Vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành cộng đồng kinh tế Asean AEC - 21


KẾT LUẬN


Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, dễ bị tổn thương và không giống bất kỳ ngành kinh tế nào khác. Ngành kinh tế này bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được, thì cũng đang gặp rất nhiều hạn chế; khó khăn và thách thức. Đặc biệt khi AEC đã hình thành thì những khó khăn này còn hiện hữu rõ hơn. Những khó khăn thách thức này tự thân mỗi doanh nghiệp du lịch, ngành du lịch không thể giải quyết được mà cần đến vai trò của nhà nước. Do vậy, nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch sau khi hình thành AEC là có tính cấp thiết đối với Việt Nam.

Trong nghiên cứu của luận án, tác giả sử dung các phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp, kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước đó để có thể tìm ra khoảng trống cho nghiên cứu của mình. Tác giả đã làm sáng tỏ hơn 4 nội dung: (i) quan niệm về vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch, (ii) hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch, (iii) phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của nhà nước, những thành công và hạn chế của vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC, (iv) đề xuất những giải pháp để tăng cường phát huy vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC. Cụ thể:

Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm tăng cường vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch sau khi AEC hình thành của một số nước như Thái Lan, Malaysia và Singapor, tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tăng cường vai trò của nhà nước. Đó là những bài học kinh nghiệm về: Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và ban hành các chính sách để phát triển du lịch phải phù hợp với từng thời kỳ; phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thị trường; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan đến du lịch.

Từ dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các cơ quan tổ chức và dữ liệu sơ cấp thu thập thực tế tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 - 2018 tác giả đã phân tích được thực trạng vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch sau khi AEC hình thành, phân tích và đánh giá mức độ thành công của từng vai trò. Đồng thời, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch sau khi hình thành AEC.



Dựa trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ vào bối cảnh; quan điểm; mục tiêu phát triển du lịch trong điều kiện hình thành AEC, tác giả đã đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm tăng cường vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch. Các nhóm giải pháp này có tính khả thi cao, vì nó được gắn chặt với những điều kiện cần thiết để thực hiện, phù hợp với xu thế phát triển của du lịch Việt Nam khi tham gia vào AEC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng công trình nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế:

Về phương pháp, mặc dù có sử dụng bảng hỏi để thu thập tài liệu sơ cấp, nhưng tác giả mới sử dụng phương pháp so sánh và thống kê mô tả để phân tích, mà chưa sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định, cũng như các công cụ phương pháp nhân tố khám phá để đo lường tác động vai trò của Nhà nước đến phát triển du lịch.

Vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành cộng đồng kinh tế Asean AEC - 21

Về phạm vi nghiên cứu, hiện tại cả nước có 63 tỉnh, thành phố, nhưng luận án mới thu thập tài liệu và điều tra khảo sát ở 3 thành phố. Thông tin, dữ liệu chỉ đúng với vùng và các thành phố nghiên cứu.

Tác giả hy vọng những hạn chế trên sẽ được tiếp tục hoàn thiện sau công trình nghiên cứu này.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


1. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2016), Vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Quán triệt Văn kiện Đại hội 12 Đảng Cộng sản Việt Nam vào việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại các trường đại học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr 170-180.

2. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2018), ‘Phát triển du lịch Việt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN’, Tạp chí Tài chính , số 683, tr. 21-24.

3. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2018), ‘Tăng cường vai trò nhà nước trong phát triển du lịch Việt Nam’, Tạp chí Tài chính , số 684, tr. 103-106.

4. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2018), ‘Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch - yếu tố quyết định sự thành công của du lịch Việt Nam khi hình thành AEC’, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 106, tr. 20-24.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Axelrod, R., & Keohane, R. O. (1985), ‘Achieving cooperation under anarchy: Strategies and institutions’, World politics, 38(1), 226-254.

2. Ban Chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết Số 08-NQ/TW Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ban hành ngày 16 tháng 01 năm 2017.

3. Barley, S. R., & Tolbert, P. S. (1997), ‘Institutionalization and structuration: Studying the links between action and institution’, Organization studies, Vol. 18(1), pp. 93-117.

4. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Quyết định số 3455/QĐ-BVHTTDL Phê duyêt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020”, ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2014.

5. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2016), Kế hoạch số 3552/KH-BVHTTDL về Nâng cao chất lượng dịch vụ trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam, ngày ban hành 07 tháng 09 năm 2016.

6. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL Phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 13 tháng 7 năm 2016.

7. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL Phê duyệt Đề án: “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ban hành ngày 03 tháng 8 năm 2016.

8. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2017), Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL Quy

định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2017.

9. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2018), Quyết định số 4829/QĐ-BVHTTDL Phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam, ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2018.

10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Quyết định số 297/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thự hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ban hành ngày 06 tháng 02 năm 2012.

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2018), Đề án cơ cấu lại ngành du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.

12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch), (2013), Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam.



13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch (2013), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2013.

14. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch (2014), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2014.

15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch (2015), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2015.

16. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch (2016), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2016.

17. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch (2017), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2017.

18. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch (2017), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2018.

19. Boo, E. (1991), ‘Making ecotourism sustainable: Recommendations for planning, development, and management’, Nature tourism: Managing for the environment, 187-199.

20. Bùi Thị Hải Yến, (2013), Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

21. BVHTT&DL và BGTVT (2015), Chương trình phối hợp công tác số 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông vận tải phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020, ngày 2 tháng 10, năm 2015.

22. Ceballos-Lascurain, H. (1996), Tourism, ecotourism, and protected areas: The state of nature-based tourism around the world and guidelines for its development. Iucn.

23. Cheuk, S., Liew-Tsonis, J., Ing, G. P., & Razli, I. A. (2010), ‘An establishment of the role of private and public sector interests in the context of tourism transport planning and development: the case of Malaysia’, The International Business & Economics Research Journal, 9(2), 59-67.

24. Chính phủ (2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, ban hành ngày 22 tháng 7 năm 2002.

25. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 92/NQ-CP Về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2014.

26. Chính phủ (2015), Nghị định số 82/NĐ-CP Quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam, ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2015.



27. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 46/NQ-CP về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân các nước: Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Tây Ban Nha, Cộng hòa I-ta-li-a, ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2015.

28. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 56/NQ-CP về việc gia hạn việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân các nước: Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Tây Ban Nha, Cộng hòa I-ta-li-a, ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2016.

29. Chính phủ (2017), Nghị định số 168/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2017.

30. Chính phủ (2017), Nghị quyết số 103/NQ-CP Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2017.

31. Chu Đức Dũng (2002), Vai trò của nhà nướctrong phát triển kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

32. Cohen, E. (1988), ‘Authenticity and commoditization in tourism’, Annals of tourism research, 15(3), 371-386.

33. Denhardt, R. B., & Denhardt, J. V. (2000), ‘The new public service: Serving rather than steering’, Public administration review, 60(6), 549-559.

34. DiMaggio, P. (1997), ‘Culture and cognition’, Annual review of sociology, 23(1), 263-287.

35. DiMaggio, P. J., & Anheier, H. K. (1990), ‘The sociology of nonprofit organizations and sectors’, Annual review of sociology, 16(1), 137-159.

36. Đinh Nguyễn An (2016), Vai trò của nhà nước trong việc tận dụng cơ hội vượt qua thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

37. Dinica, V. (2009), ‘Governance for sustainable tourism: a comparison of international and Dutch visions’, Journal of Sustainable Tourism, 17(5), 583-603.

38. Đỗ Ánh Tuyết (2006), Bài học kinh nghiệm tổ chức quản lý phát triển du lịch của một số nước, truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2017, từ http://vtr.org.vn/bai- hoc-kinh-nghiem-to-chuc-quan-ly-phat-trien-du-lich-cua-mot-so-nuoc.html

39. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bửu (2008), Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

40. Đoàn Thị Trang (2016), ‘Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn’, Tạp chí Tài chính, số 639, tr.16-18.



41. Đoàn Thị Trang (2017), Bài học từ phát triển kinh tế du lịch ở một số nước, truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2017, từ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao- doi/bai-hoc-tu-phat-trien-kinh-te-du-lich-o-mot-so-nuoc-106539.html

42. Dredge, D. (2001), ‘Local government tourism planning and policy-making in New South Wales: Institutional development and historical legacies’, Current Issues in Tourism, 4(2-4), 355-380.

