Sau đây tác giả sẽ trình bày cụ thể các giải pháp và chiến lược được đưa ra từ bảng 14.
1. Giải pháp nhằm sử dụng điểm mạnh nhằm tận dụng cơ hội
Viettel là một DN có danh tiếng và tính hợp pháp cao, với tên tuổi và thương hiệu đã không chỉ trong nước biết đến mà còn cả ở trên thế giới. Mà lĩnh vực kinh doanh Internet đang giành được sự ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và Nhà nước. Do vậy mà Viettel có thể tận dụng cả thương hiệu của mình và sự quan tâm của Nhà nước để xây dựng, phát triển và mở rộng hơn nữa lĩnh vực kinh doanh của mình.
Viettel có cơ sở hạ tầng mạng mạnh và công nghệ hiện đại với đường trục cáp quang dọc Bắc Nam và mạng thế hệ mới NGN giúp Viettel nâng cao hơn chất lượng đường truyền Internet và mở rộng địa bàn kinh doanh Internet của mình tại 64/64 tỉnh thành cả nước. Đồng thời kết hợp với nhu cầu sử dụng Internet đang ngày một tăng, đặc biệt là Internet băng thông rộng khi mà tốc độ tăng trưởng về nhu cầu của các năm sau tăng mạnh hơn các năm trước thì với điểm mạnh về cơ sở hạ tầng và công nghệ của mình Viettel hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ cho khách hàng trên cả nước. Với nhu cầu sử dụng Internet ngày càng tăng, Internet trở thành một ngành đầy hấp dẫn với nhiều DN trên thị trường. Do vậy, Viettel nên tăng cường đầu tư và thay thế mạng Internet thông thường bằng công nghệ băng rộng hiện đại.
Với lợi thế về cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại cộng với nguồn vốn lớn, tài chính mạnh nên để tận dụng cơ hội nhu cầu Internet ngày một tăng, đặc biệt là Internet băng rộng và cơ hội lĩnh vực Internet đang được sự quan tâm hàng đầu của chính phủ và nhà nước thì Viettel có thể mua lại các DN nhỏ, thiếu cơ sở hạ tầng.
Các đối thủ đang đối mặt với sự quay lưng lại của khách hàng, đặc biệt là FPT và VNPT do công tác chăm sóc khách hàng của hai đối thủ lớn này ngày càng kém, thủ tục thì rườm rà, gây nhiều khó khăn cho khách hàng. Chất lượng đường truyền của FPT hay bị đứt đoạn, lượng khách hàng hiện tại lớn nhưng lại không đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhu cầu của khách hàng không được thỏa mãn. Chính vì vậy mà khách hàng sẽ quay lưng lại và tìm nhà cung cấp khác có thể đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Và Viettel là DN có đẩy đủ điều kiện có thể đáp ứng tốt nhu cầu của họ
với việc sử dụng triệt để văn hóa DN mạnh và nguồn tài chính dồi dào của mình 74
trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên và kĩ thuật viên tốt, đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu và công tác chăm sóc khách hàng tốt. Để sử dụng điểm mạnh và tận dụng cơ hội đó thì Viettel nên đầu tư, nâng cao chất lượng đường truyền và chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
Sở hữu nguồn vốn lớn, tài chính mạnh và có lợi thế về chất lượng đường truyền quốc tế tôt nhất trong các DN Việt Nam thì với cơ hội có giấy phép cửa ngõ quốc tế, Viettel nên duy trì chất lượng, liên kết với các DN quốc tế để mở rộng thị trường.
Yếu tố thành công cốt lõi (CFSs) khi sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội từ môi trường bên ngoài là: đầu tư nâng cấp hạ tầng và công nghệ băng rộng hiện đại, nâng cao chất lượng đường truyền, chất lượng dịch vụ.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Điểm Mạnh, Điểm Yếu Lĩnh Vực Internet Của Viettel
- Phân Tích Bảng Khảo Sát Dn Viettel Về Lĩnh Vực Internet
- Một Số Giải Pháp Sử Dụng Kết Quả Phân Tích Swot
- Bảng Khảo Sát Khách Hàng Về Việc Sử Dụng Dịch Vụ Internet.
