổi từ sau năm 1986 đến nay (thời kỳ đổi mới).

4. Phương pháp nghiên cứu

Với nội dung nghiên cứu của đề tài này, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp chính như sau:

- Vấn đề được tiếp cận theo hướng liên ngành: Văn hóa học – Dân tộc học

– Xã hội học. Đây là hướng nghiên cứu khá phổ biến hiện nay. Quan điểm nghiên cứu này được thể hiện qua các phương pháp cụ thể như sau:

- Phân tích tài liệu thứ cấp: Đây là nguồn tài liệu quan trọng cho đề tài. Tác giả sẽ phân tích kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước về văn hóa của người Mường. Những số liệu tổng hợp về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa sẽ được phân tích trong nội dung luận án. Nguồn tài liệu này là cơ sở cho sự so sánh, tiếp nối và đi sâu hơn của tác giả ở đề tài.

- Nghiên cứu cấu trúc: Văn hóa gia đình được hình thành trong một tổng thể cấu trúc. Việc đi tìm các thành tố cấu trúc của văn hóa gia đình sẽ quyết định hướng phân tích cho toàn bộ luận án.

- Điền dã dân tộc học: Với mục đích trải nghiệm đời sống thực tế của người Mường, tác giả đã thực hiện nhiều chuyến điền dã ở các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong (Hòa Bình), đồng thời trực tiếp quan sát và tham dự một số đám ma, đám cưới, lễ lên nhà mới…Qua đó, tác giả ghi chép một cách chân thực nhất những sự kiện diễn ra trong đời sống tộc người, kiểm chứng được thông tin đã thu thập từ nguồn khác phục vụ cho quá trình hoàn thiện luận án.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí