Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động Du lịch nước ta - 7


- Năm 1990 du lịch Việt Nam mới đón được 250 ngàn lượt khách quốc tế


- Năm 1993 lượt khách quốc tế đến Việt Nam đã xấp xỉ đạt 670 ngàn người, tăng gấp 2,7 lần so với năm 1990 (mỗi năm tăng 39%).

- Năm 1994 cả nước đón được trên 1 triệu lượt khách quốc tế, tăng 52% so với năm1993, khách nội địa cũng tăng từ 1 triệu năm1990 lên 3,5 triệu năm 1994.

- Năm 1995 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,358 triệu lượt người tăng 33,4% so với năm 1994, số lượng khách nội địa đạt 5,5 triệu lượt người so với năm 1994 tăng 57,1%.

- Nguồn thu nhập xã hội từ du lịch của năm 1994 đã đạt trên 5200 tỉ đồng và năm 1995 con số này đã tăng lên tới 8000 tỉ đồng.

- Thời kì 1995-1997 khách quốc tế và khách nội địa đạt tốc độ tăng trưởng bìmh quân 30%/năm.

- Năm 1997 đã đón được 1,7 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 8,5 triệu lượt khách trong nước.

- Tỉ trọng GDP từ ngành du lịch thời kỳ1994-1997 bình quân khoang12% mức đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách nhà nước, bình quân gần 800 tỉ đồng/năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

- Ngành du lịch đã thu hút lực lượng lao động trưc tiếp trên 150 ngàn người.


Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động Du lịch nước ta - 7

- Một điều quan trọng hơn nữa là các hoạt động hợp tác quốc tế về du lịch được tăng cường và mở rộng. Đến nay, du lịch Việt Nam đã kí kết 13 hiệp định hợp tác du lịch với các nước. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ bạn hàng với 800 hãng du lịch của 50 nước trên thế giới. Việt Nam đã tham gia tổ chức du lịch thế giới (WTO), hiệp hội du lịch châu á Thái Bình Dương (PATA), hiệp hội du lịch các nước Đông NAm á (ASEANTA), hợp tác phát triển du lịch 6 nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng... Việc mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch đã góp phần tích cực trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, hình thành và củng cố môi trường cho nền kinh tế mở của đất nước. Đồng thời, vai trò và vị trí của du lịch trong đời sống kinh tế, xã hội của


đất nước đã dần được khẳng định. Vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch của khu vực và thế giới ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, giai đoạn sau (1996-1997), do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch coa phần chậm đi so với những năm trước. Lượng khách quốc tế vào Việt Nam vẫn tăng nhưng không cao, năm 1996 chỉ tăng 18,9% so với năm1995 và năm1997, du lịch Việt Nam đón trên 1,7 triệu lượt khách tăng 6,7% so với năm1996. Năm 1997 khách du lịch trong nước tiếp tục tăng mạnh, đạt 8,5 triệu lượt người, tăng 30,8%; tổng thu xã hội từ du lịch ước đạt gần 9000 tỉ đồng, tăng 10,6% và nộp ngân sách đạt 840 tỉ đồng, tăng 13,5% so với năm 1996. Đến năm 1999 thu nhập xã hội từ du lịch đạt 18 nghìn tỉ đồng.

Cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch cũng không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14,8%. Năm 1997 đã có 3050 khách sạn với trên 55600 phòng, trong đó có 28000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đánh giá về tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn- du lịch có thể khẳng định là đã thu được một số kết quả bước đầu.Tính đến nay Bộ kế hoạch và đầu tư đã cấp 181 giấy phép đầu tư trong lĩnh vực khách sạn- du lịch, chiếm tỉ trọng đáng kể trong hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài thời gian qua, cả về số dự án (chiếm 7%) và vốn đầu tư (chiếm 11%). Các dự án đầu tư chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn theo hình thức liên doanh và càng về sau càng có qui mô lớn như dự án khu du lịch Đà Lạt- Đankia với tổng vốn đầu tư 706 triệu USD; dự án công viên 23-9 vớin tổng vốn đầu tư 524 triệu USD.

Về các hoạt động khác của ngành du lịch vẫn đang được chú trọng và triển khai tích cực ở nhiều nơi trên diện rộng, đi vào chiều sâu như công tác quản lý nhà nước về du lịch. Xây dựng pháp lệnh du lịch; triển khai xây dựng quy hoạch du lịch theo các vùng và các địa bàn trọng điểm, quản lí nghiệp vụ và đào tạo bồi dưỡng cán bộ; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế, triển khai các hiệp định đã kí và chuẩn bị kí tiếp hiệp định với các nước khác; tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài cho các dự án phát triển du lịch...


- Ngày 8 tháng 12 năm 2000 du lịch Việt Nam đã đón vị khách du lịch quốc tế thứ 2 triệu đánh dấu một mốc mới trong quá trình phát triển của ngành. Du lịch Việt Nam đã vươn lên ngành trung bình giữa các nước ASEAN.Với nhịp độ tăng trưởng khách quốc tế như hiện nay thì hy vọng đến năm 2010, du lịch Việt Nam sẽ đón vị khách quốc tế thứ 7 triệu.

