Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - 9


pháp luật của các bộ, ngành liên quan được thanh lọc, sửa đổi ; 190 000 văn bản của các địa phương được sửa đôi hoặc bãi bỏ[99, tr 123].

Trong việc sửa đổi pháp luật kinh tế- thương mại, sửa đổi Luật Ngoại thương có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện các cam kết với WTO.

Theo dự kiến của các nhà khoa học Trung Quốc, trong vòng 3 – 5 năm nữa, hệ thống pháp luật của Trung Quốc mới có sự thay đổi cơ bản nhằm phù hợp với quy định của WTO.

- Cải cách chính phủ để thực hiện các cam kết với WTO. Việc gia nhập WTO đòi hỏi phải cải cách chính phủ, thay đổi chức năng cũng như phương thức điều hành kinh tế của chính phủ. Bởi lẽ thể chế chính phủ của Trung Quốc mặc dù đã được thay đổi, nhưng về cơ bản vẫn được xây dựng trên cơ sở kinh tế kế hoạch tập trung, chức năng và phương thức điều hành vẫn mang tính mệnh lệnh hành chính, trái với nguyên tắc thị trường. Vì vậy nếu không đổi mới, cải cách thì chính phủ không thể đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành kinh tế trong điều kiện đã gia nhập WTO.

Trung Quốc cải cách chính phủ theo phương châm “chính phủ nhỏ, xã hội lớn.” “Chính phủ nhỏ” là nhà nước, chính phủ tập trung vào những công việc then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Còn “xã hội lớn” là phát huy mạnh mẽ quyền tự chủ, tự quản của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các đoàn thể.Theo hướng đó, sau khi gia nhập WTO, chính phủ Trung Quốc đã chuyển trọng tâm sang quản lý kinh tế vĩ mô, tập trung làm những việc sau:

.Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho phát triển. Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng “nóng”, tạo nên sức ép lớn về năng lượng và nguyên liệu, làm tăng áp lực lạm phát. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để hạ nhiệt nền kinh tế như thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế đầu tư ở một số ngành, điều tiết giá cả để cắt giảm bớt căng thẳng cung –cầu, kiềm chế nguồn vốn ngắn hạn vào Trung Quốc để đề phòng rủi ro cho nền kinh tế. Trước sức ép tăng giá đồng nhân dân tệ của Mỹ, Eu, Trung Quốc đã điều chỉnh tỷ giá đồng NDT để điều chỉnh các quan hệ thương mại và đầu tư.

.Nhà nước thực hiện quản lý bằng công cụ pháp luật. Nhờ hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, Nhà nước đã thông qua hệ thống pháp luật


mà bảo đảm các quan hệ tài sản, xác định các quy tắc thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh. Nhà nước giảm dần sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp đang chuyển sang mối quan hệ gián tiếp thông qua các công cụ pháp luật và các công cụ thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

.Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phát triển mạnh các ngành dịch vụ. Trung Quốc hiện đang phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động, nhưng để thích nghi với điều kiện mới, Trung Quốc đã hiện đại hóa những ngành này để có giá trị gia tăng cao. Sau khi gia nhập WTO, các ngành dịch vụ của Trung Quốc bị tấn công mạnh từ các đối tác như Mỹ, Nhật Bản. Vì vậy, chính phủ đã kêu gọi chuyển từ tư duy “Trung tâm chế tạo” của thế giới sang chủ động chiếm lĩnh thị trường dịch vụ trong và ngoài nước và chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

.Khai mở các thị trường bên ngoài và tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu.Ngay sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã bắt tay vào việc đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với ASEAN để mở rộng thị trường. Trung Quốc đưa ra ý tưởng về FTA với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, về hình thành FTA Đông Á,…Để đáp ứng yêu cầu năng lượng, nguyên liệu tăng nhanh, Trung Quốc đã thực thi chiến lược “ một vòng ba tuyến”.

Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - 9

.Cung cấp các dịch vụ xã hội cho người nghèo. Sự cải cách mạnh mẽ và gia nhập WTO đã làm gia tăng sự chênh lệch về trình độ phát triển và thu nhập giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư đang tăng lên nhanh chóng đạt tới mức kỷ lục trong lịch sử Trung Quốc. Hiện nay, chính phủ Trung Quốc đang tập trung nỗ lực cung cấp dịch vụ xã hội cho người nghèo như hỗ trợ về giáo dục, y tế, bảo hiểm y tế cho nông dân, các chính sách hỗ trợ như miễn, giảm thuế nhằm tiến tới xây dựng một “ xã hội hài hòa”.

- Cải cách DNNN, phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp hương chấn .Cải cách DNNN được coi là mắt xích quan trọng trong cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc. Nó được bắt đầu tư năm 1978, nhưng cải cách DNNN chỉ thực sự có chuyển biến về chất khi Trung Quốc cải cách sở hữu trong các DNNN và thành lập hệ thống doanh nghiệp hiện đại. DNNN phải


được “công ty hóa”, tách quyền sở hữu của nhà nước với quyền kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ trương cải cách DNNN của Trung Quốc là cơ cấu và sắp xếp lại khu vực DNNN theo hướng thu hẹp phạm vi, giảm số lượng và tập trung dần vào các ngành, lĩnh vực quan trọng và cơ cấu lại quản lý nội bộ doanh nghiệp theo chế độ công ty phù hợp với cơ chế thị trường.

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, tốc độ cơ cấu lại khu vực DNNN diễn ra rất chậm. Chiến lược cải cách DNNN được đề xuất hiện nay với các nội dung: (1)Phá thế độc quyền đối với một số ngành truyền thống và độc quyền tự nhiên, cho tư nhân tham gia vào những ngành này. (2)Cải cách hệ thống quyền sở hữu tài sản và quản lý công ty mà trọng tâm là đa dạng hóa hình thức sở hữu doanh nghiệp bằng cách đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, nhất là các doanh nghiệp lớn. (3)Cải cách hệ thống giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước. (4) Thực hiện cho phá sản DNNN [63, tr 150-152]. Hiện nay Trung Quốc đã thành lập Ủy ban giám sát và quản lý tài sản sở hữu nhà nước. Đánh giá chung ở Trung Quốc cho rằng việc thành lập cơ quan này là một sự thay đổi có tính chất bước ngoặt trong quá trình cải cách và cơ cấu lại khu vực DNNN.

Cùng với việc cải cách khu vực DNNN, ngay từ đầu công cuộc cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã tạo khung pháp lý và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2003, kinh tế phi quốc doanh đã chiếm gần 2/3 GDP của Trung Quốc. Năm 2005, nhà nước cho phép các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đầu tư vào các ngành kết cấu hạ tầng, các ngành nhà nước độc quyền và các ngành dịch vụ công cộng. Trung Quốc cũng rất chú ý phát triển các xí nghiệp hương chấn, vì sự phát triển của chúng là con đường giải quyết hiệu quả vấn đề “Tam nông”.

1.3.2 Kinh nghiệm của một số nước Đông Á khác về vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế

- Nhật Bản là một điển hình thành công sau khi gia nhập GATT/ WTO. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã triển khai chương trình hội nhập có tính chiến lược. Chiến lược này bao gồm nhiều mức độ khác nhau về hội nhập trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực thương mại, Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu, bành trướng thế lực ra bên ngoài, song lại duy trì chế độ


kiểm soát nhập khẩu nghiêm ngặt cả chính thức lẫn phi chính thức. Chính phủ Nhật đã có những quy định hạn chế về chủng loại và số lượng nhập khẩu cũng như số lượng các nhà nhập khẩu, hạn ngạch được sử dụng như là công cụ của chính sách bảo hộ. Nhưng từ khi gia nhập GATT mức độ tự do hóa được đẩy mạnh, đến năm 1972 mức độ tự do hóa đạt 95%.

So với tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư của Nhật Bản chậm hơn và thực tế nó chỉ được thực hiện trong những năm 1970. Tự do hóa đầu tư của Nhật Bản chỉ được thực hiện trong những ngành mà Nhật Bản có sức cạnh tranh hoặc những ngành truyền thống, khả năng sinh lời thấp. Trong tiến trình tự do hóa đầu tư, Nhật Bản đã xây dựng những chương trình tỷ mỉ từng bước. Nếu như việc mở cửa, tự do hóa của Nhật Bản diễn ra khá chậm, thì ngược lại việc bành trướng kinh tế, xâm nhập vào thị trường khu vực và quốc tế được chú trọng khuyến khích và đẩy mạnh. Điều này thể hiện ở sự gia tăng mạnh xuất khẩu và đầu tư. Trên thực tế trong những thập niên qua Nhật Bản luôn là một trong những cường quốc xuất khẩu, với mức độ dư thừa mậu dịch ngày càng tăng và là một trong những nhà đầu tư quốc tế và cung cấp ODA

lớn nhất thế giới.

Như vậy, sau khi gia nhập GATT, Nhật Bản đã quyết tâm theo đuổi tự do hóa thương mại, nhưng duy trì sự bảo hộ trong một thời gian tương đối dài đối với đầu tư và thị trường dịch vụ. Tuy vậy, từ khi Nhật Bản lâm vào khủng hoảng cuối những năm 1980 và trong suốt những năm 1990, Nhật Bản đã quyết tâm cải cách, tự do hóa mạnh mẽ đầu tư và thị trường dịch vụ. Nhờ đó, Nhật Bản đã khôi phục được kinh tế và bước vào chu kỳ phát triển năng động mới.

- Hàn Quốc tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới có chậm hơn Nhật Bản, vì vậy Hàn Quốc đã tiếp thu và vận dụng những kinh nghiệm của Nhật Bản. Cho nên chúng ta thấy tiến trình hội nhập của Hàn Quốc đều mang dáng dấp bước đi của Nhật Bản. Quá trình hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Hàn Quốc được chính thức bắt đầu từ thập niên 1960, khi Hàn Quốc chuyển từ chiến lược thay thế nhập khẩu sang chính sách đề cao hướng ngoại, thực hiện một nền kinh tế mở. Hàn Quốc đã triển khai một chương trình hội nhập có tính linh hoạt, không chặt chẽ, toàn phần với nền kinh tế thế giới. Trong lĩnh vực thương mại, tiến trình tự do hóa nhập khẩu diễn ra châm chạp với mục đích bảo hộ thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.Ngành công nghiệp


ô tô được chính phủ bảo hộ trong một thời gian dài từ những năm 1960 đến 1986 mới xóa bỏ mọi hạn chế đối với ngành này. Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Luật FDI của Hàn Quốc nhìn chung không khuyến khích FDI. Cho đến mãi những năm 1980, Chính phủ Hàn Quốc mới nới lỏng sự kiểm soát dòng vốn đầu tư vào Hàn Quốc. Cho đến nay, Hàn Quốc đã thực sự tự do hóa đầu tư nước ngoài. Hội nhập trong lĩnh vực tài chính được thực hiện theo giai đoạn, chứ không hội nhập nhanh, toàn phần với nền tài chính thế giới. Năm 1961, chính phủ đã quốc hữu hóa toàn bộ ngân hàng thương mại và năm 1964 triển khai hệ thống bảo đảm của chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài. Nhưng bước vào thập niên 1990 những chính sách trên tỏ ra không hiệu quả và thực tế những kiểm soát của chính phủ đã gây cản trở cho sự phát triển kinh tế. Vì vậy, năm 1993, chính phủ đã tiến hành cải cách hệ thống tài chính đẩy tới việc tự do hóa tài chính hướng tới hội nhập quốc tế và khu vực.

Năm 1995, Hàn Quốc đưa ra chiến lược tham gia quá trình toàn cầu nhằm đưa Hàn Quốc thành một quốc gia có vai trò chủ chốt trong các vấn đề của thế giới. Chiến lược này xác định rõ lịch trình của các bước: (1) trước tiên và quan trọng nhất, giáo dục phải đạt được trình độ của thế giới. (2)Hệ thống pháp luật và kinh tế phải được cải cách để đáp ứng được trình độ hoàn hảo của thế giới. (3)Cả chính phủ quốc gia lẫn chính phủ địa phương phải được làm cho có tính chất toàn cầu. Một “ chính phủ nhỏ bé hữu hiệu” và một “chính phủ khéo léo và mềm dẻo” là mục tiêu của những nỗ lực của chính quyền tiến tới toàn cầu hóa. (4) Hàn Quốc tham gia một cách tích cực hơn nữa vào những vấn đề toàn cầu bảo vệ môi trường. (5) văn hóa và cách tư duy phải được toàn cầu hóa. [44, tr 81-84].

Như vậy, tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư của Hàn Quốc ban đầu có phần chậm chạp, nhưng sau được đẩy mạnh, tự do hóa tài chính được thực hiện theo giai đoạn chứ không nóng vội. Hàn Quốc tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Nhờ thế kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng mạnh trong một thời gian dài và là một trong những “thần kỳ Đông Á”.

- Thái Lan: trong ba thập kỷ qua, Thái Lan đã đạt mức tăng trưởng đáng ghi nhận. Một trong những nguyên nhân đưa đến thành công của Thái Lan là chính phủ đã chuyển từ chiến lược thay thế nhập khẩu sang chiến lược


hướng về xuất khẩu, thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, tự do hóa thương mại và đầu tư. Vào đầu những năm 1990, chính phủ Thái Lan đã thực hiện một cuộc cải cách như xóa bỏ chế độ bảo hộ đối với các ngành công nghiệp chế tác; cải cách thuế nhằm giảm thuế xuất; thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

Từ giữa những năm 1990 trở lại đây, Thái Lan đưa ra chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế với bốn nội dung chủ yếu: đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài; nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và tăng cường xâm nhập vào thị trường mới mở cửa. Thái Lan cho rằng nguồn nhân lực có chất lượng cao là nhân tố thiết yếu cho phát triển đất nước và đặt ra mục tiêu đến năm 2020 nâng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học so với lứa tuổi lên khoảng 40%, tương đương với tỷ lệ của Hàn Quốc và Nhật Bản. Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, Thái Lan thay đổi chính sách đầu tư nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn như nâng mức sở hữu nước ngoài lên 49% đối với dự án thông thường, 100% đối với dự án có trên 80% sản phẩm xuất khẩu. Thái Lan đang tiến hành xây dựng cơ cấu công nghiệp đa dạng gồm 14 ngành mà nòng cốt là các công ty đầu tư đến từ các nước công nghiệp phát triển. Chính phủ Thái Lan đã đưa ra chiến lược rõ ràng và biện pháp nâng cao cạnh tranh của hàng hóa. Trong đó xác định năm lĩnh vực có thể tạo cho họ vị thế trên thị trường quốc tế là xe hơi, thực phẩm, thời trang, du lịch và phần mềm máy tính. Hai giải pháp để thực hiện chiến lược này là tăng cường thu hút FDI và tham gia FTA. Một nội dung quan trọng trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Thái Lan là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhất là thâm nhập vào các nền kinh tế mới mở cửa, gần gũi với Thái Lan, trong đó có Việt Nam.

Nhờ vậy, Thái Lan đã tận dụng được những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại để phát triển kinh tế trong thời gian qua. Tuy vậy, Thái Lan là nơi xuất phát của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này được giải thích là do đầu tư quá mức vào những lĩnh vực có tính rủi ro cao và được cấp vốn ngắn hạn (là vốn của nước ngoài); các khoản đầu tư lại không được giám sát chặt chẽ vì các ngân hàng thông đồng với các nhà chính trị. Sự tự do hóa quá sớm mà không có sự kiểm soát thỏa đáng đã góp phần đưa dến cuộc khủng khoảng.


1.3.3 Những bài học kinh nghiệm màViệt Nam có thể tham khảo

Nghiêm cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và một số nước thành viên WTO ở Đông Á có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo như sau:

Thứ nhất, các nước thành công sau khi gia nhập WTO đều là những nước thực hiện nghiêm túc các cam kết với WTO.Thực tế cho thấy các nước thành công sau khi gia nhập WTO như các nước Đông Á, Trung Quốc đã thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan; thực hiện tự do hóa thương mại, đầu tư, tài chính theo lộ trình cam kết; tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của WTO. Nhờ vậy tận dụng được những cơ hội do WTO mang lại. Trái lại, những nước ít thành công hơn sau khi gia nhập WTO là những nước vẫn theo đuổi chính sách kinh tế tập trung, đóng cửa, không thực hiện tự do hóa thương mại, chẳng hạn, như Mianma, Nêpan.

