Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ - 15

Thứ hai, phát huy vai trò của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm quyền tác giả, nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thành lập tòa án chuyên giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

Trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng bộ và chồng chéo, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có tới 6 loại cơ quan (Ủy ban nhân dân các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, hải quan) cùng có thẩm quyền xử phạt vi phạm. Theo thông lệ ở các nước trên thế giới, tòa án nhân dân phải đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, vai trò của tòa án rất mờ nhạt so với các cơ quan hành chính. Mỗi năm có tới hàng nghìn vụ vi phạm sở hữu trí tuệ được xử lý bởi các cơ quan hành chính, nhưng số vụ được đưa ra xét xử tại tòa án lại không quá 10 trường hợp. Ngoài ra, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, công nghệ máy tính…

Cần phải ý thức một cách rõ ràng rằng, biện pháp xử lý hành chính không phải là biện pháp hữu hiệu để có một cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả hiệu quả. Để bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ, về căn bản, cần thiết phải sử dụng hệ thống tòa án chuyên trách. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho Việt Nam hiện nay là cần phải xây dựng cơ chế nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Hiện Việt Nam vẫn chưa có các tòa án sở hữu trí tuệ chuyên trách. Do tính phức tạp của các tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các vụ kiện về sở hữu công nghiệp hiện do các tòa án cấp tỉnh thụ lý và xét xử theo thủ tục chung. Nếu vụ việc có yếu tố nước ngoài thì tòa án có thẩm quyền sẽ là

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hoặc tòa án nhân dân thành phố Hà Nội theo yêu cầu của nguyên đơn. Phán quyết của tòa án sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị và xem xét lại bởi Tòa phúc thẩm - tòa án nhân dân tối cao theo trình tự và thủ tục tố tụng dân sự. Thời gian để tòa án thụ lý và giải quyết tại một cấp xét xử thường mất từ 6 tháng đến 1 năm.

Hiện nay, có bốn tòa liên quan đến việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Tòa Kinh tế: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

- Tòa Dân sự: Theo Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa Dân sự giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… Các tranh chấp thường gặp là: tranh chấp quyền tác giả; tranh chấp nhãn hiệu…

- Tòa Hành chính: Theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì Tòa Hành chính có thẩm quyền giải quyết các vụ khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật. Liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước liên quan thì có quyền khởi kiện hành chính tại Tòa án.

- Tòa Hình sự: Các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là tội xâm phạm bản quyền tác giả được quy định tại Chương XVI Bộ luật Hình sự - các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Việc quy định dàn trải các tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ sẽ không bảo đảm được tính đặc biệt trong các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Việc các tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết các tranh chấp này chủ yếu dựa vào tính chất của vụ việc để "phân loại" và "giao" cho các tòa giải quyết. Điều này sẽ dẫn đến những lúng túng nhất định trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Một số nước cũng đã thành lập các Tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ như [13]:

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ - 15

- Tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ Malaysia được chính thức thành lập ngày 17/7/2007 sau rất nhiều năm chuẩn bị các điều kiện cần thiết (vấn đề thành lập tòa chuyên trách được Chính phủ Malaysia đưa ra từ năm 2004 theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Nội thương và Tiêu dùng). Chính phủ Malaysia phê chuẩn thành lập 15 tòa có thẩm quyền thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến Sở hữu trí tuệ tại 15 bang (bao gồm cả Putrajaya) và 6 tòa có thẩm quyền thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự và phúc thẩm tại các bang Kuala Lumpur, Selangor, Johor, Perak, Sabah and Sarawak.

- Tòa sở hữu trí tuệ Nhật Bản được thành lập tháng 4/2005, tòa được tổ chức ở cấp tỉnh với thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự, hình sự về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các vụ án hành chính phát sinh trong quá trình đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ tại Cơ quan sở hữu trí tuệ Nhật Bản (JPO).

- Tại Thái Lan, mô hình tòa sở hữu trí tuệ và Thương mại quốc tế Thái Lan (IP&IT Court) được coi là một trong những mô hình tòa chuyên trách đóng vai trò quan trọng và hoạt động hiệu quả nhất của khu vực Châu Á. Tòa được thành lập ngày 1/12/1997 với thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự và dân sự. Các thẩm phán của IP&IT Court thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ. Hội đồng xét xử bao gồm tối thiểu 2 thẩm phán nghiệp vụ và 1 thẩm phán chuyên trách - chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

- Còn ở Anh, theo các quy định của pháp luật hiện hành, Anh có 2 tòa Sở hữu trí tuệ chuyên trách là Tòa Patent (Patents Court) và Tòa dân sự Patent (Patent County Court - tòa địa phương, không xét xử các vụ án có tính hình sự). Tòa Patent là một bộ phận thuộc tòa dân sự tối cao (High Court). Hai tòa đều có trụ sở chính tại London.

