Một Số Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Thực Thi Pháp Luật Về Bảo Hộ Quyền Tác Giả Ở Việt Nam

thì nhà cung cấp ấy cũng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những hậu quả do hành động phạm pháp đó gây ra.

Cần phải cân nhắc đến các chuẩn mực quốc tế về trách nhiệm liên đới, đặc biệt là khi phải đối mặt với bản chất toàn cầu của mạng Internet, nơi mà một công ty ở một nước có thể cung cấp các thiết bị có thể sử dụng dễ dàng để phạm pháp cho khách hàng ở nhiều nước trên toàn thế giới. Để có thể duy trì việc bảo hộ hiệu quả bản quyền trong kỷ nguyên số hóa đòi hỏi những chuẩn mực quốc tế đó.

Nghiên cứu xu hướng phát triển pháp luật về bảo hộ quyền tác giả tại Hoa Kỳ cho thấy, vấn đề bảo hộ quyền tác giả là vấn đề phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Việc nhìn nhận đúng những yếu tố tác động đến xu hướng phát triển của pháp luật bảo hộ quyền tác giả sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập một hành lang pháp lý đủ mạnh, phù hợp với thông lệ quốc tế về bảo hộ quyền tác giả là vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu, nhất là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.


3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM

3.3.1. Khái quát một số kết quả trong công tác lập pháp về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam

Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam cũng đã quan tâm đến việc bảo hộ quyền tác giả trong các quy định của pháp luật. Các quy định bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam được quy định ở nhiều cấp độ văn bản khác nhau. Cụ thể là:

- Điều 60 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) khẳng định: Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

- Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 dành Chương XXXIV quy định về quyền tác giả và quyền liên quan từ Điều 736 đến Điều 749 quy định về tác giả, đối tượng quyền tác giả, nội dung quyền tác giả, thời điểm phát sinh và hiệu lực quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả…

- Luật Sở hữu trí tuệ, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Các Luật quy định cụ thể điều kiện bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan; nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan; chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan; chứng nhận Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

- Bộ luật Hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 19 tháng 6 năm 2009 quy định về tội xâm phạm quyền tác giả và các luật khác có liên quan đến quyền tác giả như: Luật Di sản văn hóa; Luật Điện ảnh; Luật Hải quan, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh...

- Ngoài các văn bản luật nêu trên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật trê. như: Nghị định số 47/2009/NĐ-CP, ngày 13/5/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan; Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg, ngày 22/02/2007 về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ - 13

đối với chương trình máy tính; Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 Về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan...

- Thực tiễn xét xử các vụ việc có liên quan đến quyền tác giả, các cơ quan nhà nước cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả như: Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTTDL-BKHCN-BTP, ngày 03/4/2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân; Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, ngày 29 tháng 02 năm 2008 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...

Từ kết quả công tác lập pháp, lập quy về quyền tác ở Việt Nam, có thể rút ra những nhận định cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Việt Nam cũng đã rất quan tâm đến việc thiết lập hành lang pháp lý cho việc bảo hộ quyền tác giả, nhất là trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành đã tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo kết tinh tại các tài sản trí tuệ. Các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đã đi vào cuộc sống và phát huy vai trò của nó. Hoạt động thực thi của các cơ quan có thẩm quyền, hoạt động tự bảo vệ quyền của các chủ thể đã có bước tiến bộ đáng kể. Các quy định pháp luật về quyền tác giả thường xuyên được sửa đổi để bảo đảm sự tương thích với các điều ước quốc tế đa phương, các điều, khoản khác phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hội nhập; sửa đổi một số điều, khoản đang nảy sinh các vướng mắc trong thực thi; chỉnh sửa về kỹ thuật văn bản và các từ ngữ phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.

Thứ hai, các quy định pháp luật quyền tác giả Việt Nam đã tạo ra sự phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế, các cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO.

