Đánh Giá Mức Độ Thành Công Của Vai Trò Nhà Nước Trong Hợp Tác Quốc



2017 - 2018, ký ngày 19/01/2017. Theo đó, hai bên nhất trí trao đổi nhiều lĩnh vực như: Thỏa thuận lẫn nhau về nghề du lịch, hai bên sẽ hỗ trợ nhau về đào tạo du lịch và công nghệ thông tin; cấp học bổng cho cán bộ và sinh viên trong lĩnh vực du lịch củ mỗi nước, chia sẻ kinh nghiệm về xúc tiến quảng bá du lịch. Tham dự Phiên họp Ủy ban hợp tác du lịch Việt Nam - Singapore và đề xuất các nội dung hợp tác du lịch, xúc tiến quảng bá chung hai nước (tháng 5/2018).

Ngoài ra, giai đoạn vừa qua cũng thể hiện nhiều hoạt động hợp tác khác có liên quan đến du lịch giữa các ngành Tư pháp, Giao thông Vận tải, Thương mại, v.v… có liên quan đến du lịch.

Nhìn chung, hợp tác du lịch Việt Nam với các nước ASEAN ngày càng tích cực và hiệu quả hơn. Tranh thủ được sự hỗ trợ trong các dự án phát triển du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, đạt hiệu quả cao. Thời gian vừa qua cũng đã tổ chức được nhiều sự kiện, hội nghị quốc tế quan trọng, nâng tầm vóc của du lịch Việt Nam trong hợp tác quốc tế. Các hoạt động hợp tác quốc tế đã đóng vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo sự thành công của chiến dịch “Việt Nam - vẻ đẹp bất tận”, góp phần mở rộng thị trường nguồn khách quốc tế cho Du lịch Việt Nam.

Như vậy có thể nói, vai trò của nhà nước trong thúc đẩy hợp tác quốc tế du lịch trong AEC đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần vào hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại của cả nước. Với các chủ trương, định hướng, chiến lược đã đề ra cho ngành Du lịch, hợp tác du lịch trong bối cảnh hình thành AEC sẽ tiếp tục được đẩy mạnh có trọng tâm hơn, chú trọng hiệu quả hướng đến mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên hoạt động hợp tác phát triển du lịch thời gian qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém

+ Quy mô hợp tác tuy đã mở rộng hơn nhưng vẫn chưa rộng khắp, vẫn còn nhiều khu vực mà du lịch Việt Nam vẫn chưa có điều kiện hướng tới.

+ Quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia vẫn chỉ dừng lại ở hình thức hội nghị, trao đổi mà chưa có nhiều hình thức hợp tác phát triển về sản phẩm du lịch hay thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch.


Bảng 3.10. Đánh giá mức độ thành công của vai trò nhà nước trong hợp tác quốc

Bảng kết quả

Trước khi hình thành AEC

Sau khi hình thành AEC


Ký hiệu

ĐBQ

chung

Trong đó


Ký hiệu

ĐBQ

chung

Trong đó

M1

M2

M1

M2

BHT4

4,23

4,1

4,26

AHT4

4,03

3,9

4,16

BHT2

4,15

4,05

4,25

AHT1

3,86

3,7

4,02

BHT3

3,87

3,74

4

AHT2

3,76

3,6

3,92

BHT1

3,86

3,7

4,02

AHT3

3,61

3,6

3,72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành cộng đồng kinh tế Asean AEC - 15

để phát triển du lịch Việt Nam trước và sau khi hình thành AEC


Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu của tác giả Nội dung vai trò “Hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch” bao gồm 4 tiêu chí

đánh giá

BHT1, AHT1: Các bộ, ngành, chính quyền địa phương tham gia tích cực, hiệu quả hợp tác phát triển du lịch trong khuôn khổ ASEAN

BHT2, AHT2: Có nhiều chính sách, hình thức hợp tác phát triển sản phẩm du lịch BHT3, AHT3: Có nhiều chính sách tạo điều kiện thu hút khách du lịch

BHT4, AHT4: Có nhiều chính sách, hình thức hợp tác thu hút đầu tư du lịch

Sau khi hình thành AEC, tiêu chí đánh giá của AHT4: Có nhiều chính sách, hình thức hợp tác thu hút đầu tư du lịch với hệ số điểm là 4,03; đây là tiêu chí đánh giá có mức độ tiêu chí đánh cao giá nhất. Điều này cũng phản ánh: Thực tế Nhà nước đã xây dựng và triển khai thực hiện tốt hệ thống các Luật, các Chiến lược và Quy hoạch du lịch, chính sách minh bạch và rõ ràng, để có cơ sở pháp lý; cơ sở khoa học thu hút các nguồn lực đầu tư. Tiêu chí đánh giá có mức độ thành công thấp nhất là AHT3: Có nhiều chính sách tạo điều kiện thu hút khách du lịch, với số điểm thành công là 3,61. Điều này cũng phản ánh các nhà quản lý, đặc biệt các doanh nghiệp mong muốn hợp tác trong AEC phải được hiện thực hóa bằng nhiều hơn những chính sách, hình thức hợp tác cụ thể.

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố vào tháng 4/2017, dựa vào 14 chỉ số đánh giá trong TTCI, cho thấy mức độ mở cửa đối với quốc tế của Việt Nam còn rất thấp xếp thứ 73/136 quốc gia (BVHTTDL, TCDL 2016). Thực tế



này phản ánh nhiều chính sách của nhà nước chưa thực sự thông thoáng để thúc đẩy du lịch Việt Nam hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu tổng thể bảng 3.10 cho thấy: Trong 4 tiêu chí đánh giá mức độ thành công của vai trò“Hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch” trong điều kiện trước khi hình thànhh AEC, cho kết quả bình quân từ 3,86 đến 4,23. Nhưng sau khi hình thành AEC phần lớn các tiêu chí đánh giá đều có điểm bình quân thấp hơn từ 3,61 đến 4,03; kết quả này phần nào phản ánh kỳ vọng lớn hơn của doanh nghiệp đối với các chính sách của nhà nước trong các lĩnh vực của hội nhập du lịch. Riêng tiêu chí đánh giá các bộ, ngành, chính quyền địa phương tham gia tích cực, hiệu quả hợp tác phát triển du lịch trong khuôn khổ ASEAN (AHT1 được đánh giá là 3,86 điểm và bằng BHT1 cũng được đánh giá là 3,86 điểm). Điều này cũng phản ánh thực tế hiện nay có rất nhiều bộ, ngành, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nhân lực du lịch chưa nhận thức đúng mức độ tác động, những thời cơ cũng như thách thức của sự hình thành AEC đến phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

3.2.5. Về vai trò đánh giá, kiểm tra, thanh tra đối với phát triển du lịch

Phối hợp các cơ quan liên quan đánh giá, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Tổ chức nhiều hội nghị quán triệt về chiến dịch nâng cao chất lượng du lịch với sự tham gia của nhiều tỉnh, thành phố. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3 - 5 sao tại các địa phương, tiến hành soát xét Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7800: 2009 “Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay)” theo Quyết định số 217/QĐ-TCDL ngày 15/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về Tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp hạng cơ sở lưu trú,… nhằm thực hiện bộ tiêu chí du lịch ASEAN vừa là cam kết vừa là hành động, nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững; xây dựng và định vị du lịch xanh cho các cơ sở lưu trú của ngành du lịch Việt Nam. Nghị định số 1433/VBHN-BVHTTDL ngày 10/4/2017 Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng bá.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiêp, xử phạt đối với những lỗi vi phạm hành chính, cao nhất là thu hồi giấy phép kinh doanh.



+ Chấn chỉnh tình trạng doanh nghiệp kinh doanh kém chất lượng, trái pháp luật, sử dụng hướng dẫn viên không đúng quy định hành nghề tại Việt Nam, làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh.

Quản lý công tác hướng dẫn viên:

Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động cấp thẻ hướng dẫn viên của các Sở chuyên ngành ở địa phương, công tác đào tạo của các trường và hoạt động của hướng dẫn viên trên toàn quốc. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để ngăn chặn tình trạng sử dụng bằng cấp giả xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Ngày càng nhiều địa phương, như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Huế, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang… đã và đang tăng cường quản lý điểm đến, đảm bảo an toàn và an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách, đó cũng chính là đáp ứng mục tiêu của định hướng chiến lược 2 trong Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2016 - 2025.