Nói tóm lại trong những năm gần đây, ngành du lịch nước ta đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc tổ chức đón ngày càng nhiều khách nước ngoài đến Việt Nam, Việt kiều về thăm Tổ Quốc và nhân dân đi du lịch trong và ngoài nước; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy giao lưu văn hoá, làm cho nhân dân thế giới hiểu biết thêm về con người, đất nước Việt Nam, tranh thủ được thiện cảm và sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, đóng góp một phần khá lớn cho thu nhập trong nước.

2) Hạn chế


Cùng với những thành tựuto lớn mà ngành du lịch đã góp phần vào việc phát triển kinh tế

– xã hội như trên. Vị trí và vai trò của ngành du lịch còn chưa được nhận thức đầy đủ ở nhiều ngành, nhiều cấp, địa phương, và không ít trong dư luận xã hội coi du lịch chỉ là ngành phục vụ, phi sản xuất vật chất, chưa thấy được du lịch là một ngành kinh tế đặc thù có yêu cầu phát triển bền vững mang tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao dẫn đến trong chỉ đạo cụ thể, biện pháp thi hành ở nhiều ngành, nhiều cấp làm sai lệch hay hạn chế đến sự phát triển du lịch.

Biểu hiện cụ thể


Đầu tư vào du lịch trong những năm qua còn một số tồn tại và mâu thuẫn

- Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý.


Trong thời gian qua, theo ước tính của một số chuyên gia đầu tư du lịch thì có tới 90% lượng vốn đầu tư du lịch là để xây dựng các khachs sạn, nhà hàng (cơ sở lưu trú), khaỏng gần 10% đầu tư vào vận tải du lịch. Các lĩnh vực lữ hành, vui chơi giả trí ... rất ít hoặc gần như chưa được đầu tư. Tình hình trên, xét về mặt khách quan thì thấy rằng đầu tư vằo kinh doanh


khách sạn, nhà hàng ít rỉu ro hơn và dễ quản lý hơn. Song xét về mặt chủ trương chính sách lại cho thấy:

+ Tình trạng đầu tư trong lĩnh vực lữ hành còn bị hạn chế. Các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài chưa được làm lữ hành quốc tế. Các doanh nghiệp lữ hành của các ngành, các tổ chức xã hội được cấp giấy phép hành nghề còn rất ít ỏi.

+ Nhà nước lại chưa có chính sách cụ thể để khuyến khích đầu tư vào các khu vui chơi giải trí. ở khâu này kinh doanh có lãi ít hơn, thu hồi vốn chậm hơn nhưng lại không được ưu tiên nên không thu hút được vốn đầu tư.

Với cơ cấu đầu tư như trên đã hạn chế rất nhiều đến hiệu quả đầu tư vào du lịch.


- Đầu tư đang còn bị động, phân tán và manh mún.


Do chậm chạp trong công việc quy hoạch (tổng thể và cụ thể ở từng vùng, từng địa phương), do chưa dự báo hết xu thế phát triển du lịch của thế giới và của Việt Nam sau cấm vận... nên việc cấp giấy phép đầu tư đang còn bị chậm vàbị động.

Trong những năm vừa qua nhiều ngành không chuyên doanh du lịch lại đầu tư vào du lịch tương đối lớn. Song ở các thành phố lớn lại có quá nhiều các khách sạn mini không đủ điều kiện để xếp hạng và đón khách quốc tế. Để tồn tại các khách sạn này phải hạ giá và chính họ là một lực lượng không nhỏ để phá giá thị trường ở Việt Nam. Tuy đầu tư nhiều nhưng chưa hình thành được những khu du lịch lớn, tập trung với trình độ ngang các nước trong khu vực. Các khách sạn có qui mô hàng chục phòng ở các tỉnh có ít khách đang bị bỏ trống hoặc công suất sử dụng thấp. Tình hình trên cho thấy rằng, vốn đầu tư vào du lịch đang bị lãng phí

- Quản lý đầu tư chưa chặt chẽ, chưa khoa học.


Do thiếu hướng dẫn cụ thể nên nhiều khách sạn, nhà hàng mới xây dựng đã phải thay đổi và nâng cấp trang trí nội thất, nhiều khách sạn xây dựng không phù hợp với kinh doanh du lịch. Một số thành phố lớn, nhiều khách sạn mini, nhiều nhà hàng mọc lên bất chấp quy hoạch, cảnh quan thành phố và môi trường... Do vậy, đầu tư kinh doanh trong du lịch đã góp phần tạo ra sự lộn xộn trong kinh tế.


Trong chính sách thuế, du lịch cũng chỉ coi là một ngành dịch vụ cần thiết điều tiết mạnh với thuế suất cao nhất làm hạn chế đến hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành.