Các quy định quyền tác giả dù được xây dựng mới hay sửa đổi, bổ sung đều coi mục tiêu phù hợp với các Điều ước quốc tế đa phương, các cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO và các tổ chức quốc tế khác và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hội nhập, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc sửa đổi này thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế với các chuẩn mực chung, phù hợp là nguyên tắc được quán triệt tuyệt đối trên cơ sở đó khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam với cơ chế pháp luật rõ ràng, mang tính quốc tế cũng như hạn chế tối đa tranh chấp về việc hiểu và thi hành về bảo hộ quyền tác giả trong các quan hệ quốc tế.

Sự tương thích trong các quy định về quyền tác giả Việt Nam so với các công ước quốc tế về quyền tác giả được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

Một là, về đối tượng bảo hộ.

Trong Công ước Berne, thuật ngữ "các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào (Điều 2). Điều 2 cũng liệt kê một số tác phẩm được bảo hộ như: sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuật tương tự với điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, chạm trổ, in thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuật tương tự nhiếp ảnh; các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, bản phác họa và các tác phẩm tạo hình liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học.

So với Công ước Berne, Hiệp định TRIPs mở rộng phạm vi đối tượng được bảo hộ quyền tác giả đối với các chương trình máy tính (dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy) và các bộ sưu tập dữ liệu dù dưới dạng đọc được bằng máy hay dưới dạng khác, mà việc tuyển chọn hoặc sắp xếp nội dung chính là thành quả của hoạt động trí tuệ (Điều 10). Ngoài ra, công ước Rome còn bảo hộ tín hiệu được truyền qua vệ tinh.

Đối tượng quyền tác giả theo luật Việt Nam bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Như vậy, đối tượng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam hoàn toàn tương thích với các công ước quốc tế và khắc phục nhược điểm trong các quy định về đối tượng bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Điều 747 Bộ luật Dân sự năm 1995 và được quy định chi tiết tại Điều 4 Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự, bởi các quy định này chưa thừa nhận việc bảo hộ đối với tín hiệu truyền qua vệ tinh.

Hai là, về tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả.

Theo quy định của Công ước Berne, sự bảo hộ bao gồm mọi tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được định hình dưới một dạng vật chất nhất định, không phân biệt hình thức và cách thức thể hiện. Tương tự như Công ước Berne, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định rõ, mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào và bằng bất kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bết kỳ thủ tục nào. Luật Sở hữu trí tuệ giải thích rõ hơn: đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan. Việc nộp đơn để

được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan.

Ba là, về giới hạn quyền tác giả.

Theo Điều 10 và Điều 10bis của Công ước Berne, tác phẩm được sử dụng tự do trong một số trường hợp như: trích dẫn để minh họa cho giảng dạy, in lại trên báo chí, phát lại trên đài truyền thanh hay phương tiện thông tin đại chúng những bài báo có tính chất thời sự về kinh tế, chính trị hay tôn giáo đã đăng tải trên các tập san hay các tác phẩm truyền thanh. Tuy nhiên, trong các trường hợp này quyền tác giả vẫn được bảo vệ, vì người sử dụng phải ghi rõ nguồn gốc tác phẩm và tên tác giả. Sự trích dẫn phải phù hợp với những thông lệ chính đáng và trong mức độ phù hợp với mục đích.

Phù hợp với quy định pháp luật quốc tế, Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định cụ thể nội dung, giới hạn của quyền tác giả, nhất là các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Như vậy, pháp luật quyền tác giả của Việt Nam đã có sự thống nhất trong quy định giới hạn quyền tác giả so với pháp luật quốc tế. Điều này khẳng định quyền tác giả là bất khả xâm phạm; mặt khác tác phẩm là một tài sản của nhân loại nên rất cần có những giới hạn này để tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận tri thức thời đại. Quy định cụ thể về vấn đề này trong pháp luật Việt Nam sẽ trở thành tiền đề thuận lợi cho tiến trình Việt Nam gia nhập WTO cũng như tiến hành sự hợp tác song phương và đa phương trong quan hệ quốc tế [33, tr. 48].

Bốn là, về thực thi quyền tác giả.