Bảng kết quả

Trước khi hình thành AEC

Sau khi hình thành AEC

Ký hiệu

ĐBQ

chung

Trong đó

Ký hiệu

ĐBQ

chung

Trong đó

M1

M2

M1

M2

BTT1

4,48

4,3

4,66

ATT1

4,49

4,28

4,7

BTT2

4,47

4,27

4,67

ATT2

3,76

3,51

4,01

Bảng 3.11. Đánh giá mức độ thành công của vai trò nhà nước trong kiểm tra, thanh tra đối với phát triển du lịch Việt Nam trước và sau khi hình thành AEC


Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu của tác giả Nội dung vai trò “Kiểm tra, thanh tra đối với phát triển du lịch” bao gồm 2 tiêu

chí đánh giá

BTT1, ATT1: Sự phối hợp các Bộ, ngành, chính quyền địa phương để kiểm tra, rà soát, giám sát các hoạt động du lịch là thường xuyên và hiệu quả

BTT2, BTT2: Chính quyền địa phương tiếp nhận và giải quyết kịp thời ý kiến phản ánh của khách du lịch

Bảng 3.11. cho thấy: Sau khi hình thành AEC tiêu chí đánh giá ATT1: Sự phối hợp các Bộ, ngành, chính quyền địa phương để kiểm tra, rà soát, giám sát các hoạt động du lịch là thường xuyên và hiệu quả là 4,49 cao hơn so với thang đo ATT2 là 3,76: Chính quyền địa phương tiếp nhận và giải quyết kịp thời ý kiến phản ánh của



khách du lịch. Tuy nhiên khi so sánh tiêu chí đánh giá “Chính quyền địa phương tiếp nhận và giải quyết kịp thời ý kiến phản ánh của khách du lịch” kết quả khảo sát cho thấy: Sau khi hình thành AEC có số điểm đánh giá thành công là 3,76 thấp hơn rất nhiều so với số điểm trước khi hình thành AEC là 4,47. Điều này phản ánh khi hội nhập quốc tế về du lịch trong AEC, có nhiều vấn đề hạn chế nảy sinh mà các cơ quan quản lý chưa giải quyết kịp thời, hiệu quả.

3.3. Tác động của vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC

* Đánh giá chung

Qua biểu đồ 3.6 cho thấy 112 doanh nghiệp và 108 cán bộ quản lý đánh giá cao tác động của vai trò nhà nước đến các yếu tố tạo điều kiện để phát triển du lịch, trong bối cảnh hình thành AEC đều được đánh giá cao hơn trước khi hình thanh AEC .

ĐIỂM

BSX1 ; 3.227


ASX1; 3.518

BSX2; 3.118


ASX2; 3.449

BSX3; 3.529


ASX3; 3.905

9


ĐK1; 3.672

286


AĐK2; 3.877

1


PT; 3.701

259


ADN1; 3.491

BDN2; 3.128

ADN2; 3.85

BTĐ1; 3.214


ATĐ1; 3.641

BTĐ2; 3.549


ATĐ2; 3.799

BTĐ3; 3.527


ATĐ3; 3.818

TĐ4; 3.6


ATĐ4; 3.909




















B



BĐK


1; 3.10


A









ĐK2; 3.


B










T; 3.24


BP


A









BDN1; 3.

Biểu đồ 3.6. Đánh giá tác động của vai trò nhà nước đến điều kiện phát triển du lịch sau khi hình thành AEC

Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu của tác giả

Đánh giá của CBQL và doanh nghiệp trước AEC

Đánh giá của CBQL và doanh nghiệp sau AEC

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

5

107











3.3.1. Các yếu tố sản xuất

(*) Tạo điều kiện khai thác điều kiện tự nhiên; kinh tế và xã hội của các vùng

để phát triển du lịch

Theo kết quả ta thấy ảnh hưởng của vai trò nhà nước đến yếu tố tạo điều kiện khai thác điều kiện tự nhiên; kinh tế và xã hội của các vùng để phát triển du lịch ảnh hưởng trước khi hình thành AEC được 112 doanh nghiệp và 108 cán bộ quản lý đánh giá ở mức ảnh hưởng trung bình, cụ thể điểm đánh giá là: BSX1 = 3,227. Và ảnh hưởng của vai trò của nhà nước đến yếu tố này trong bối cảnh sau khi hình thành AEC được đánh giá cao hơn, cụ thể giá trị trung bình của nhân tố sau khi hình thành AEC là ASX1 = 3,518 điểm/ thang điểm 5.

