Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ - 2


Chương VII: ĐI SỨ LẦN NHẤT (1865). Gồm 40 tác phẩm (từ trang 301 đến trang 353), thể hiện các tư tưởng cải cách với một số bài nổi bật như: “Được lệnh đi Quảng Đông”, “Qua Hải Nam”, “Trông thấy tàu bọn Tây”, “Tự đề ảnh mặc triều phục”, “Nước ta mới đóng chiếc tàu lớn chạy bằng máy”,...

Chương VIII: LÀM BÌNH CHUẨN, Ở HÀ NỘI (1866-1867). Gồm 35 tác

phẩm ( từ trang 355 đến trang 402), thể hiện rõ xu hướng tư tưởng cải cách các mặt kinh tế, quân sự, giáo dục của Đặng Huy Trứ với một số bài quan trọng như: “Khai trương công việc Bình Chuẩn”, “Họa thơ Hoàng Kế Viêm xem xong “Truyện các danh tướng” trả lời”, “Chỉnh lại cân, thước”, “Dặn bảo các người giúp việc”, “Dặn bảo chủ sự Trần Trung Đích”, “Dặn bảo tiểu lại”, “Nhân mở chi điếm Lạc Đức”, “Nhân mở chi điếm Lạc Thanh”,...

Chương IX: ĐI SỨ LẦN HAI (1867-1868). Gồm 55 tác phẩm (từ trang 405 đến trang 490), thể hiện sự hoàn chỉnh, chín muồi trong tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ, gồm một số bài tiêu biểu như: “Nhớ các đồng chí nước Nam”, “Tâm sự khi ốm”, “Trong khi ốm được Dã Trì chủ nhân chỉ giáo”, “Tựa sách “Nguyên tắc chủ yếu của việc không nhận và nhận biếu”, “Tựa sách Đặng Dịch Trai ngôn hành lục”,...

Chương X: LÀM KHÂM PHÁI QUÂN VỤ Ở BẮC KỲ (1869). Gồm 15 tác

phẩm (từ trang 491 đến trang 511), chủ yếu thể hiện tư tưởng cải cách kinh tế, quân sự của Đặng Huy Trứ với các tác phẩm tiêu biểu như: “Hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường”, “Tựa bản chữ mẫu“5 điều răn””, “Thư dâng Tổng đốc An - Tĩnh Hoàng Kế Viêm”, “Khắc lại cuốn binh thư “Kim thang...thập nhị trù””, “Tựa sách “Kỷ sự tân biên””, “Thư gửi Tổng đốc Thanh Hóa Tôn Thất Hành”

Chương XI: CÂU ĐỐI. Gồm 3 mục (từ trang 515 đến trang 545): các câu đối, câu thơ đáng ghi nhớ, người đương thời viết về Đặng Huy Trứ và phần Niên biểu.

Công trình đã cho thấy những tâm tư tình cảm của Đặng Huy Trứ dành cho nhân dân, những bâng khuâng trăn trở suy tư cho vận hạn đất nước, những lần ông sang Tây được học hỏi kinh nghiệm mở mang tầm nhìn, và khát khao nung nấu ý


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

chí tìm tòi con đường cải cách canh tân đất nước, những lần ông làm quan nhìn dân lầm than và đau lòng trước nạn tham nhũng cướp bóc quần chúng… Tác phẩm thực sự có đóng góp to lớn trong vai trò là các tư liệu gốc, làm cơ sở để các công trình nghiên cứu về Đặng Huy Trứ tra cứu tham khảo.

Trong công trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” tập 2 của GS. Lê Sỹ Thắng kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Triết học (1962-1997) được xuất bản tại Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội năm 1997 đã lần đầu tiên đưa tên tuổi Đặng Huy Trứ vào danh sách các nhà tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Trong phần ba của công trình, nội dung chủ yếu trình bày, phân tích và đánh giá tư tưởng cải cách của các nhà tư tưởng cùng thời như: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Tư tưởng của Đặng Huy Trứ được viết ở chương XV (từ trang 332 đến 353). Nội dung của phần viết tư tưởng Đặng Huy Trứ là: Cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Huy Trứ, những tư tưởng cải cách đã được Đặng Huy Trứ thực thi, các quan niệm về đạo lý kinh doanh- việc làm ra của cải là đạo lớn không thể coi thường, xem xét mối quan hệ “lợi” và “đạo tâm”, quan niệm về cái “khổ” - có hai loại khổ: một là cái khổ chỉ quan hệ đến bản thân mình, một là cái khổ liên hệ đến xã tắc, triều đình, nhân dân thì cái khổ thứ hai ông mới xem là khổ được. Công trình phân tích “cái nhục” trong quan niệm tư tưởng của Đặng Huy Trứ- cái nhục lớn nhất là “ không được như người”. Bình luận những quan niệm cách thức đi du học nước ngoài của Đặng Huy Trứ…Việc nghiên cứu tư tưởng cả một thế kỷ với rất nhiều nhà tư tưởng tiêu biểu khác khiến tư tưởng Đặng Huy Trứ cũng không phải là vấn đề trọng tâm của công trình nghiên cứu. Kết thúc công trình là sự đánh giá ca ngợi Đặng Huy Trứ là một nhà canh tân đất nước khi ông đã trực tiếp hoạt động cải cách “không chỉ bằng văn tự mà còn bằng việc làm cụ thể ở tầm vĩ mô, ông đã góp phần to lớn vào việc chọc thủng bóng đen của hệ tư tưởng phong kiến và mở đường cho tư tưởng và hoạt động canh tân của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỷ thứ XIX”. [23, tr. 353]

Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ - 2

Công trình tiếp theo đáng chú ý trong nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của Đặng Huy Trứ là cuốn “Cưỡi Sóng Đạp Gió” của tác giả Hoàng Công Khanh đã


xuất bản năm 2001. Đây không phải là một chuyên khảo khoa học thuần túy mà là một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, trong tác phẩm này, tác giả đã khai thác rất sâu các sự kiện lịch sử liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Huy Trứ. Tác phẩm đã trình bày rất chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Huy Trứ từ khi đi học, đi thi cử và bị cấm thi trọn đời, dạy học cho con các quan, đỗ tiến sĩ làm quan, đi sứ viễn Tây, chiến đấu bảo vệ đất nước....Qua tác phẩm này, ta biết được Đặng Huy Trứ là người có lối sống chân thành, giàu tình cảm, giàu suy tư cho người khác. Các đề xuất cải cách của ông trong tác phẩm được đề cập rất ít nhưng là những gì có thể làm được, phù hợp với điều kiện đất nước và nằm trong khả năng thực tế của ông. Công trình tập trung vào cuộc đời và sự nghiệp nên việc khai phá sức mạnh của các tư tưởng cải cách của Đặng Huy trứ đối với thời đại và thực tiễn ngày nay cũng được giới hạn.

2.2. Một số công trình tiêu biểu về tư tưởng của Đặng Huy Trứ

Đã có khá nhiều công trình khảo cứu về tư tưởng cải cách nói chung, tư tưởng của Đặng Huy Trứ nói riêng. Có thể kể đến công trình “Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam- Từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX” của PGS.TS Doãn Chính. Công trình được biên soạn và được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - sự thật xuất bản năm 2013. Đây là một công trình đồ sộ có 659 trang cung cấp cái nhìn bao quất nhất về lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX. Trong cuốn chuyên khảo này, tư tưởng của Đặng Huy Trứ đã được trình bày, phân tích ở Chương 5: Tư tưởng triết học Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ được tác giả trình bày từ trang 562 đến trang 565, vỏn vẹn trong 3 trang tác giả đã trình bày khái quát nhất về cuộc đời, sự nghiệp, những tư tưởng nổi bật của Đặng Huy Trứ về chính trị, kinh tế, quân sự.

Cùng xu hướng nghiên cứu về tư tưởng Đặng Huy Trứ, là chuyên khảo “Tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ” của PGS.TS Cao Xuân Long. Công trình được Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia - Sự thật in ấn phát hành vào tháng 3 năm 2016. Công trình này tập trung tìm hiểu về tư tưởng triết học của ông. Ở công trình nghiên cứu này, tác giả PGS. TS Cao Xuân Long đã biên soạn thành hai chương và dành


riêng chương 1 để khảo cứu những điều kiện, tiền đề và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ.

Theo đó nội dung tư tưởng của Đặng Huy Trứ được biên soạn theo 3 chủ đề chính của hệ thống triết học. Tác giả đã nêu ba đặc điểm triết học trong tư tưởng của Đặng Huy Trứ trong chương 1:

Một là, tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ là sự kết hợp giữa Đông và Tây cùng thực tiễn của thời đại.

Hai là, nội dung tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ là một hệ thống xuyên suốt với các ý tưởng canh tân đất nước.

Ba là, các quan điểm trong tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ thể hiện tản mạn trong các tác phẩm của Ông.

Nội dung của công trình “Tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ” của PGS.TS Cao Xuân Long trong chương 2 trình bày cụ thể các giá trị trong tư tưởng của Đặng Huy Trứ theo hệ thống triết học: Quan điểm thế giới, quan điểm nhân sinh, quan điểm về chính trị - xã hội (từ trang 75 đến trang 126). Với các nhận định:

Thứ nhất, tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ mang đậm giá trị nhân văn.