- Ứng dụng mô hình phân tích Swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của Incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội Viettel - 13
- Ứng dụng mô hình phân tích Swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của Incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội Viettel - 14
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
2. Giải pháp khắc phục điểm yếu để có thể tận dụng tốt nhất cơ hội
Với điểm yếu là đội ngũ kỹ thuật và đội ngũ marketing còn yếu thì để khắc phục điểm yếu này và tận dụng cơ hội lĩnh vực Internet đang giành được sự ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và Nhà nước thì Viettel nên đào tạo và huấn luyện các đội ngũ kỹ thuật và marketing trở thành chuyên nghiệp. Khi các hoạt động quảng cáo, marketing, bán hàng chưa thực hiện ráo riết nên ít khách hàng biết dịch vụ Internet của Viettel thì để tận dụng cơ hội về quan tâm của Chính phủ và Nhà nước và nhu cầu sử dụng Internet mạnh thì Viettel nên tăng cường đầu tư vào quảng cáo, marketing và đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.
Nhu cầu sử dụng Internet ngày càng cao, đặc biệt là Internet băng thông rộng nhưng các hoạt động quảng cáo, marketing còn yếu kém thì giải pháp cho Viettel là tổ chức các chương trình tri ân khách hàng và đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn. Chất lượng đường truyền Internet trong nước chưa nhanh, chưa ổn định cộng thêm với chất lượng dịch vụ sau bán hàng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên với số lượng lớn khách hàng đang quay lưng lại với các đối thủ cạnh tranh của Viettel như VNPT hay Viettel thì giải pháp tốt nhất là Viettel nên nâng cao chất lượng đường truyền và chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Với chất lượng đường truyền trong nước chưa nhanh, chưa ổn
định nhưng Viettel lại có giấy phép đầu tư quốc tế thì để khắc phục điểm yếu và tận 75
dụng cơ hội đó thì Viettel nên bắt tay với các DN quốc tế để cải thiện tốc độ đường truyền trong nước. Để cải thiện chất lượng dịch vụ sau bán hàng còn nhiều hạn chế thì với cơ hội là nhu cầu sử dụng dịch Internet đang gia tăng và khách hàng đang quay lưng lại với các đối thủ của mình, Viettel nên đầu tư và phát triển tốt công tác chăm sóc khách hàng.
Yếu tố thành công cốt lõi (CFSs) ở đây chính là: đào tạo và tìm kiếm chuyên gia kỹ thuật giỏi; tăng cường đầu tư, marketing, quảng cáo và công tác chăm sóc khách hàng và liên kết với các DN quốc tế để mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ.
3. Giải pháp sử dụng điểm mạnh để khắc phục nguy cơ
Nền kinh tế mở cửa, tạo cơ hội cho các DN nước ngoài tấn công vào thị trường trong nước và cạnh tranh trực tiếp với các DN của chúng ta. Khi họ nhận thấy lĩnh vực Internet ở Việt Nam đang là một ngành có tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu lớn thì việc mở rộng thị trường sang Việt Nam là điều sẽ xảy ra. Với lợi thế về vốn và công nghệ hiện đại thì sẽ gây cho các DN Việt Nam rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi các DN này thiếu vốn, thiếu cả công nghệ. Viettel cũng khó tránh khỏi việc cạnh tranh của các DN nước ngoài. Tuy nhiên, Viettel là một DN lớn ở Việt Nam, và để đối phó với việc cạnh tranh đó thì Viettel dựa vào sức mạnh về danh tiếng của mình trong nước trong khi các DN nước ngoài mới vào thị trường và chưa được khách hàng biết đến và Viettel nên tích cực đầu tư vào các hoạt động xã hội, tăng cường mối quan hệ với Chính phủ và các tổ chức có ảnh hưởng khác. Mặt khác, Viettel cũng có thế mạnh về công nghệ, hạ tầng và tài chính, Viettel cũng đủ tiềm lực để đầu tư ra thị trường nước ngoài. Thực tế đã được chứng minh, Viettel hiện nay là DN Viễn thông và Internet mạnh nhất ở thị trường Lào và Campuchia, và chất lượng đường truyền quốc tế của Viettel được đánh giá là ổn định và nhanh. Do vậy Viettel có thể tận dụng những điểm mạnh này để cạnh trang với các DN không chỉ nước ngoài mà còn ở trong nước.
Với 33% làng xã Việt Nam tập trung tại vùng núi non hiểm trở, rất khó để triển khai dịch vụ và làm cản trở việc phát triển mạng Internet. Đây cũng là khó
khăn chung của ngành Internet. Tuy nhiên, Viettel có sẵn lợi thế của hạ tầng mạng 76
đã được xây dựng 64/64 tỉnh thành cả nước. Vì vậy khi triển khai mạng Internet thì Viettel sẽ tận dụng được cơ sở hạ tầng mạng đã có sẵn này, và đầu tư thêm tài chính để đưa mạng Internet đến với người dân ở các vùng núi xa xôi này.
Việc thiếu tự chủ trong công nghệ hiện đại là một trở ngại lớn đối với Viettel do vẫn phải đi thuê các chuyên gia kĩ thuật cao từ nước ngoài. Do vậy mà chi phí tài chính rất lớn, phụ thuộc vào cách làm việc và không tự chủ trong việc cung cấp dịch vụ. Đây là thách thức mà Viettel hoàn toàn có thể giải quyết được. Với lợi thế về tài chính, Viettel có thể đầu tư cho đạo tạo các nhân viên kĩ thuật cao bằng cách cho họ đi học tập ở nước ngoài để có cơ hội làm việc với công nghệ hiện đại, và nắm bắt được công nghệ hiện đại. Hoặc Viettel có thể chuyên gia giỏi từ nước ngoài về nước đạo tạo cho nhân viên của mình, từ đó tăng tính tự chủ trong công nghệ và giải quyết được chất lượng dịch vụ và chất lượng đường truyền tốt hơn.
Việc cạnh tranh về giá cước, dẫn đến giảm nghiêm trọng chất lượng dịch vụ, từ đó cũng dẫn đến giảm uy tín của DN. Việc này đã xảy ra những năm vừa rồi khi nhiều DN mới ra nhập thị trường, các DN Internet trong ngành đã đưa giá những mức giá cước hấp dẫn, những chương trình khuyến mại như miễn phí lặp đặt, hay miễn phí sử dụng trong vòng 3 đến 6 tháng để giành giật khách hàng về DN mình. Chính vì vậy mà doanh thu không đủ bù đắp chi phí, từ đó làm chất lượng dịch vụ của các DN kém đi, tốc độ đường truyền hay bị đứt đoạn gây ra nhiều thắc mắc cho khách hàng khi chất lượng dịch vụ không đúng như cam kết trong hợp đồng. Thêm nữa, đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thì thiếu nhiệt tình, gây nhiều khó khăn cho khách hàng trong việc giải quyết khiếu nại hay khắc phục sự cố. Chính vì vậy, làm mất uy tín và sự tin tưởng của khách hàng. Để khắc phục thách thức này, Viettel phải hoàn toàn tỉnh táo trong việc quyết định tham gia cạnh tranh về giá cước và với nguồn vốn và tài chính dồi dào của mình thì Viettel có thể nâng cao chất lượng cho khách hàng mà vẫn đảm bảo được giá cước hợp lý.
Viettel có chất lượng đường truyền quốc tế tốt và sở hữu nguồn vốn lớn thì để khắc phục nguy cơ các đối thủ cạnh tranh quốc tế Viettel có thể liên kết với các DN quốc tế này nhằm tạo ra cơ hội mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà
còn trên thế giới.
Các yếu tố thành công cốt lõi khi sử dụng điểm mạnh để giảm thiểu nguy cơ từ môi trường là: liên kết quốc tế để mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các chính sách kinh doanh thích hợp tránh cạnh tranh.
4. Giải pháp khắc phục điểm yếu để giảm thiểu nguy cơ từ môi trường
Với các điểm yếu như đội ngũ kĩ thuật và marketing còn yếu; hay các hoạt động quảng cáo, marketing, bán hàng chưa thực hiện ráo riết nên lượng khách hàng biết đến vẫn còn rất khiêm tốn. Để khắc phục những điểm yếu này và giảm thiểu nguy cơ khi các đối thủ cạnh tranh quốc tế xâm nhập thị trường Việt Nam, Viettel nên tăng cường quảng cáo và marketing về lĩnh vực Internet dựa vào thương hiệu Viễn thông đã có vị trí trên thị thường, đào tạo các chuyên gia giỏi. Đồng thời, Viettel có thể liên kết với các DN cùng ngành trong nước nhằm ngăn chặn và tạo ra rào cản gia nhập ngành cao cho các đối thủ tiềm ẩn đó. Hơn nữa khi Viettel khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường Internet thì việc xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh quốc tế sẽ khó khăn hơn bởi Viettel đã trở nên quen thuộc với khách hàng trong nước với lượng khách hàng lớn, trong khi các đối thủ nước ngoài vì mới ra nhập nên chưa có tên tuổi và ít khách hàng biết đến. Đội ngũ kĩ thuật và marketing còn yếu; hoạt động quảng cáo, marketing, bán hàng cũng kém thì để né tránh nguy cơ thứ hai thì giải pháp là Viettel nên duy trì tốt lượng khách hàng hiện có.
Với đội ngũ kỹ thuật và đội ngũ marketing còn yếu, chất lượng đường truyền Internet trong nước chưa nhanh, chưa ổn định nên đây là điểm yếu mà khi cạnh tranh với các đối thủ có vị thế trong nước hay khi các đối thủ tiềm ẩn nước ngoài mở rộng vào thị trường Việt Nam thì giải pháp là Viettel nên đi tắt đón đầu công nghệ hiện đại và tìm kiếm chuyên gia giỏi cho mình. Chất lượng dịch vụ sau bán hàng chưa tốt, chất lượng đường truyền trong nước không ổn định thì việc khắc phục điểm yếu này để giảm thiểu nguy cơ cạnh tranh về giá cước càng làm giảm nghiên trọng hơn chất lượng dịch vụ, Viettel nên khắc phục lỗi đường truyền, nâng cao chất lượng dịch vụ, tránh đối đầu các DN khác. Việc cải thiện chất lượng dịch vụ sau bán hàng là rất quan trọng bởi các DN mới ra nhập ngành có thể cung cấp chất lượng dịch vụ sau bán hàng rất tốt để cạnh tranh với các DN mạnh.
Các nhân tố thành công cốt lõi khi Viettel khắc phục điểm yếu để giảm thiểu nguy
cơ là: tăng cường tham gia khuyến mại và phúc lợi xã hội, liên kết với các DN trong cùng ngành trong nước.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET CỦA VIETTEL
Qua việc phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu lĩnh vực Internet của Viettel và tổng kết rút ra mô hình SWOT thì tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị chủ quan của mình trong việc định hướng xây dựng chiến lược cho Viettel trong việc kinh doanh dịch vụ Internet trong thời gian tới.
1. Cần xây dựng chiến lược sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong thời gian tới.
Đa dạng hóa các dịch vụ với đặc tính có thể “bù nhau” để khai thác triệt để tài nguyên Internet, tập trung phát triển các dịch vụ đem lại doanh thu cao và có lợi thế cung cấp, đó là những quan điểm mang tính giáo khoa mà các nhà cung cấp Internet như Viettel cần đề ra cho mình khi xây dựng chiến lược sản phẩm.
“Hiện nay, Viettel đang cung cấp các dịch vụ như: các dịch vụ truy nhập: ADSL, Leased line; các dịch vụ ứng dụng: dịch vụ giá trị gia tăng thường, PC to Phone, dịch vụ phần mềm; các dịch vụ đấu nối Internet (IXP): đấu nối quốc tế, đấu nối trong nước; các dịch vụ mới: Video on demand, Video conference, Game, IPTV, 3G…” 9
Trong đó Internet Viettel nên tập trung phát triển các dịch vụ truy nhập (đặc biệt là ADSL) và các dịch vụ ứng dụng trong khi không ngừng nghiên cứu và ứng dụng nhanh các dịch vụ mới vì:
Với dịch vụ truy nhập (ADSL) Internet Viettel có nhiều lợi thế trong thời gian tới để phát triển dịch vụ này:
Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ Internet tốc độ cao trong năm vừa qua là rất lớn năm 2009 tăng 300% so với 2008 nhu cầu của người tiêu dùng đang ra tăng và khách hàng tiềm năng còn rất lớn hiện tại chỉ có trên 24% dân số.
9 “Kế hoạch kinh doanh đến năm 2010”, Tổng Cty Viễn thông Quân đội, Cty Internet
Thị trường của Internet Viettel vẫn còn có thể mở rộng ngoài 4 thị trường chính như hiện nay là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM do mạng lưới kỹ thuật của Viettel tốt và có thể triển khai qua mạng điện thoại cố định qua nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Giá dịch vụ ngày càng giảm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận dịch vụ, hơn nữa đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao…
Như vậy, trong thời gian tới dịch vụ Internet ADSL nên được coi là dịch vụ mũi nhọn để đầu tư phát triển và phát triển bám sát vào mạng điện thoại cố định để tận dụng cơ sở hạ tầng. Đối tượng khách hàng của dịch vụ này là những người có nhu cầu về xem thông tin trên Internet và có mức thu nhập trung bình trở lên. Thị trường trong tương lai có thể mở rộng ra nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Với các dịch vụ ứng dụng: sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Một số dịch vụ ứng dụng như: thiết kế Web, Quảng cáo trên mạng, Webhosting, dịch vụ đăng ký cài đặt và duy trì tên miền…trong nền kinh tế thông tin, tri thức nhu cầu giao dịch, quảng cáo, và kinh doanh trên mạng là rất lớn, nền kinh tế thương mại điện tử ra đời buộc các DN phải định hướng công việc làm ăn của mình theo xu thế của thời đại và hòa mình vào môi trường Internet, con đường đó là các dịch vụ ứng dụng mà các nhà cung cấp Internet như Viettel mang lại. Theo điều tra của Bộ thương mại thì hiện nay tỷ lệ nối mạng Internet của các DN Việt Nam là khá cao chiếm trên 95%; tuy nhiên số DN có website chỉ chiếm khoảng 20 – 25%, trong đó có tới 93,8% số website chỉ để giới thiệu về Cty, tính năng giao dịch điện tử chỉ 27%, và chỉ khoảng 5,4 đến 6% DN hiện nay ứng dụng thương mại điện tử trong khi đây chính là công cụ chính phục vụ nhu cầu giao dịch của con người.
Đi đôi với phát triển các dịch vụ hiện thời Internet của Viettel cũng cần chú trọng đến công tác nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhanh các dịch cụ mới. Động thái này trước hết là phải liên kết hoặc hợp tác với các nhà công nghệ thế giới có năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D), để có thể chuyển giao các công nghệ mới nhất, tiếp đó là đầu tư từng bước nâng cao năng lực tự mình nghiên cứu ứng dụng các dịch vụ mới.
Để cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt nhất có thể thì trong quá trình xây dựng chiến lược sản phẩm Viettel nên chú ý đến chất lượng của dịch vụ, quan điểm xây dựng chiến lược là chất lượng phải đặt lên hàng đầu, luôn luôn hoàn thiện và cải tiến chất lượng dịch vụ. Sở dĩ như vậy là do tính chất đặc biệt của dịch vụ Internet là sự tin tưởng của khách hàng vào nhà cung cấp chính là vấn đề kỹ thuật của dịch vụ. Do đó, thời gian chờ đợi của khách hàng, mức độ trợ giúp kỹ thuật, chất lượng dịch vụ cần được xem xét kỹ càng trong định hướng chiến lược
Do vậy, trong thời gian tới Internet Viettel phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình bằng việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tiến kỹ thuật thông qua đội ngũ nhân viên có trình độ khoa học kỹ thuật cao trong tương lai.
2. Cần có chiến lược quảng cáo truyền thông
“Quảng cáo và tuyên truyền trong truyền tin và xúc tiến hỗn hợp phải hướng đồng thời tới 3 mục tiêu là: thông tin, thuyết phục và gợi nhớ. Tư tưởng chủ đạo của các thông điệp đưa ra phải dựa vào nguồn gốc sản phẩm, gây chú ý đến điều gì đó của sản phẩm đối với khách hàng. Bên cạnh đó DN cần quảng cáo uy tín của DN và tính nổi trội của các dịch vụ đi kèm”10.
Công tác truyền thông, quảng cáo của Internet Viettel vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả. Người tiêu dùng chỉ biết đến thương hiệu Viettel với vai trò là thương hiệu Viễn thông thông qua các chương trình quảng cáo trên truyền hình, báo, đài và công tác từ thiện. Chứ chưa biết đến thương hiệu Internet của Viettel. Lĩnh vực Internet của Viettel chưa tạo được dấu ấn trong tâm trí của người tiêu dùng. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do hình thức truyền thông, quảng cáo Internet của Viettel chưa nêu bật được những tính năng nổi trội của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, và chưa mang tính gợi nhớ đối với khách hàng. Hình thức truyền thông vẫn còn khá phiến diện, chủ yếu thông qua báo viết, báo điện tử, trên Website của Tổng Cty hay thông qua các băng rôn, postel ngoài trời với các nội dung không thực sự ấn tượng.
10 “Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Nguyễn Vĩnh Thanh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 327, tháng 8/2005, tr. 10