Từ những lập luân trên, tác giả cho rằng cần thành lập một tòa chuyên giải quyết các tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác

giả. Đây là tiền đề quan trọng cho việc thiết lập trình tự, thủ tục cho việc bảo vệ quyền tác giả, bởi trên thực tế, cùng một vụ việc xâm phạm quyền tác giả nhưng tác giả cũng "loay hoay" tìm kiếm cơ quan giải quyết thích hợp với nội dung tính chất vụ việc sẽ là rào cản cho tác giả khi bảo vệ quyền lợi cho mình.

Thứ ba, pháp luật quyền tác giả Việt Nam cần có những hướng dẫn cụ thể về bản quyền đối với chương trình máy tính, trong đó cần xác định chương trình máy tính nên được bảo hộ theo quyền tác giả hay sáng chế.

Với những thành tựu sáng tạo của công nghệ thông tin, con người có thể tiếp cận, khai thác, sử dụng dễ dàng các nguồn thông tin, điều này đồng nghĩa với việc vi phạm quyền tác giả cũng có thể xảy ra một cách dễ dàng và phổ biến. Chẳng hạn, không ai có thể đánh giá được việc sử dụng một cách hợp pháp hay không đối với các tác phẩm âm nhạc khi chúng xuất hiện trên những chiếc điện thoại di động, máy nghe nhạc hoặc trên các website cho phép nghe và tải nhạc. Thực tế cho thấy chỉ có một số rất ít các nhà cung ứng dịch vụ qua các thiết bị số chủ động và tự nguyện thiết lập các thỏa thuận về bản quyền với tác giả khi phổ biến tác phẩm của họ. Với sự hỗ trợ của công nghệ số chúng ta có thể dễ dàng mua trên thị trường "chợ đen" những chiếc đĩa CD, VCD, DVD với giá chỉ bằng 1/10 so với đĩa có dán tem bản quyền.

Pháp luật quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm chứ không bảo hộ ý tưởng của tác phẩm. Chương trình máy tính sẽ vô nghĩa khi bị đánh cắp ý tưởng, nhưng chủ sở hữu chương trình máy tính sẽ bị thiệt hại về kinh tế khi nó bị sao chép bất hợp pháp. Trong khi đó, quyền tài sản quan trọng nhất đối với một tác phẩm là quyền sao chép tác phẩm, do đó bảo hộ chương trình máy tính theo quyền tác giả là cơ chế mạnh nhất nhằm ngăn cản sự sao chép bất hợp pháp chương trình máy tính.

Nguyên tắc bảo hộ tự động theo pháp luật quyền tác giả có tác động rất tích cực đối với việc bảo hộ chương trình máy tính, có nghĩa là thời điểm phát sinh quyền tác giả đối với một chương trình máy tính kể từ lúc chương

trình máy tính được định hình dưới một dạng vật chất nhất định mà không cần phải tiến hành bất kỳ một thủ tục đăng ký nào theo Điều 49.2 Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định của Công ước Berne. Vì lẽ đó, tất cả các quốc gia thành viên của Công ước Berne đều phải tôn trọng ngay lập tức quyền tác giả của chương trình máy tính vào thời điểm nó được công bố tại một trong các quốc gia thành viên.

Tính mới là tiêu chí quan trọng nhất để một chương trình máy tính được cấp patent, nhưng việc xác định tính mới của chương trình máy tính trong thời đại công nghệ thông tin là một điều khó khăn, mỗi ngày trên thế giới có thể cho ra đời nhiều chương trình máy tính, bởi vậy có thể kéo dài thời gian hơn so với luật định để xét cấp patent cho một chương trình máy tính. Như chúng ta đã biết, một chương trình máy tính có thể chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, do đó việc cấp patent cho chương trình máy tính trong trường hợp này là không còn ý nghĩa, bởi vì chủ sở hữu của chương trình máy tính chỉ có thể thu lợi nhuận kể từ thời điểm chương trình máy tính được cấp patent. Trong khi đó, nếu được bảo hộ theo quyền tác giả thì chủ sở hữu của chương trình máy tính có quyền thu lợi nhuận ngay tại thời điểm chương trình máy tính được công bố.

Một người độc lập nghiên cứu bằng con đường riêng của mình mà sáng tạo nên chương trình máy tính (đã được cấp patent cho người khác) sẽ không được công nhận là chủ sở hữu của chương trình máy tính do mình sáng tạo nên, bởi vì chương trình máy tính đã mất tính mới. Như vậy, mục này rất khác với việc bảo hộ chương trình máy tính theo quyền tác giả, nó đã ngăn cản không cho một người làm chủ sở hữu thành quả sáng tạo của mình nếu có một người khác nhanh chân hơn đăng ký bảo hộ chương trình máy tính là sáng chế.