(*) Tạo điều kiện đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch

Ảnh hưởng của vai trò nhà nước đến yếu tố tạo điều kiện đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch trước khi hình thành AEC được các doanh nghiệp và cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ ảnh hưởng trung bình là 3,118/ 5 điểm (Sử dụng thang đo Likert: cho điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là thấp nhất; 5 là mức ảnh hưởng cao nhất).

Ảnh hưởng của vai trò nhà nước đối với yếu tố này từ đó tác động phát triển du lịch sau khi hình thành AEC có sự thay đổi lớn hơn so với trước, mức điểm trung bình là ASX2= 3,449 điểm, cao hơn 0,331 điểm so với trước khi hình thành AEC (trong đó thấp nhất là 1 điểm và cao nhất là 5 điểm).

(*) Tạo điều kiện xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch

Trước khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): các doanh nghiệp và cán bộ quản lý đánh giá ảnh hưởng của vai trò nhà nước đến yếu tố tạo điều kiện xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch ở mức độ ảnh hưởng trung bình, cụ thể BSX3 = 3,259 điểm.

Sau khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): điểm đánh giá của vai trò nhà nước đối với yếu này cao hơn nhiều so với thời điểm trước khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, cụ thể nhân tố ASX3 = 3,905 điểm/ thang điểm 5.

3.3.2. Tạo các điều kiện về cầu du lịch

(*) Cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác cho khách hàng để cải thiện cầu du lịch

Theo kết quả thu được, vai trò của nhà nước đối với việc cung cấp các thông tin

đầy đủ và chính xác cho khách hàng để cải thiện cầu du lịch có mức ảnh hưởng trung



bình, không quá lớn, cụ thể nhân tố này được 112 doanh nghiệp và 108 cán bộ quản lý cho mức điểm trung bình là 3,109 điểm/ thang điểm 5.

Tuy nhiên cũng là yếu tố cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác cho khách hàng để cải thiện cầu du lịch nhưng mức độ lại ảnh hưởng nhiều sau khi hình thành AEC là 3,672 điểm của vai trò nhà nước, cao hơn 0,563 điểm so với trước khi hình thành AEC.

(*) Nhiều chính sách, sự kiện quốc tế lớn, Hiệp định du lịch ASEAN được tổ chức thực hiện hiệu quả để quảng bá, thu hút cầu du lịch

Theo biểu đồ 3.6 ta thấy ảnh hưởng của vai trò nhà nước đối với nhân tố BĐK2 được các doanh nghiệp và cán bộ quản lý đánh giá ở mức ảnh hưởng trung bình, cụ thể điểm đánh giá là: BĐK2 = 3,286 điểm.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của vai trò nhà nước đến nhân tố này sau khi hình thành AEC có mức ảnh hưởng cao hơn, cụ thể nhân tố này sau khi hình thành AEC là AĐK2

= 3,877, cao hơn 0,591 điểm so với trước khi hình thành AEC.

3.3.3. Mức độ tạo điều kiện cho các ngành phụ trợ và liên quan để phát triển du lịch

Trước khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): các doanh nghiệp và cán bộ quản lý đánh giá mức độ ảnh hưởng của vai trò nhà nước đến nhân tố tạo điều kiện cho các ngành phụ trợ và liên quan để phát triển du lịch đến vai trò của nhà nước từ đó tác động đến điều kiện phát triển du lịch ở mức độ ảnh hưởng trung bình, cụ thể BPT = 3,241 điểm.

Sau khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): điểm đánh giá của vai trò nhà nước đến nhân tố này cao hơn so với thời điểm trước khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, cụ thể nhân tố APT = 3,700 điểm/ thang điểm 5.

3.3.4. Chiến lược, cấu trúc doanh nghiệp

(*) Mức độ tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch hình thành các chiến lược mở rộng thị trường ra nước ngoài

Theo kết quả thu được, mức ảnh hưởng của vai trò nhà nước đến tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch hình thành các chiến lược mở rộng thị trường ra nước ngoài có mức ảnh hưởng trung bình, không quá lớn đến phát triển du lịch sau khi hình thành AEC, cụ thể nhân tố này được 112 doanh nghiệp và 108 cán bộ quản lý cho mức điểm trung bình là 3,259 điểm trên thang điểm 5.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/03/2023