Thứ hai, phải canh tân đất nước theo con đường tự cường, tự trị, nhằm giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Thứ ba, giá trị tư tưởng Đặng Huy Trứ rất cần thiết với thực tiễn đất nước cuối thế kĩ XIX và hiện nay.

Kết thúc công trình nghiên cứu này là ý nghĩa lịch sử của tư tưởng triết học Đặng Huy Trứ đối với thực tiễn ngày nay. Công trình nghiên cứu của tác giả đã đi tìm các luận cứ về thế giới quan, nhân sinh quan, các tư tưởng Chính trị - Xã hội và sắp xếp các luận cứ ấy theo cấu trúc của hệ thống triết học. Như trong lời nói đầu của tác giả đã viết “cho đến nay không ít công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Đặng Huy Trứ và những giá trị tư tưởng của ông đối với sự phát triển của đất nước, nhưng nhìn chung chưa có công trình nào mang tính toàn diện, hệ thống về tư tưởng triết học của ông”. [18, tr.8] Mục đích nghiên cứu của công trình “Tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ” là một đóng góp có giá trị tích cực, nhằm


để khẳng định một trong những đại biểu các nhà tư tưởng Việt Nam như Đặng Huy Trứ đã có tính chất hệ thống hóa, bao quát toàn diện.

Trong công cuộc phát triển đất nước, công cuộc đổi mới toàn diện, thì những công trình nghiên cứu về các nhà tư tưởng cải cách canh tân đất nước vào thời kì thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nói chung, và tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ nói riêng được thực hiện nhiều hơn, đa dạng hơn, mang tính cấp thiết cao hơn như:

Kỷ yếu hội thảo khoa học danh nhân Đặng Huy Trứ”của Đại học Huế biên soạn năm 2000; “Đặng Huy Trứ tư tưởng và nhân cách”do Đặng Việt Ngoạn biên soạn năm 2001 (công trình tuyển chọn một số bài viết, nghiên cứu về Đặng Huy Trứ đã được công bố và chưa công bố của các tác giả như Vũ Khiêu, Phạm Tuấn Khánh, Thanh Đạm, Vũ Đình Liên, Hoàng Công Khanh, Lê Thị Lan…). Các công trình này đã trung nghiên cứu tư tưởng Đặng Huy Trứ ở các khía cạnh như giá trị nhân văn, “chữ Nhân” hay Phật giáo trong thơ văn Đặng Huy Trứ, những trăn trở của ông đối với phong tục, tập quán của nhân dân, thái độ của ông với quỷ thần…

Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên các báo và tạp chí khoa học của các tác giả như: Trần Đại Vinh (1994), “Đặng Huy Trứ và những trăn trở đổi mới về phong tục, tập quán tín ngưỡng của nhân dân”, Tạp chí Văn hóa dân gian, Tập 47 (số 3); Trương Thị Yến (1996), “Đặng Huy Trứ và những hoạt động của ông trong lĩnh vực thương nghiệp thế kỷ XIX ”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tập 284 (số 1)”; Tảo Trang (1997), “Đức tính dũng trong thơ văn Đặng Huy Trứ”, Tạp chí Hán nôm, Tập 31 (số 2) Đỗ Thị Hòa Hới (2000) với bài viết “Tư tưởng Đặng Huy Trứ với Nho giáo triều Nguyễn” trên Tạp chí Triết học, Tập 118 (số 6); Lê Thị Lan (2001), “Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trong thơ văn Đặng Huy Trứ”, Tạp chí Triết học, Tập 121 (số 3); Nguyễn Hữu Tâm (2001), Trần Thị Băng Thanh (2001), “Những bóng dáng con người bé nhỏ dưới ngòi bút Đặng Huy Trứ”, Tạp chí Hán Nôm, Tập 48 (số 3) “Nho giáo trong tâm thức và hành xử của Đặng Huy Trứ”, Tạp chí Hán Nôm (số 2); Nguyễn Nam Thắng (2004), “Tư tưởng yêu nước trên lập trường canh tân của Đặng Huy Trứ”, Tạp chí Triết học (số 5); Phước Trung (2006), “Doanh nhân Đặng


Huy Trứ”, Tạp chí Thương mại(số 4)...” [Đã trích nguồn tài liệu tham khảo mục 18, tr.6-7].