Như đã phân tích ở trên, chương trình máy tính được bảo hộ theo quyền tác giả thì tất cả các quốc gia thành viên của Công ước Berne đều phải

tôn trọng ngay lập tức quyền tác giả của chương trình máy tính vào thời điểm nó được công bố tại một trong các quốc gia thành viên. Cơ chế bảo hộ chương trình máy tính theo sáng chế lại khác, xuất phát từ nguyên tắc bảo hộ độc lập theo quy định của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, một chương trình máy tính được cấp patent tại một quốc gia thành viên thì không có nghĩa là tất cả các quốc gia thành viên còn lại đều phải cấp patent cho chính chương trình máy tính đó. Bởi vậy, quyền của chủ sở hữu chương trình máy tính có thể không được nhiều quốc gia công nhận, do đó việc thương mại hóa chương trình máy tính trong quá trình hội nhập quốc tế không còn ý nghĩa, điểm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tài sản của chủ sở hữu chương trình máy tính. Cần nhấn mạnh rằng, chủ sở hữu của chương trình máy tính chỉ có thể thu lợi nhuận kể từ thời điểm chương trình máy tính được cấp patent trên lãnh thổ quốc gia cấp patent.

Không phải bất kỳ chủ sở hữu một chương trình máy tính nào nộp đơn yêu cầu cũng được Nhà nước cấp patent cho chương trình máy tính đó, bởi vì có thể nó không đáp ứng được 3 tiêu chí của sáng chế, khi đó chương trình máy tính lại trở về nguyên vẹn như một tác phẩm văn học và được bảo hộ theo quyền tác giả. Vòng luẩn quẩn lại bắt đầu.

Xuất phát từ những phân tích trên, tác giả cho rằng pháp luật về sáng chế chỉ thực sự có ý nghĩa đối với việc bảo hộ các chương trình máy tính lớn, phức tạp như các hệ điều hành và không nên cấp patent cho mọi chương trình máy tính (kể cả chúng đáp ứng đủ 3 tiêu chí của sáng chế).

Việc bảo hộ chương trình máy tính theo quyền tác giả và theo sáng chế đều bộc lộ những điểm cần phải bàn lại. Tác giả đồng tình với quan điểm về bảo hộ quyền tác giả chương trình theo hướng:

- Nên có một nghị định riêng để bảo hộ chương trình máy tính, Nghị định này không phải là bản sao các quy định của pháp luật về quyền tác giả và pháp luật về sáng chế, nhưng nó phải loại bỏ được những bất hợp lý trong các

mục Những điểm cần bàn thêm như đã phân tích ở trên, trong đó nên có những quy định đáp ứng các điểm sau:

+ Tách chương trình máy tính như một đối tượng độc lập được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thực tế cho thấy, do sự phát triển của khoa học và công nghệ, nên những năm gần đây mới xuất hiện thêm các đối tượng mới của quyền sở hữu trí tuệ như chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, giống cây trồng mới. Bởi vậy, chương trình máy tính được xuất hiện như một đối tượng mới của quyền sở hữu trí tuệ cũng là điều bình thường.

+ Không kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với chương trình máy tính là suốt cuộc đời tác giả và được chấm dứt vào năm thứ 50 khi tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) qua đời như quy định hiện hành. Quy định này có thể kéo lùi sự phát triển của công nghiệp phần mềm. Bởi vậy, rất cần sự phân loại chương trình máy tính để quy định thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với mỗi loại chương trình máy tính cho thích hợp. Tác giả đề xuất, thời hạn bảo hộ đối với chương trình máy tính lớn, các hệ điều hành là 10 năm (có thể gia hạn bảo hộ 1 lần), thời hạn bảo hộ đối với các chương trình máy tính còn lại là 5 năm (có thể gia hạn bảo hộ 1 lần). Sau thời hạn trên, chương trình máy tính thuộc tài sản chung của nhân loại, mọi người có thể sử dụng và nâng cấp chương trình máy tính đó. Thực tế bảo hộ các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ cho thấy, kiểu dáng công nghiệp cũng chỉ có thời hạn bảo hộ là 5 năm (có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm), chương trình máy tính cũng chỉ nên có thời hạn bảo hộ như vừa nêu là hợp lý.

- Sửa đổi Khoản 10 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về sao chép, pháp luật phải cho phép người sử dụng chương trình máy tính được quyền lưu giữ bản sao chương trình máy tính đề phòng sự cố kỹ thuật của máy tính.

- Cho phép chủ sở hữu hoặc người sử dụng chương trình máy tính được quyền cải tiến, nâng cấp chương trình máy tính và được công nhận là chủ sở hữu của phần nâng cấp đó. Nếu trong trường hợp, phần nâng cấp chỉ

có thể hoạt động được khi phải sử dụng chương trình máy tính gốc thì cần quy định thêm chủ sở hữu chương trình máy tính gốc phải cho phép người nâng cấp sử dụng chương trình máy tính gốc (có thu phí).

Trên diễn đàn pháp luật quốc tế, chúng ta nên đóng góp tiếng nói của mình vào việc yêu cầu phê chuẩn một văn bản pháp luật đa phương quy định các quốc gia phải tôn trọng quyền tài sản đối với chương trình máy tính do tổ chức hoặc cá nhân của một quốc gia khác làm chủ sở hữu. ít nhất quy định này cũng phải đủ mạnh như quy định của Công ước Berne đã nêu trên. Trên thế giới có một số quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc đã có đạo luật riêng quy định bảo hộ chương trình máy tính, đó là một thực tế cho chúng ta tham khảo để nâng cao hiệu quả bảo hộ chương trình máy tính.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023