- Tần xuất xuất hiện. Mỗi địa phương có thể linh hoạt trong tần suất xuất hiện những chương trình, nội dung tuyên truyền về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cần duy trì tần suất ở mức hàng tuần và được phát sóng cố định để công chúng theo dòi ổn định. Ngoài ra, trong những chương trình phát sóng hàng ngày có thể xen lẫn những nội dung tuyên truyền thông qua những tấm gương, những điển hình người tốt việc tốt để gia tăng hiệu quả tuyên truyền, tạo được dấu ấn đậm nét, gia tăng khả năng ghi nhớ của công chúng.
- Thời điểm phát sóng. Các đài ưu tiên phát sóng những chương trình tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào “cung giờ vàng” có lượng công chúng theo dòi cao để gia tăng hiệu quả của hoạt động tuyên truyền (06h - 08h, 11h30 - 13h và từ 17h - 22h). Tăng thời lượng phát sóng, tần suất phát lại để công chúng không bỏ lỡ những chương trình. Bên cạnh chuyên mục phát sóng giờ vàng, các đài cũng có thể xây dựng những chương trình được phát sóng cố định trong ngày, trong tuần. Như vậy, công chúng yêu thích những nội dung này có thể ghi nhớ tới thời điểm phát sóng và đón xem. Thời điểm phát sóng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hiệu quả hoạt động tuyên truyền, nếu phát nhiều chương trình ở những thời điểm ít công chúng theo dòi thì hiệu quả tuyên truyền sẽ thấp, khó nhận được phản hồi, những đánh giá của công chúng.
- Dung lượng tác phẩm/chuyên mục. Tại các đài, dung lượng tác phẩm, chuyên mục thường sẽ dao động trong khoảng từ vài phút (tin bài) đến 45 phút (chuyên mục). Nội dung ngắn gọn, thể hiện được đúng trọng tâm tuyên truyền, thống nhất về mặt tư tưởng, lý luận để tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân. Chương trình làm rò vấn đề đặt ra, nêu bật trọng tâm là tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng cần chọn những phương thức và thời gian truyền đạt ngắn gọn, phù hợp, tránh những chương trình quá dài, làm giảm sự tập trung chú ý của công chúng, gây nhàm chám, giảm hiệu quả tuyên truyền, lãng phí nhân lực, vật lực, kinh phí sản xuất và chiếm sóng.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1, tác giả luận văn đã cố gắng làm rò hệ thống các khái niệm được đề cập đến trong đề tài như Tuyên truyền, truyền hình, tuyên truyền “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trên sóng truyền hình; vai trò của việc tuyên truyền “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”... Trong đó nhấn mạnh, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là những mục tiêu cơ bản, những nội dung cốt lòi, những phương hướng chủ yếu để cải tạo hiện thực. Để thực hiện được trong thực tế, khâu đầu tiên của quá trình tổ chức thực hiện là cụ thể hóa những nội dung trên gắn với thực tiễn đời sống ở các địa phương, đồng thời phải có những biện pháp, bước đi cụ thể để đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành hiện thực.
Đặc biệt, Chương 1 đã đưa ra nội dung, yêu cầu tuyên truyền “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trên truyền hình. Trong đó tập trung vào các nội dung cơ bản là: Tuyên truyền, phổ biến giới thiệu nội dung dung cốt lòi của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Tuyên truyền kết quả học tập, nguyên nhân của kết quả, thuận lợi, khó khăn, mô hình, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Chương 1 cũng luận giải làm rò những yêu cầu đặt ra trong quá trình tuyên truyền như: Nội dung phải đa dạng, phong phú, hình thức tuyên truyền phải sinh động, hấp dẫn. Như vậy, khung lý thuyết ở Chương 1 gồm 04 nội dung cơ bản và là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp tục triển khai các nội dung ở chương tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Nghĩa Lý Luận Và Thực Tiễn Của Vấn Đề Nghiên Cứu
- Tuyên Truyền Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh Trên Truyền Hình
- Tuyên Truyền Nguyên Nhân Của Kết Quả Trong Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh
- Khảo Sát Thực Trạng Tuyên Truyền Về Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh Trên Truyền Hình Ở Các Đài Ptth Địa Phương Miền
- Chiến Sĩ Công An Trong Chương Trình “Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh” Của Đài Ptth Cao Bằng Phát
- Hình Ảnh “ Bác Hồ Với Nhân Dân Tây Bắc” Của Đài Ptth Bắc Kạn Phát Sóng Ngày 19/5/2018.
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Chương 2
THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN VỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
TRÊN TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm tình hình các địa phương miền núi phía Bắc và khái quát các đài PTTH cùng các chương trình khảo sát
2.1.1. Một vài nét về đặc điểm khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
Khu vực trung du và miền núi phía Bắc gồm tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Tổng diện tích tự nhiên 10 triệu ha, với dân số gần 12 triệu người và có gần 30 dân tộc sinh sống. Đây là khu vực có vị trí địa lý, tự nhiên quan trọng, có ảnh hưởng, tác động đến toàn khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung về môi trường, văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Do địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao, có độ dốc lớn, xen giữa là nhiều sông, suối, nên vùng địa lý - tự nhiên miền núi phía Bắc có những điểm đặc biệt cả về đất đai, khí hậu và chủng loại động thực vật...
Về mặt kinh tế - xã hội, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay, khu vực trung du và miền núi phía Bắc đã có nhiều thay đổi về mọi mặt. Từ chỗ sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và mang nặng tính chất tự nhiên, tự túc, tự cấp đã dần được thay thế bằng kinh tế hàng hóa; nhiều ngành nghề mới được mở mang gắn với yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm được tập trung đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực; bắt đầu hình thành nên những vùng sản xuất với quy mô lớn hơn. Mô hình kinh tế trang trại được xây dựng, phát triển và bước đầu mang lại
hiệu quả kinh tế tương đối cao; đây là một trong những mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của khu vực miền núi nói chung và đang được dư luận quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau. Có được những tiến bộ đó trước hết phải kể đến việc hoạch định đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn của Đảng ta và sự chỉ đạo trực tiếp, năng động của các cấp ủy đảng và chính quyền ở các địa phương; thành tựu đó cũng thể hiện sự tin tưởng vào Đảng, Nhà nước và tinh thần cần cù, đoàn kết của đồng bào các dân tộc ở trong toàn khu vực này.
Từ những tiến bộ về kinh tế, bộ mặt xã hội của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc cũng đã có những thay đổi. Đảng ta đã dành nguồn lực thích đáng cho việc giải quyết những nhu cầu cấp bách, đặc biệt là về kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, để những vùng còn kém phát triển như vùng cao, biên giới, vùng đồng bào dân tộc ít người... giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng. Nhờ vậy, đời sống xã hội của khu vực này đã có những đổi thay đáng mừng. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm, trẻ em đến trường đông hơn, các tỉnh đã giải quyết xong nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến tới phổ cập trung học cơ sở; nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc được khôi phục và phát triển, tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, ngoài những mặt phát triển kể trên, ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc phía Bắc còn nhiều khó khăn. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rò rệt với khoảng cách ngày càng lớn. Một bộ phận dân cư do không vượt khỏi đói nghèo, đã du canh, du cư tự do gây ra những biến động bất lợi cho kinh tế - xã hội kể cả nơi đi và nơi đến; trình độ hiểu biết về khoa học - công nghệ của người dân trong toàn vùng còn thấp; tỷ lệ học sinh mù chữ và tái mù vẫn còn là con số đáng kể. Xuất phát từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và con người tại khu vực miền núi các tỉnh phía Bắc, bên cạnh những mặt thuận lợi thì công tác tuyên truyền nói chung, việc triển khai tuyên truyền Học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình cũng bị ảnh hưởng, hạn chế nhất định về chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, là thách thức lớn đối với mỗi đài truyền hình.
2.1.2. Khái quát các đài PTTH và chương trình truyền hình khảo sát
* Đài PTTH Cao Bằng và chương trình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
- Quá trình hình thành và phát triển: Ngày 05/7/1957, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã thành lập Đài Truyền thanh tỉnh trực thuộc Ty Văn hóa. Giai đoạn năm 1957 - 1976, ngoài sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền thanh tỉnh còn xây dựng các chương trình của địa phương. Tháng 5/1977, Đài Phát thanh Cao - Lạng được khởi công xây dựng tại thị xã Cao Bằng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam (bước ngoặt quan trọng chuyển đổi lĩnh vực truyền thanh sang phát thanh, tiền thân của Đài PTTH Cao Bằng). Ngày 02/9/1977, chương trình phát thanh đầu tiên được phát sóng trên hai làn sóng điện 48m và 312m với các thứ tiếng gồm Việt, Tày - Nùng, Mông, Dao. Ngày 25/01/1979, Đài Phát thanh Cao - Lạng được tách ra thành Đài Phát thanh Cao Bằng và Đài Phát thanh Lạng Sơn theo sự phân tách hành chính. Tuy nhiên, do chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979, Đài Phát thanh Cao Bằng tạm ngừng phát sóng, Đài Phát thanh Cao Bằng đã tổ chức đưa tin bài của phóng viên, BTV chuyển phát sóng tại Đài Phát thanh Bắc Thái. Sau chiến tranh biên giới, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng chỉ đạo đầu tư xây dựng lại Đài phát sóng tại xã Minh Thanh/Nguyên Bình/Cao Bằng. Năm 1983, Đài chuyển Trạm phát sóng đến xã Đề Thám/Hòa An, đồng thời thành lập xí nghiệp truyền thanh để sửa chữa, lắp ráp thiết bị và trạm truyền thanh các huyện, thị. Tháng 9/1984, Cao Bằng lắp trạm phát hình đầu tiên, người dân Cao Bằng lần đầu tiên được xem truyền hình. Đến tháng 11/1993, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định đổi tên Đài phát thanh Cao Bằng thành Đài PTTH
Cao Bằng. Năm 2007, tỉnh Cao Bằng phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Trạm phát sóng Quốc gia Phía Bắc. Trạm hoàn thành góp phần đảm bảo sự ổn định của sóng phát thanh quốc gia, đồng thời đưa sóng của Đài tỉnh phủ toàn bộ địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận. Với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, Đài PTTH Cao Bằng đã từng bước tăng thêm số lượng, thời lượng các chương trình địa phương trong cả hai lĩnh vực phát thanh và truyền hình. Bên cạnh việc duy trì chương trình phát thanh mỗi ngày với bốn thứ tiếng: Việt, Tày - Nùng, Mông, Dao.
- Sơ lược chương trình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”: Chương trình do Phòng Thời sự và Phòng Văn Nghệ giải trí Đài PTTH Cao Bằng thực hiện đã và đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong việc nêu gương và định hướng tư tưởng tấm gương sáng cho khán giả tìm hiểu học tập, noi theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Lên sóng từ đầu năm 2017, chương trình phát sóng 01 tháng/02 số, mỗi số khoảng từ 10 - 14 phút. Đến nay đã phát sóng khoảng 48 số với nhiều chương trình phóng sự về phong trào, tấm gương điển hình thực hiện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... Các chương trình về nêu gương học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong lực lượng bộ đội, công an nhân dân, dân quân tự vệ đã góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
* Đài PTTH Bắc Kạn và chương trình “Học Bác mỗi ngày”
- Quá trình hình thành và phát triển. Ngày 01/01/1997, Đài PTTH Bắc Kạn được thành lập, phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền, là cầu nối giữa Đảng bộ và đồng bảo các dân tộc trong tỉnh. Hiện nay, Đài PTTH Bắc Kạn đã và đang trở thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện với đủ bốn loại hình báo chí, tập san truyền hình, báo điện tử, phát thanh và truyền hình. Năm 2014, Đài PTTH tỉnh Bắc Kạn đưa được sóng TBK lên vệ tinh
Vinasat. Từ tháng 6/2014, Đài PTTH Bắc Kạn đã tăng thời lượng chương trình truyền hình địa phương từ 12h/ngày lên 19h15‟/ngày; chương trình phát thanh tăng từ 11h/ngày lên 12h/ngày với tần số 99,3 MHZ. Để đảm bảo thời lượng phát sóng, Đài đã duy trì sản xuất khoảng 70 chuyên mục truyền hình và các chương trình phát thanh của 4 thứ tiếng gồm: Việt, Tày - Nùng, Dao, Mông. Bên cạnh đó, trường quay lớn S1 và các phòng thu âm, ghi hình của Đài đã được hoàn thiện, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới hoạt động sản xuất và nâng cao chất lượng các chương trình, tác phẩm. Từ tháng 11/2014, Đài PTTH Bắc Kạn đã phối hợp với Tập đoàn Viettel lắp đặt và truyền dẫn tín hiệu TBK lên hệ thống Truyền hình NetTV của Viettel; phối hợp với Trung tâm tư liệu của Đài Truyền hình Việt Nam triển khai phần mềm quản lý tư liệu cho PTTH Bắc Kạn, đây là một nội dung quan trọng phục vụ việc lưu trữ chương trình phát thanh và truyền hình, tư liệu.
- Sơ lược chương trình “Học Bác mỗi ngày”: Phát sóng vào ngày 19/5/2017, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2012) và thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đài Bắc Kạn là cơ quan truyền hình đầu tiên ở khu vực Tây Bắc thực hiện định kỳ mỗi ngày một chương trình bằng hình ảnh, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ với thời lượng 5 phút. Theo đó, để thực hiện tốt chuyên mục “Học Bác mỗi ngày”, Đài Bắc Kạn đã chọn lọc, hệ thống những sự kiện, chi tiết, lời dạy điển hình trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để khai thác, phân tích một cách sâu sắc, làm nội dung cho chuyên mục.
* Đài PTTH Hà Giang và chương trình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ”
- Quá trình hình thành phát triển: Năm 1991 Đài PTTH Hà Giang được chia tách từ Đài PTTH Hà Tuyên và một bộ phận của Đài Truyền thanh, Truyền hình thị xã Hà Giang. Những năm qua, ngoài việc tăng thời lượng và đổi mới nội dung chương trình thì Đài PTTH Hà Giang cũng đã chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tất cả các khâu, từ SXCT đến phát sóng, từng bước được số hóa, nâng cao chất lượng tín hiệu. Bên cạnh đó Đài đã phối hợp với Tập đoàn Viettel truyền tải tín hiệu phát thanh, truyền hình qua hệ thống MyTV, NexTV, truyền hình cáp, đưa chương trình đến tận các thôn bản vùng sâu, vùng xa, phủ sóng đến 100% địa bàn tỉnh và trong cả nước. Đặc biệt từ tháng 01 năm 2014, kênh truyền hình Hà Giang chính thức phát sóng trên Vệ tinh VINASAT, đánh dấu mốc lịch sử trong sự phát triển lớn mạnh của Đài PTTH Hà Giang, tạo bước đột phá mạnh mẽ cả về đội ngũ, năng lực SXCT và diện phủ sóng.
- Sơ lược chương trình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”: Thực hiện chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Đài truyền hình Hà Giang đã đã xây dựng chương trình về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và được phát sóng thường xuyên hàng tuần trên đài truyền hình. Nội dung của chương trình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là nhấn mạnh mục đích của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với các tấm gương cán bộ mẫu mực trong toàn Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh. Đồng thời, tuyên truyền và nhận thức sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đưa việc học tập và làm theo Người vào nền nếp, tự giác, thường xuyên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Hà Giang.