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Với tinh thần “ôn cố tri tân” mục đích của đề tài nghiên cứu là trình bày những nội dung nổi bật trong tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ, đánh giá mặt giá trị trong tư tưởng cải cách của ông trong lịch sử và trong thực tiễn hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, nhận thấy các vấn đề được Đặng Huy Trứ kể tới ở thế kỷ XIX như mối quan hệ giữa lợi trong kinh doanh và đạo tâm, việc phòng, chống tham nhũng và cách làm quan... vẫn đang là vấn đề nan giải hiện nay cần nêu lại và tìm phương hướng giải quyết, khắc phục, đồng thời mong muốn đánh giá lại công lao to lớn mà các nhà tư tưởng nói chung, cũng như Đặng Huy Trứ nói riêng đã cống hiến hết mình cho quốc gia, dân tộc, tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cần hoàn thành trong luận văn như sau:

Thứ nhất, trình bày và phân tích bối cảnh thế giới và Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX dẫn tới sự xuất hiện của tư tưởng canh tân cải cách thời kì này và quá trình hình thành phát triển tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ.

Thứ hai, phân tích nội dung các tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ như: Tư tưởng thương dân và mối quan hệ của dân và quan, đạo làm quan và tư tưởng chống tệ nạn tham nhũng, tư tưởng tự lực, tự cường để xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ đất nước.

Thứ ba, trình bày và đánh giá các mặt giá trị của tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ đối với triều đình Nhà Nguyễn và sự đóng góp giá trị đối với tư tưởng canh tân đương thời.

Thứ tư, khái quát các thành tựu trong 35 năm thực hiện đổi mới đất nước và ý nghĩa của tư tưởng của Đặng Huy Trứ trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu


Luận văn nghiên cứu tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ thông qua các tác phẩm của Đặng Huy Trứ đã được xuất bản bằng tiếng Việt tại Việt Nam như “Đặng Huy Trứ- con người và tác phẩm”. Thông qua các nhận định đánh giá từ các công trình lớn đã nghiên cứu trước đó: “Đặng Huy Trứ- Con người và tác phẩm”- nhóm Trà Lĩnh, “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” – GS. Lê Sỹ Thắng, “Cưỡi Sóng Đạp Gió”- tác giả Hoàng Công Khanh, “Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam- Từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX” -PGS.TS Doãn Chính,“Tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ” của PGS.TS Cao Xuân Long...Và trình bày và phân tích các tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ còn phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong thời đại ngày nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học

5.1. Cơ sở lý luận.

Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về tư tưởng, văn hóa, đổi mới…

Luận văn tiếp nhận kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học của các công trình, tác phẩm và chuyên đề đã công bố về tư tưởng Đặng Huy Trứ và các vấn đề liên quan đến đề tài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học.

Luận văn này sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp lịch sử - logic, cùng phối hợp với một số phương pháp khác.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa khoa học.

Qua việc phân tích những tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ sẽ góp phần làm rõ hơn những đóng góp của ông trong dòng tư tưởng cải cách, canh tân đất nước thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ cung cấp cho người đọc


cái nhìn mới về sự biến đổi tư duy lý luận của tầng lớp sĩ phu yêu nước cấp tiến nói chung vào nửa cuối thế kỷ XIX và của Đặng Huy Trứ nói riêng.

Luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam, lịch sử tư tưởng Việt Nam thời kỳ nửa sau thế kỷ XIX , tư tưởng cải cách đất nước của Đặng Huy Trứ.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn.

Trong thực tiễn để đất nước phát triển, vấn đề cải cách, canh tân hay đổi mới luôn là yêu cầu khách quan của mỗi quốc gia, dân tộc. Mỗi thời kỳ, do điều kiện lịch sử khác nhau mà tính chất, nội dung và phương pháp cải cách khác nhau. Song, sự thắng lợi của cách mạng hôm nay là kết quả của quá trình đúc kết kinh nghiệm, kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử trước đó. Nghiên cứu tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam và làm rõ hơn bài học lịch sử cho việc tổng kết thực tiễn để tiến hành công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta.

7. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu gồm 3 chương:

Chương 1: bối cảnh ra đời tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ. (gồm 3

tiết)

Phần này luận văn sẽ tập trung phân tích bối cảnh hình thành nên tư tưởng

cải cách của Đặng Huy Trứ: bối cảnh ngoài nước, bối cảnh trong nước, và quá trình hình thành tư tưởng của tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (các điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng, các yếu tố chủ quan hình thành tư tưởng cải cách của Ông).

Chương 2: Nội dung tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ. (gồm 3 tiết)

Nội dung chính của chương 2 tập trung vào 4 nhóm tư tưởng cải cách có giá trị mà theo tôi là sợi chỉ xuyên suốt có thể liên kết để nghiên cứu vào thực tiễn của Việt Nam hiện tại là:

Thứ nhất, tư tưởng thương dân vì nhân dân- mối quan hệ giữa dân và quan. Thứ hai, đạo làm quan và phương hướng chống tệ nạn tham nhũng.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí