Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ - 16

KẾT LUẬN


Hoa Kỳ là quốc gia phát triển với nền khoa học công nghệ hiện đại, góp phần to lớn vào việc tạo lập vị trí cường quốc về các phát minh, sáng chế hàng năm. Ngoài những nguyên nhân được kể tới như Hoa Kỳ có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu, chế độ đãi ngộ đối với các nhà khoa học, môi trường làm việc năng động... thì một nguyên nhân nữa cần phải được nhắc tới như là nguyên nhân quan trọng bậc nhất, đó là khung pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ rất phát triển, với sự linh hoạt cao trong quá trình thực thi pháp luật quyền tác giả tại quốc gia này.

Quyền tác giả được tại Hoa Kỳ được bảo hộ bởi văn bản luật cao nhất là Hiến pháp Liên bang. Sự bảo hộ đó được cụ thể hóa, tập trung tại Luật Quyền tác giả (Luật bản quyền) năm 1976 và các đạo luật sửa đổi, bổ sung sau này. Nhìn chung, các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ được quy định chi tiết, cụ thể có tính chất hướng dẫn, định hướng cho việc bảo hộ quyền tác giả, như các định nghĩa, khái niệm quyền tác giả và những vấn đề liên quan; chủ sở hữu quyền tác giả và vấn đề chuyển nhượng quyền tác giả, thời hạn bảo hộ, cách thức ghi ký hiệu, nộp lưu chiểu cũng như vấn đề đăng ký bảo hộ quyền tác giả; quy định về quản lý nhà nước về quyền tác giả;... đồng thời cũng phản ảnh được sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và internet cũng như thương mại điện tử đã và đang tác động lớn đến những nỗ lực bảo hộ quyền tác giả.

Pháp luật quyền tác giả của Việt Nam và Hoa Kỳ vừa có những điểm tương đồng, vừa có những điểm khác biệt, nhất là về truyền thống luật pháp, tư duy pháp lý và cơ chế thực thi pháp luật ở cả hai nước. Song một điều không thể phủ nhận là, kỹ thuật pháp luật của Hoa Kỳ nói chung, pháp luật quyền tác giả nói riêng đã đạt đến độ hoàn thiện mà còn nhiều năm nữa Việt Nam mới theo kịp.

Những nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về quyền tác giả được đề cập trong luận văn cho thấy, để tạo lập được cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả cần có sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó cần nhấn mạnh tới các yếu tố như: nhận định rõ ràng các chuẩn quốc tế về bảo hộ quyền tác giả để chỉ rõ những điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam so với các chuẩn quốc tế đã được thừa nhận; các hiệp định song phương, đa phương giữa Việt Nam và các quốc gia trong việc thiết lập hành lang pháp lý bảo hộ quyền tác giả, trong đó cần nhận rõ những điểm khác biệt trong truyền thống pháp luật các nước để bảo đảm sự hài hòa trong việc thực thi các cam kết quốc tế...

Pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Những kết quả, những hạn chế trong công tác lập pháp, lập quy về quyền tác giả ở Việt Nam cho thấy để có được hệ thống pháp luật bảo hộ quyền tác giả tốt cũng như tạo lập thiết chế cần thiết cho việc thực thi pháp luật vẫn cần phải được nghiên cứu ở nhiều chuyên sâu hơn nữa. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn về nội dung bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ, tác giả hy vọng nó sẽ trở thành tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách pháp luật quyền tác giả ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. E. Anthony Wayne (2008), "Tại sao bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lại quan trọng", vietnamese.vietnam. usembassy.gov

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

2. "Bị phạt 675 nghìn USD vì phát tán nhạc lên mạng" (2009), laodong.com.vn

3. Vũ Mạnh Chu (2005), "Nhận dạng hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan qua thực tiễn thực thi", Thông tin khoa học pháp lý, (5-6).

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ - 16

4. Vũ Mạnh Chu (2008), "Luật Sở hữu trí tuệ - Sản phẩm của trí tuệ",

chungta.com

5. Vũ Mạnh Chu (2009), "Toàn cảnh bảo hộ quyền tác giả 2008", cinet.vn

6. Cục Bản quyền tác giả (2000), Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa kỳ, (Người dịch: Tuấn Tâm, Hiệu đính: Lê Hoài Dương, Hà Nội.

7. Cục Bản quyền tác giả (2001), Các công ước quốc tế về quyền tác giả

(song ngữ), Hà Nội.

8. Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật (2004), Các điều ước quốc tế về quyền tác giả và các quyền liên quan trong lộ trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.

9. "Danh sách thuật ngữ sở hữu trí tuệ" (2009), vietnamese.vietnam. usembassy.gov

10. Nguyễn Bá Diến (Chủ biên) (2003), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Nguyễn Bá Diến (2005), "Về thực thi quyền tác giả tại Hoa Kỳ", Nhà nước và pháp luật, (8).

12. Hoàng Dũng (2008), "Bản quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số, cần những quyết sách mạnh mẽ", dddn.com.vn

13. Hoàng Hà (2008), "Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cần có toà chuyên trách",

dddn.com.vn

14. Nguyễn Mạnh Hiền (2008), "Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ", socbay.com

15. "Hiệp hội băng đĩa Mỹ kiện hơn 400 sinh viên vi phạm bản quyền" (2009), vietbao.vn

16. Trần Lan Hương (2004), Quyền tác giả đối với loại hình tác phẩm nghe nhìn theo pháp luật Việt Nam và Cộng hòa Pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Chương trình phối hợp giữa Đại học Luật Hà Nội với Đại học tổng hợp Panthéon-Assas Paris II, Hà Nội.

17. "Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ" (2009), vietnamese.vietnam. usembassy.gov

18. Trần Thanh Lâm (2008), "Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức", Tạp chí Cộng sản, 19(163).

19. "Lịch sử phát triển của quyền tác giả" (2009), vi.wikipedia.org

20. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn toà n thế giớ i về nhân quyền.

21. Marybeth Peter (2008), "Thách thức về vấn đề bản quyền trong thời đại kỹ thuật số", vietnamese.vietnam.usembassy.gov

22. Mihály Ficsor (2007), "Tổng quan và lịch sử việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả, quyền liên quan", cinet.vn

23. Nguyễn Vân Nam (2009), "Góp ý sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ",

thongtinphapluatdansu.wordpress.com

24. Phạm Duy Nghĩa (Chủ biên) (2001), Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Paul E. Salmon (2008), "Giới thiệu khái quát các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ", vietnamese.vietnam.usembassy.gov

26. Nguyễn Như Quỳnh (2005), "Sự tương thích giữa các quy định pháp luật hiện hành về quyền tác giả của Việt Nam và các công ước quốc tế về quyền tác giả", thongtinphapluatdansu.wordpress.com

27. Phùng Trung Tập (Chủ biên) (2008), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

28. Thomas G. Field Jr. (2008), "Sở hữu trí tuệ là gì", vietnamese.vietnam. usembassy.gov

29. Thư viện Quốc hội Mỹ (2006), "Thông tư số 1 của Cục Bản quyền",

vietnamese.vietnam.usembassy.gov

30. Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, Cẩm nang sở hữu trí tuệ: Chính sách, pháp luật và áp dụng, (Tài liệu dịch của Cục Sở hữu Trí tuệ).

31. Quang Trung (2008), "Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Qua tải vì thói quen "hành chính hoá"", doisongphapluat.com.vn

32. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1997), Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

33. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

TIẾNG ANH

34. A century of copyright: An exhibit - Library of Congress.

35. Agreement on Trade-related aspects of intellectual property rights (TRIPS).

36. Analysis and Proposed Copyrigh fee adjustments to go into effect on or about August 01, 2009: Submitted to Congress by Marybeth Peters, Register of Copyrights, March 15, 2009.

37. Annual Report of the Register of Copyrights: Fiscal year ending September 30, (2007).

38. Copyright and Related Rights (2007).

39. Copyright basics - United States Copyright Office.

40. Copyright Law of the United States (10/2007).

41. Copyright Lore - Frank Evina - Copyright Notices - May 2004.

42. General Agreement on Trade in Services (GATS).

43. General guide to the copyright act of 1976 - September 1977 - United States Copyright Office.

44. List of Copyright Associations in United States.

45. Notable dates in American Copyright 1783 - 1969: Compiled by Benjamin W. Rudd.

46. Project Looking Forward - Sketching the Future of Copyright in a Network World (July 1998) - Professor I. Trotter Hardy, Colleage of William and Mary - School of Law.

47. Registration of Commercial prints and labels - Frank Evina - Copyright Notices - February 2004.

48. Report on Legal Protection for Databases (August 1997) - United States Copyright Office.

49. Strategic plan 2008 - 2013 of the United States Copyright Office.

50. Statement of Marybeth Peters: The Register of Copyrights before the Subcommittee on Intellectual Property, Committee on the Judiciary, United States Senate 109th Congress, 1st Session, May 25, 2005: Piracy of Intellectual Property.

51. The Cable and Satellite Carrier Compulsory Licenses: An Overview and Analysis (March 1992) - A report of the Register of Copyrights.

52. United States Copyright Office: A Brief Introduction and History.

53. Vessel Hull Design Protection Act: Overview and Analysis (November 2003). A report by the United States Copyright Office and the United States Patent and Trademark Office.

WEBSITE

54. www.copyright.gov (Website của Cục Bản quyền tác giả Hoa Kỳ).

55. www.wikipedia.com (Bách khoa toàn thư mở).

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí