Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - 15


giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Hội nhập kinh tế quốc tế là phương tiện để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đi lên CNXH. Hội nhập kinh tế cần theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và cam kết quốc tế. Đó là chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện của nước ta và xu thế toàn cầu hóa kinh tế.

Thực hiện chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, tùy theo tình hình đất nước trong từng giai đoạn, Nhà nước đã nỗ lực triển khai thực hiện bằng các chính sách thích hợp. Đứng trước tình hình bao vây, cám vận của các thế lực thù địch, trong giai đoạn 1986 -1990, Nhà nước đã thực hiện chính sách hội nhập đơn phương nhằm vượt qua chính sách bao vây, cấm vận, cô lập của Mỹ, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, mở rộng quan hệ với các nước và mở rộng thị trường.

Sau khi phá thế bao vây, cấm vận, nhà nước đã chủ động, tích cực triển khai chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế cả về chính trị lẫn kinh tế, tạo lập khuôn khổ hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài với tất cả các nước nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước.

- Về quan hệ song phương, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 169 nước, quan hệ buôn bán với 224/255 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ. Nhà nước đã nỗ lực đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại, đầu tư, tài chính, khoa học và công nghệ,…Các hiệp định quan trọng có thể kể đến là: Hiệp định thương mại Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định khung với Liên minh châu Âu (1995), Hiệp định thương mại Việt Nam –Hoa Kỳ (2000), Hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư với Nhật Bản và xúc tiến xây dựng quan hệ đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản (2006).

- Về quan hệ đa phương, Việt nam đã khôi phục quan hệ bình thường với IMF, WB, ADB, Việt Nam tham gia ASEAN (1995) và chính thức tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, tham gia ASEM (1996), tham gia APEC (1998) và sau 11 năm kiên trì đàm phán, ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Nhờ vậy đã tạo điều kiện mở rộng thị trường, thu hút vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, tri thức quản lý tiên tiến để phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn về phát triển kinh tế của đất nước ta trong thời gian qua.


(1)Mở rộng thị trường xuất khẩu và đối tác thương mại

Việc mở rộng đối tác kinh tế và thị trường cùng với những thuận lợi về ưu đãi thuế quan và phi thuế quan do những thỏa thuận thương mại đưa lại, hàng hóa Việt Nam đã xâm nhập rộng khắp thế giới, nhiều hàng hóa Việt Nam đã có chỗ đứng trên các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ,…Nhờ vậy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức tăng cao liên tục hơn một chục năm qua. Xuất khẩu năm 1995 đạt 5.448,9 triệu USD; năm 1996 đạt 7.255,9 triệu USD tăng 33,2% so với năm 1995; năm 2000 đạt 14.482,7 triệu USD, tăng 25,5% so với năm 1999. Xuất khẩu năm 2003 đạt

20.149 triệu USD, năm 2004 đạt 26.485 triệu USD, năm 2005 đạt 32.447 triệu USD, năm 2006 đạt 39.826 triệu USD.

Việc chủ động, tích cực thực hiện các cam kết quốc tế đã tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu 2007 đạt 48561,4 triệu USD, tăng 21,9% so với năm trước . Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 62685,1 triệu USD tăng 29,1% so với năm 2007[123, tr 139] (Bảng 2.4).Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008[28, tr 66].

Bảng 2.4: Tổng giá trị xuất và nhập khẩu hàng hóa Triệu USD

ĐVT: Triệu USD

Năm

Tổng số

Chia ra

Cân đối

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Triệu USD

1995

13604,3

5448,9

8155,4

-2706,5

2000

30119,2

14482,7

15636,5

-1153,8

2001

31247,1

15029,2

16217,9

-1188,7

2002

36451,7

16706,1

19745,6

-3039,5

2003

45405,1

20149,3

25255,8

-5106,5

2004

58453,8

26485,0

31968,8

-5483,8

2005

69208,2

32447,1

36761,1

-4314,0

2006

84717,3

39826,2

44891,1

-5064,9

2007

111326,1

48561,4

62764,7

-14203,3

2008

143398,9

62685,1

80713,8

-18028,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - 15

Nguồn: TCTK. Niên giám thống kê (tóm tắt) 2007, tr 151 và năm 2008 tr139.


Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có bước cải thiện đáng kể theo hướng đa dạng hóa và tăng dần tỷ trọng hàng hóa đã qua chế biến. Nếu như hàng hóa nguyên liệu thô năm 1991 chiếm khoảng 92% thì năm 2000 chỉ còn chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Nếu năm 1991 mới có 4 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, thì đến nay đã có thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới như giày dép, cà phê, cao su…Trước đây, Việt Nam hầu như không có mặt hàng nào thực sự có khả năng cạnh tranh, hiện nay chúng ta đã có trên 200 mặt hàng có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Tỷ lệ xuất khẩu so với tổng sản phẩm trong nước tăng qua các năm, năm 2003 là 50,63%, tăng lên 65,47% năm 2006, tương đương với tỷ lệ của Brunei (65,52%), Thái Lan (63,52%), nhưng thấp hơn nhiều so với Singapore (205,66%) và Malayxia (107,83%) ( Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Tỷ lệ xuất khẩu so với tổng sản phẩm trong nước của một số nước Châu Á.

(Đơn vị %)



2003

2004

2005

2006

Các nước Đông Nam Á

Viêt Nam

50,63

58,39

61,09

65,47

Bru-nây

67,42

64,24

65,56

65,52

Cam-pu-chia

45,43

49,18

46,98

51,31

In-đô-nê-xi-a

27,30

27,57

30,32

28,40

Lào

15,69

14,40

20,82

26,44

Ma-lai-xi-a

95,58

106,11

107,75

107,83

Mi-an-ma

25,82

26,21



Phi-lip-pin

45,46

45,79

40,56

40,19

Thai-lan

56,09

59,50

62,42

63,52

Xin-ga-po

156,15

184,91

196,75

205,66

Một số nước Châu Á khác

Ấn Độ

9,80

11,01

12,34

13,27

CHND Trung hoa

26,71

30,72

33,96

36,32

Hàn quốc

31,90

37,33

35,88

36,60

Nhật Bản

11,16

12,34

13,12

14,98

Nguồn TCTK: Niên giám thống kê (tóm tắt) 2007, tr 157


Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng qua các năm: năm 2003 là 249 USD, năm 2005là 390 USD, năm 2006 là 473 USD, cao hơn Lào, Cămpuchia, Inđônêxia, nhưng thấp hơn nhiều so với Singapore, Brunei, Malayxia.

(2)Thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ mới và tri thức quản lý tiên tiến


Mở cửa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế chẳng những mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn thu hút được các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ mới và tri thức quản lý tiên tiến. Thu hút đầu tư nước ngoài là sự thực hiện chủ trương phát huy nội lực đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Cho đến nay, đã có doanh nghiệp của hơn 64 nước và vùng lãnh thổ có mặt tại Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn có tiềm năng kinh tế-công nghệ, góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất của Việt Nam.

Tính từ năm 1988 đến hết năm 2008 cả nước đã cấp giấy phép cho 10.827 dự án với tổng số vốn đăng ký 163.247 triệu USD (kể cả vốn đăng ký thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước), tổng số vốn thực hiện là 57.046 triệu USD (Bảng 2.6). Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên năm 2009 tổng số vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 20 tỷ USD [ 28, tr 68].


Bảng 2.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép


Năm

Số dự án

Tổng số vốn đăng ký

(TriệuUSD)

Tổng số vốn thực hiện

(Triệu USD)

1988

37

341,7


1989

67

525,5


1990

107

375,0


1991

152

1291,5

328,8

1992

196

2208,5

574,9

1993

274

3037,4

1017,5

1994

372

4188,4

2040,6

1995

415

6937,2

2556,0

1996

372

10164,1

2714,0

1997

349

5590,7

3115,0

1998

285

5099,9

2367,4

1999

327

2565,4

2334,9

2000

391

2838,9

2413,5

2001

555

3142,8

2450,5

2002

808

2998,8

2591,0

2003

791

3191,2

2650,5

2004

811

4547,6

2852,5

2005

970

6839,8

3308,8

2006

833

12004,0

4100,1

2007

1544

21347,8

8030,0

2008

1171

64011,0

11600,0

Nguồn: Niên giám thống kê (tóm tắt) 2007, tr 63 và năm 2008, tr 61.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh từ năm 1988 đến nay là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trở thành một trong những động lực tăng trưởng của sản xuất công nghiệp Việt Nam.

Tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2006 là 16,2%, năm 2007 là 24,8% và năm 2008 là 31,4% [123, tr 52] với tỷ trọng như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần đánh kể vào tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP của Việt Nam


tăng dần: năm 2000 là 13,28%, năm 2001: 13,76%, năm 2005: 15,99%, năm

2006: 17,05% và năm 2007: 17,96 % ; năm 2008 là 18,68% [bảng 2.7]. Khu

vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Bảng 2.7: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%)

Năm

2000

2001

2005

2006

2007

2008

TỔNG SỐ

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Kinh tế nhà nước

38,52

38,40

38,40

37,30

35,93

34,35

Kinh tế ngoài

nhà nước

48,20

47,84

45,61

45,65

46,11

46,97

Tập thể

8,58

8,06

6,81

6,61

6,02

6,02

Tư nhân

7,31

7,94

8,89

9,35

10,81

10,81

Cá thể

32,31

31,84

29,91

29,69

29,72

30,14

Khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài


13,28


13,76


15,99


17,05


17,96


18,68

Nguồn: Niên giám thống kê (tóm tắt) 2007, tr 39 và năm 2008

FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày một gia tăng trong những năm qua: năm 1990, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 19,5%, năm 2004 con số này đã đạt 54% (kể cả xuất khẩu dầu thô) [133, tr 126].

Bên cạnh việc thu hút đầu tư FDI, Việt Nam còn tranh thủ được nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn. Vốn ODA của các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2000 đã lên tới 16,4 tỷ USD, giải ngân đạt khoảng 40%. Giai đoạn 2001-2005, vốn ODA cam kết đạt 17,1 tỷ USD, giải ngân đạt 8,277 tỷ USD, năm 2006 đạt 4,445 tỷ USD [10, tr 52-53]. Đặc biệt là sau một năm trở thành thành viên WTO, vốn FDI và nguồn ODA huy động được đã đạt kỷ lục mới, vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam đã tăng lên trên 5,4 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006. Sự tăng lên của nguồn vốn FDI và ODA thể hiện lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư ở Việt Nam.


Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và các hợp đồng chuyển giao công nghệ theo các dự án hoặc thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, Việt Nam đã tiếp thu được nhiều công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến trong các lĩnh vực kinh tế -xã hội, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của hàng hóa cũng như của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn chung, công nghệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn công nghệ đang sử dụng ở Việt Nam và ở mức trung bình của khu vực. Những thành công trong việc thu hút kỹ thuật công nghệ hiện đại đã nâng cao một bước trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất của Việt Nam. Công nghệ trong một số lĩnh vực như dầu khí, viễn thông, sản xuất ô tô, xi măng, sắt thép, điện tử,… thuộc loại tiên tiến.

(3) Việc mở rộng được thị trường và thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong suốt quá trình đổi mới. Giai đoạn 1986-1990, nhờ thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra, nền kinh tế dần dần khắc phục được những khó khăn và đã có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ này là 3,9%. Giai đoạn 1991-1996, nhờ kiên trì đường lối đổi mới và với quyết tâm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế

-xã hội, nên nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ này đạt 8,2%. Giai đoạn 1996- 2000, tuy có tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ khu vực và thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, nền kinh tế nước ta vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong thời kỳ này đạt 7%. Giai đoạn 2001-2005 với quyết tâm phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo, kém phát triển chúng ta đã nỗ lực đưa sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nên nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng và hiệu quả hơn, hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2001-2005 đều đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ này đạt 7,5%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 đạt 8,44%, năm 2006: 8,23%, năm 2007: 8,46%, năm 2008: 6,18% , năm 2009

ước đạt 5,20% (Bảng 2.8)


Bảng 2.8: Chỉ số phát triển GDP theo giá so sánh 1994 (Năm trước =100%)

Năm

Chỉ số phát triển

1995

109,54

2000

106,79

2001

106,89

2002

107,08

2003

107,34

2004

107,79

2005

108,44

2006

108,23

2007

108,46

2008

106,18

2009

105,20

Nguồn TCTK: Niên giám thống kê (tóm tắt) 2007, năm 2008và[28, tr 66]

So với các nước Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức cao nhất, còn so với các nước châu Á, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc.

Đạt được thành tựu to lớn như vậy là nhờ thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Chính nhờ thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế đã tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài cho phát triển. Sự đóng góp của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển kinh tế của Việt Nam là điều không thể phủ nhận được.

Thứ hai, Nhà nước đã chủ động thực hiện cải cách kinh tế theo hướng thị trường để tạo điều kiện cơ bản nhất cho hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ khi đổi mới đến nay, Việt Nam đã thực hiện đồng thời hai quá trình: chuyển nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở cửa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Hai quá trình này quan hệ chặt chẽ, tạo điều kiện và thúc đẩy lẫn nhau. Đến nay về cơ bản, chúng ta đã chuyển mô hình kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước được hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2022