Mối quan hệ phát triển liên ngành chưa được sự phối hợp tích cực và giải quyết hợp lý , đồng bộ những vấn đề vướng mắc. Chưa có sự phối hợp quản lý theo ngành và theo địa phương. Công tác quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế xã hội còn hạn chế dẫn đến nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phát triển tự phát, không có quy hoạch, khai thác bừa bãi tài nguyên du lịch, thiên về lợi ích cục bộ trước mắt mà quên đi lợi ích tổng thể lâu dài đã ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ, tôn tạo , giữ gìn tài nguyên môi trường.

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ chuyên ngành du lịch thiếu thốn, lạc hậu, phân tán.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa được đào tạo tốt , kinh nghiệm ít, số lượng thiếu, trình độ nghiệp vụ và kiến thức chưa cao, hình thức dịch vụ phục vụ còn nghèo, chất lượng kém.

Tài nguyên và môi trường du lịch chưa được tu bổ, tôn tạo giữ gìn và khai thác hợp lí. việc bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du lịch chưa được quan tâm thường xuyên. Những hiện tương tiêu cực trong du lịch còn xảy ra...

Trong thời gian tới, ngành du lịch nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức cũng như trên trường quốc tế.

Để phát triển nhanh du lịch nhằm từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực cần quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng trên cơ sở đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương về vai trò, vị trí và hiệu quả kinh tế- xã hội của ngành du lịch trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


Chương III: Hoàn thiện một số giải pháp của nhà nước đối với hoạt động du lịch.


I) Những quan điểm cơ bản trong sự nghiệp phát triển du lịch


Trích văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII


“... Phát triển ngành du lịch, cac dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính- viễn thông, thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, công nghệ, pháp lý, thông tin... và các dịch vụ phục vụ cuộc sống nhân dân.

Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại-du lịch có tầm cỡ trong khu vực...”

“...Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lơns của đất nước theo hướng du lịch phát triển văn hoá, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau.

Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn. Cổ phần hoá một số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào việc đầu tư cải tạo, nâng cấp.

Liên doanh với nước ngoài xây dựng các khu du lịch và các khách sạn lớn, chất lượng cao, đòi hỏi nhiều vốn. Chuyển các nhà nghỉ, nhà khách sang kinh doanh khách sạn và du lịch...”

“... Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để phát triển du lịch...”

1).Trong tình hình mới, sự nghiệp du lịch cần phát triển theo những quan điểm sau đây:

- Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại


hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Hoạt động du lịchphải đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá thế giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Khuyến khích các thành phần kinh tế tổ chức kinh doanh du lịch dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò chủ đạo.

- Mở rộng giao lưu và hợp tác để phát triển du lịch quốc tế, đồng thời chú trọng phát triển du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu về du lịch ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, lòng yêu đất nước, quê hương, tăng cường sức khoẻ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Mục tiêu của ngành du lịch là đổi mới phát triển các cơ sở và phương thức kinh doanh, phục vụ, tạo được sản phẩm du lịch mang tính dân tộc, kết hợp với tính hiện đại, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đón khách du lịch và những chỉ tiêu kinh tế, xã hội Nhà nước giao, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ và lành mạnh du lịch Việt Nam vào đầu thế kỷ 21.

Để lãnh đạo phương hướng và mục tiêu trên, các cấp uỷ, các tổ chức Đảng thực hiện tốt những việc dưới đây:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác du lịch, đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển Đảng và các đoàn thể nhân dân trong ngành du lịch.

2. Chỉ đạo các cơ quan Nhà nước tăng cường quản lý; ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách, luật pháp về công tác du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá


dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, tăng cường giao lưu quốc tế. Nhanh chóng kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp du lịch của Nhà nước đến các doanh nghiệp du lịch thuộc các thành phần kinh tế khác, và sắp xếp hệ thống doanh nghiệp theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá.

3. Chỉ đạo ngành du lịch đỏi mới quản lý, phối hợp với các ban, ngành, địa phương, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, để:

- Hướng dẫn, tổ chức phát triển du lịch theo đúng pháp luật, chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở du lịch theo hướng lành mạnh, văn minh hiện đại, tạo ra những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng cao và đặc sắc của từng địa phương, từng vùng và cả nước để thu hút nhiều khách du lịch quốc tế.

- Quản lý và phục vụ tốt khách du lịch nước ngoài từ khi vào đến khi ra khỏi nước ta, vừa giảm thủ tục phiền hà để khách yên tâm, thoải mái, vừa bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Có kế hoạch huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành du lịch.

- Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ du lịch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên du lịch về trình độ chính trị, nghiệp vụ du lịch và an ninh. Chú trọng giáo dục toàn dân về công tác du lịch để phát huy lòng hiếu khách của dân tộc, nâng cao dân trí, tạo môi trường cho du lịch phát triển, làm cho khách du lịch hiểu thêm về đất nước,con người Việt Nam, tăng thêm thiện cảm và sự ủng hộ của họ đối với đất nước ta.

- Chỉ đạo việc phối hợp chặt chẽ liên ngành để đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch nhằm đẩy mạnh tuyên truyền quảng caó du lịch ra nước ngoài, thông tin đối ngoại, mở rộng thị trường, thu hút khách và vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023