Những quy định về thực thi quyền tác giả của pháp luật Việt Nam cơ bản phù hợp với quy định của các công ước quốc tế về quyền tác giả. Để đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ, có thể áp dụng ba loại thủ tục là dân sự,

hành chính và hình sự. Các biện pháp cụ thể được áp dụng bao gồm: biện pháp khẩn cấp tạm thời, bồi thường thiệt hại, tiêu hủy tang vật, kiểm soát hàng giả tại biên giới, phạt tiền và cả hình phạt tù (Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự năm 1999, Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi 2008); Điều 13(3), Điều 15, Điều 16, Điều 17 Công ước Berne; Điều 41 đến Điều 61 Hiệp định TRIPs)

Thứ ba, pháp luật quyền tác giả Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền tác giả cũng như tạo cơ chế cho người Việt Nam tiếp thu với nền văn hóa quốc tế ngày càng phong phú, đa dạng.

Pháp luật quyền tác giả Việt Nam đã bảo vệ được quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân Việt Nam, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa các chủ thể quyền trong và ngoài nước, khắc phục các hạn chế trong các cam kết quốc tế, tạo vị thế và thuận lợi cho các chủ thể quyền trong các giao dịch quốc tế liên quan. Việc sửa để kéo dài thời hạn bảo hộ tới 75 năm đối với loại hình tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh; bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, để cân bằng lợi ích giữa các loại hình, phù hợp với xu thế chung trên thế giới, vì tuổi thọ bình quân của con người đã được nâng lên (người Việt Nam có tuổi thọ bình quân là 73 tuổi). Sửa đổi này cũng nhằm để công dân, pháp nhân Việt Nam được hưởng các lợi ích như công dân, pháp nhân các nước thành viên WTO khi Việt Nam thực hiện nguyên tắc đối xử tối huệ quốc của Hiệp định TRIPS.

Pháp luật quyền tác giả Việt Nam đã tạo điều kiện cho công dân, doanh nghiệp tiếp cận các thủ tục rõ ràng, minh bạch trong việc tiến hành xác lập quyền, phù hợp với yêu cầu về cải cách hành chính. Giảm các chi phí về tài chính cũng như thời gian vật chất liên quan đến việc lập hồ sơ, thủ tục nộp đơn, xin cấp văn bằng bảo hộ. Khuyến khích các chủ sở hữu nộp đơn đăng ký xác lập quyền để được bảo hộ. Ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà có thể xảy ra tại các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ tư, pháp luật quyền tác giả Việt Nam góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho công chúng, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Các quy định pháp luật quyền tác giả đã tạo ra dư luận xã hội quan tâm hơn nữa tới vấn đề sở hữu trí tuệ còn mới mẻ và rất phức tạp tại Việt Nam. Đây cũng là dịp củng cố, tiếp tục nâng cao nhận thức, hiểu biết, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng. Các văn nghệ sĩ, trí thức phấn khởi, yên tâm hơn trong các hoạt động sáng tạo để có được các sản phẩm có giá trị tư tưởng, văn học, nghệ thuật và khoa học phục vụ công chúng, vì có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật được trang bị thêm kiến thức mới, đầy đủ, cụ thể hơn để có thể thực thi pháp luật có hiệu quả. Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuận lợi hơn trong việc áp dụng khung hình phạt phù hợp với thẩm quyền. Cơ quan hải quan có điều kiện chủ động hơn trong việc xử lý hàng hóa xuất, nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại cửa khẩu biên giới.

3.3.2. Một số tồn tại và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam

3.3.2.1. Một số tồn tại trong các quy định pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam theo chuẩn quốc tế

Một là, các quy định pháp luật quyền tác ở ở nước ta chưa đủ sức ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền tác ngày càng gia tăng với những diễn biến phức tạp, tinh vi.

Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta được bắt đầu triển khai từ những năm 80, nhưng chỉ từ khi Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự (năm 1995) thì hoạt động này mới bắt đầu tiến triển. Đặc biệt, từ khi Quốc hội ban hành Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005) và Việt Nam là thành viên chính thức của WTO thì hoạt động này trở nên sôi động với tất cả các dạng tài sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023