Văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa văn học - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------------


NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG


VĂN DU KÝ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

VÀ TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------------


NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG


VĂN DU KÝ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

VÀ TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC


Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 62223401


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN NHO THÌN


XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ


PGS.TS. Trần Nho Thìn


GS.TS. Trần Ngọc Vương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa văn học - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Tác giả


Nguyễn Thị Thúy Hằng

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Nho Thìn, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án.

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, tập thể giảng viên, cán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và học tập tại Trường.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, các giảng viên của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Nghệ thuật, Khoa Du lịch học và Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã góp ý, tư vấn, giúp đỡ cho tôi cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án.

Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp tôi yên tâm và có thêm động lực để hoàn thành Luận án.

Tác giả


Nguyễn Thị Thúy Hằng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Đóng góp mới của luận án 5

6. Cấu trúc của luận án 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6

1.1. Một số khái niệm cần xác định 6

1.1.1. Khái niệm “du lịch” và du lịch hiện đại 6

1.1.2. “Văn du ký” 8

1.1.3. Một số định nghĩa về văn du ký 10

1.1.4. Khái niệm “hiện đại”và “hiện đại hóa văn học15

1.2. Điểm qua lịch sử của văn du ký 19

1.2.1. Văn du ký ở Việt Nam trung đại 19

1.2.2. Văn du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 22

1.2.3. Du ký thế giới 25

1.3. Nghiên cứu, phê bình văn du ký trong nước và thế giới 27

1.3.1. Nghiên cứu văn du ký ở Việt Nam trước năm 1945 27

1.3.2. Nghiên cứu văn du ký ở Việt Nam trong thời gian hai thập kỷ

gần đây 31

1.3.3. Nghiên cứu văn du ký ở nước ngoài 36

Tiểu kết 42

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ DIỄN BIẾN CỦA

VĂN DU KÝ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 43

2.1. Cơ sở văn hóa xã hội 43

2.1.1. Thời đại của những mối liên hệ Phương Đông - Phương Tây 43

2.1.2. Mạng lưới giao thông - điều kiện đầu tiên cho người viết văn

du ký nửa đầu thế kỷ XX 48

2.1.3. Văn du ký và đời sống báo chí 55

2.1.4. Các tác phẩm dịch và sáng tác có ảnh hưởng đến du lịch

và văn du ký 58

2.2. Diễn biến của văn du ký 60

Tiểu kết 66

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VĂN DU KÝ VIỆT NAM NỬA ĐẦU

THẾ KỶ XX VÀ HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC 67

3.1. Nhận thức về “người khác” 67

3.1.1. Cái nhìn đối với người Pháp và văn hóa Pháp 70

3.1.2. Cái nhìn về người Hoa 80

3.1.3. Cái nhìn người Chăm 87

3.2. Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa như một nét hiện đại của văn học 89

3.2.1. Lãng mạn gắn với phiêu lưu, mạo hiểm 89

3.2.2. Văn du ký với cái nhìn lý tưởng hóa cuộc sống thôn dã và

chất hoài cổ 95

3.3. Văn du ký về phụ nữ và phụ nữ viết văn du ký 100

3.3.1. Văn du ký viết về phụ nữ 100

3.3.2. Văn du ký của phụ nữ 106

Tiểu kết 112

CHƯƠNG 4. NGHỆ THUẬT VĂN DU KÝ VIỆT NAM NỬA ĐẦU

THẾ KỶ XX VÀ HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC 113

4.1. Thi pháp tả thực trong văn du ký nửa đầu thế kỷ XX 115

4.1.1. Hiện thực nhiều chiều, đa dạng, phong phú 117

4.1.2. Hiện thực hiện ra qua các chi tiết 124

4.2. Hình thức thể hiện cái tôi 126

4.2.1. Các hình thức kể chuyện trong văn du ký 127

4.2.2. Các trải nghiệm và khám phá cá nhân 130

4.3. Ngôn ngữ văn du ký 143

Tiểu kết 146

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

1.1. Văn du ký nửa đầu thế kỷ XX như một thể loại của văn học hiện đại

Chúng ta đều biết, trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của không ít các tác phẩm thuộc nhóm thể loại văn du ký1. Qua một thời gian dài ít được chú ý, trong thập niên gần đây, thể văn du ký nói chung trong đó có văn du ký nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Thực tế trên cho thấy rằng, càng ngày, giới nghiên

cứu càng quan tâm đến một kiểu thể loại vốn bị xem là cận văn học, một thể loại dường như đứng bên lề của văn học. Sự quan tâm đó có cơ sở thực tế bởi văn du ký cho đến nay, trong thế kỷ XXI, chẳng những không mất đi tính hấp dẫn và sức sống mà trái lại đang có được một vị trí nhất định trong đời sống văn học Việt Nam đương đại. Mặt khác, chủ nghĩa hậu cấu trúc đã phê phán việc đối lập văn hóa bác học và văn hóa bình dân, văn học và cận văn học. Vì thế, nghiên cứu về thể văn du ký không những có nội dung khoa học hàn lâm, thuộc nhóm vấn đề tổng kết qui luật của văn học sử, mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc sáng tác, thưởng thức và nghiên cứu văn du ký đương đại.

1.2. Các nghiên cứu đã có về du ký chưa nghiên cứu sâu vấn đề văn du ký và hiện đại hóa văn học dân tộc

Hầu hết các nghiên cứu về du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã có đều tập trung tìm hiểu đặc điểm du ký, một thể loại mà các ý kiến đánh giá hiện chưa phải là thống nhất. Đây chính là một hướng tiếp cận cần có để khẳng định giá trị văn học của thể loại du ký. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn, một chuyên gia về du ký trong một bài viết năm 2007 đã khẳng định ngay trong tên bài viết rằng du ký là thể tài [168]. Phạm Thị Ngọc Lan trong đề tài khoa học của mình cũng quan niệm văn du ký là thể tài [85]. Trong nhiều nghiên cứu về travel literature (dịch nguyên nghĩa: văn học du lịch) của giới nghiên cứu Phương Tây, họ dùng khái niệm genre (thể loại). Chúng tôi theo cách dùng của các nhà nghiên cứu Phương Tây vì chỉ có dùng


1 Vấn đề định danh khái niệm “văn du ký” sẽ được trình bày ở các mục dưới đây.

khái niệm thể loại thì mới có căn cứ để phân loại các tiểu thể loại (subtypes) du ký thành du ký thám hiểm, du ký công vụ, du ký nghiên cứu, du ký du lịch, du ký tâm linh v.v…

Các công trình nghiên cứu du ký nửa đầu thế kỷ XX thường bàn nhiều về đặc điểm mà chưa quan tâm đến những đóng góp của văn du ký cho quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Thực ra cũng có một số nghiên cứu gần đây nêu vấn đề về mối quan hệ giữa thể văn du ký và quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Chẳng hạn, Vương Trí Nhàn đã nhắc đến thể ký nói chung trong quá trình hiện đại hóa văn học. Trong luận án của Dương Thu Hằng về Trương Vĩnh Ký [55] cũng có nêu vấn đề về mối quan hệ giữa du ký với công cuộc hiện đại hóa văn học qua phân tích Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi, một áng du ký quốc ngữ đầu tiên. Đoàn Lê Giang nói rò trong những biểu hiện của hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỷ XX có vị trí của du ký [43]. Tuy nhiên, các trường hợp vừa nói trên, do mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, đều chỉ mới dừng lại mức độ nhận xét ban đầu chứ chưa đi sâu nghiên cứu. Vấn đề về đóng góp của văn du ký cho quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc ở đầu thế kỷ XX hầu như chưa được chú ý nghiên cứu. Nghiên cứu văn du ký từ góc nhìn của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vì thế vẫn đang là một công việc mời gọi hấp dẫn mà cũng là thách thức.

1.3. Cần ứng dụng nhiều thành tựu nghiên cứu văn du ký của thế giới

Theo sự khảo sát sơ bộ của chúng tôi, có thể nói, giới nghiên cứu quốc tế đã có nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu du ký, nhất là du ký của các nhà văn Phương Tây xuất hiện suốt từ quãng thế kỷ XVIII trở lại đây. Những thành tựu nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của văn học du ký của Phương Tây hầu như ít được phản ánh trong nghiên cứu du ký ở Việt Nam. Công trình khoa học của Phạm Thị Ngọc Lan [87] đã vận dụng một số luận điểm lý luận quan trọng của giới nghiên cứu Trung Quốc để nghiên cứu du ký trung đại Việt Nam. Bài viết của Nguyễn Hữu Lễ trình bày du ký hiện đại dưới hình thức phân loại du ký và sơ bộ nêu một vài đặc điểm chứ không nêu vấn đề hiện đại hóa văn học qua thể du ký [103]. Như vậy, có một vấn đề khác cũng khá cấp thiết là vận dụng những kết quả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2022