Các nghiên cứu về tác động của việc thực hiện cam kết với WTO cho thấy lợi ích thu được thông qua việc cắt giảm thuế quan mang tính ngắn hạn, nhỏ bé và giảm dần. Còn lợi ích thu được từ việc thực hiện các nguyên tắc của WTO như không phân biệt đối xử, cạnh tranh công bằng, minh bạch hóa pháp luật, chính sách mới mang lại hiệu quả lâu dài và to lớn.

Thứ hai, các nước thành công sau khi gia nhập WTO đều chú trọng và quyết tâm cải cách thể chế kinh tế trong nước theo hướng thị trường và hội nhập kinh tế. Không có kinh tế thị trường thì không thể hội nhập được. Mức độ hội nhập tùy thuộc vào mức độ cải cách kinh tế theo hướng thị trường. Bởi lẽ chỉ có thể chế kinh tế thị trường mới phù hợp với yêu cầu của WTO. Thực tế cho thấy nước nào có thể chế kinh tế thị trường tốt hơn nước đó sẽ tận dụng được nhiều cơ hội hơn khi hội nhập. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapre, Hồng Kông, Malaixia nhờ theo đuổi chính sách tự do hóa, liên tục cải cách chính sách thương mại mà nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Trung Quốc là trường hợp nổi bật về cải cách thể chế để đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO. Trung Quốc là nước đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, vì thế, sau khi gia nhập WTO, nước này đã tiến hành cải cách sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực nhằm cải cách thể chế theo hướng thị trường như đã phân tích ở trên. Từ thực tế có thể rút ra kết luận có ý nghĩa thiết thực: Cải cách


kinh tế theo hướng thị trưởng là điều kiên cơ bản nhất để hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết và tận dụng được các cơ hội do việc gia nhập WTO mang lại.

Thực tế cũng cho thấy những nước ít thành công hơn sau khi gia nhập WTO là những nước không quyết tâm cao trong việc thực hiện tự do hóa thương mại và xây dựng kinh tế thị trường, chẳng hạn như Uruguay, Uganda.

Thứ ba, việc thực hiện các cam kết với WTO và bảo đảm hội nhập mang lại hiệu quả trách nhiệm trước hết thuộc về chính phủ. Vì vậy, cần phải điều chỉnh chức năng, nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành kinh tế của chinh phủ. Chủ thể tham gia WTO là chính phủ chứ không phải là doanh nghiệp. Chính phủ là người tiến hành đàm phán, đưa ra các cam kết và là người tổ chức thực hiện các cam kết. Vả lại các nguyên tắc cơ bản của WTO đều không phải là những yêu cầu đối với doanh nghiệp mà là những yêu cầu đòi hỏi chính phủ phải thực hiện. Vì thế, cần phải có một chính phủ năng lực và hiệu quả. Đối với những nước đang chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường thì điều này đòi hỏi phải cải cách chính phủ. Chẳng hạn, Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đã phải tiến hành cải cách chính phủ. Cải cách chính phủ theo hướng chính phủ tập trung vào điều hành kinh tế vĩ mô; tạo lập quy tắc cho hoạt động thị trường; chuyển từ quản lý bằng các biện pháp hành chính sang quản lý bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu; cung cấp hàng hóa công cộng. Chỉ có như vậy mới thích ứng được với kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của WTO.

Thứ tư, đối với các nước đang chuyển sang kinh tế thị trường để thích ứng với hội nhập kinh tế, thì cải cách DNNN là mắt xích quan trọng nhất trong cải cách kinh tế, đồng thời phải tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân.Trung Quốc là nước đang trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, gia nhập WTO, nên Chính phủ Trung Quốc coi cải cách DNNN là mắt xích quan trọng nhất trong cải cách thể chế kinh tế và tập trung nỗ lực thực hiện. Chủ trương cải cách khu vực DNNN của Trung Quốc là cơ cấu lại khu vực DNNN, thu hẹp phạm vi, giảm số lượng, tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp theo chế độ công ty phù hợp với kinh tế thị trường. Những giải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2022