43. Duchacek, I. D. (1987), Toward a typology of new subnational governmental actors in international relations.

44. Elliott, J. (2002), Tourism: Politics and public sector management, Routledge.

45. Fligstein, N. (1996), ‘Markets as politics: A political-cultural approach to market institutions’, American sociological review, 656-673.

46. Fry, E. H. (1986), ‘The Economic Competitiveness of the Western States and Provinces: The International Dimension’, American Review of Canadian Studies, 16(3), 301-312.

47. Fry, E. H. (1989), ‘The impact of federalism on the development of international economic relations: Lessons from the United States and Canada’, Australian Journal of International Affairs, 43(1), 16-35.

48. Goh, H. C. (2017), ‘Nature and Community-based tourism (CBT) for poverty alleviation: A case study of Lower Kinabatangan, East Malaysia’, Geografia- Malaysian Journal of Society and Space, 11(3).

49. Gunn, C. A., & Var, T. (2002), Tourism Planning: Basics, Concepts, Cases. Psychology Press.

50. Hà Giang (2016), Hội nhập ASEAN tác động tích cực đến ngành du lịch Việt Nam, truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2016, từ https://www.vietnamplus.vn/hoi- nhap-asean-tac-dong-tich-cuc-den-nganh-du-lich-viet-nam/371024.vnp

51. Hà Văn Hội (2014), ‘Từ lý thuyết cạnh tranh quốc gia của M.Porter bàn về ảnh hưởng của chính phủ tới các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh quốc tế của các ngành dịch vụ Việt Nam’, trong Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Viết Thông, Đinh Quang Ty, Lê 56. Minh Nghĩa (Đồng chủ biên), Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, Tập 2, tr.728-750, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

52. Hall, C. M. (1994), Tourism, government and the state: tourism and the policy making process (pp. 20-58). John Wiley & Sons.

53. Hall, C. M. (1999), ‘Rethinking collaboration and partnership: A public policy perspective’, Journal of sustainable tourism, 7(3-4), 274-289.



54. Hall, C. M. (2000), Tourism planning: policies, processes and relationships,

Pearson Education.

55. Hall, C. M., & Jenkins, J. (2004), ‘Tourism and public policy’, A companion to tourism, 525.

56. Hall, P. A., & Taylor, R. C. (1996), ‘Political science and the three new institutionalisms’, Political studies, 44(5), 936-957.

57. Hatton, M. J. (1999), Community-based tourism in the Asia-Pacific. (Vol. 99). School of Media Studies.

58. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (2012), Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN (MRA) về Nghề Du lịch, Bali, Indonesia.

59. Hoàng Phê (1988), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội

60. Hoàng Thị Kim Oanh (2016), Vai trò của nhà nước Việt Nam trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội.

61. Hocking, B. (1986), ‘Regional governments and international affairs: foreign policy problem or deviant behaviour?’, International Journal, 41(3), 477-506.

62. Hocking, B. (1993), Localizing foreign policy: non-central governments and multilayered diplomacy, Springer.

63. Hocking, B. (1999), ‘Patrolling the 'Frontier': Globalization, Localization and the 'Actorness' of Non-Central Governments’, Paradiplomacy in Action: The Foreign Relations of Subnational Governments, 7, 17.

64. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam - Đại từ điển Kinh tế thị trường, Tập 2, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.

65. Jenkins, J. (2000), ‘The dynamics of regional tourism organisations in New South Wales, Australia: History, structures and operations’, Current Issues in Tourism, 3(3), 175-203.

66. Keohane, R. O. (2005). After hegemony: Cooperation and discord in the world political economy, Princeton University Press.

67. Keohane, R. O., & Martin, L. L. (1995), ‘The promise of institutionalist theory’, International security, 20(1), 39-51.

68. Khadaroo, J., & Seetanah, B. (2008), ‘The role of transport infrastructure in international tourism development: A gravity model approach’, Tourism management, 29(5), 831-840.

69. Kincaid, J. (2003), ‘Foreign relations of sub-national units’, Federalism in a changing world: Learning from each other, 74-96.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/03/2023