Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



TRẦN TẤN TÀI


TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ


LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ - 1

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



TRẦN TẤN TÀI


TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ


Ngành: Triết học Mã số: 8 22 90 01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ LAN


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Với sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thị Lan theo quyết định số 3295/QĐ-HVKHXH của Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam - Học Viện Khoa Học Xã Hội. Các tài liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Luận văn Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ” của tôi chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Chữ kí của tác giả


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 13

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ 13

1.1. BỐI CẢNH THẾ GIỚI NỬA CUỐI THẾ KỶ

XIX 13

1.2. BỐI CẢNH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ

XIX 19

1.3. SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ

24

1.3.1. Điều Kiện, Tiền Đề Hình Thành Tư Tưởng Cải Cách Đặng Huy Trứ 24

1.3.2. Cuộc Đời, Sự Nghiệp Và Sự Hình Thành Tư Tưởng Cải Cách Của Đặng Huy Trứ 32

TIỂU KẾT CHƯƠNG

1 35

Chương 2 37

NHỮNG NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ 37

2.1. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TIẾN BỘ CỦA ĐẶNG HUY TRỨ

37

2.1.1. Tư tưởng thương dân - Mối quan hệ giữa dân và quan 37

2.1.2. Đạo làm quan 39

2.1.3. Tư tưởng bảo vệ đạo đức thanh liêm của người làm quan 42

2.2. TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ VỀ KINH TẾ XÂY DỰNG CON ĐƯỜNG TỰ CƯỜNG, TỰ TRỊ CHO DÂN TỘC

44

2.2.1. Phát triển thương nghiệp làm ra của cải là một việc lớn 44

2.2.2. Tư tưởng tự lực, tự cường xây dựng đất nước 46

2.2.3. Phải học hỏi, tiếp thu công nghệ khoa học kĩ thuật 48

2.2.4. Tư tưởng cải cách giáo dục Nho học của Đặng Huy Trứ 50

2.2.5. Cải cách văn hóa bằng việc phê phán bài trừ hủ tục truyền thống và thói hư tật xấu trong nhân dân 51

2.3. TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ VỀ QUÂN SỰ

54

2.3.1. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng cải cách quân sự của Đặng Huy Trứ ..54

2.3.2. Chiến tranh nhân dân là huyết mạch quyết định sự an nguy của đất nước 56

2.3.3. Biên soạn, sưu tầm và in ấn phát hành binh thư lưu truyền cho hậu thế 58

TIỂU KẾT CHƯƠNG

2 59

Chương 3 60

GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY 60

3.1. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ ĐỐI VỚI TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN

60

3.2. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH ĐẶNG HUY TRỨ ĐỐI VỚI PHONG TRÀO CẢI CÁCH ĐẤT NƯỚC NỬA CUỐI THẾ KỶ

XIX 61

3.3. Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

62

3.3.1. Một vài chủ đề trong cải cách Việt Nam hiện nay 62

3.3.2. Ý nghĩa của tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ đối với hiện nay 68

TIỂU KẾT CHƯƠNG

3 70

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cải cách” hay “đổi mới” là những từ ngữ dùng để chỉ sự thay đổi trước những điều kiện mới xảy đến mà không làm thay đổi mất bản chất sự vật hiện tượng đó, mang ý nghĩa tích cực. “Cải cách” là hoạt động thường xuyên diễn ra một cách tự giác trong bất kể lịch sử của dân tộc nào, quốc gia nào. Dù muốn dù không, để phát triển thì cải cách diễn ra là thường xuyên dù trong phạm vi lớn như nhân loại hay chỉ ở mỗi chủ thể cá nhân. Ở tầm quốc gia việc cải cách hay đổi mới phải thực hiện như là một quy luật tất yếu mà mỗi thời đại đều có. Trong từng thời kỳ lịch sử Việt Nam, trong mỗi bối cảnh khác nhau của thực tiễn luôn đòi hỏi cấp thiết một nhu cầu cải cách phù hợp với thực tiễn đó. Vào thời gian nửa đầu thế kỷ XIX, thực tiễn xã hội Việt Nam trước muôn vàng thách thức vừa phải hứng chịu sự đói khổ trì trệ với sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn, vừa phải lầm than trước nạn xâm lăng của thực dân Tây phương uy lực dũng mãnh. Hệ tư tưởng Nho giáo lỗi thời đã không còn phù hợp, đời sống bế tắc mọi mặt từ kinh tế, chính trị, đến loạn lạc xã hội. Trong lúc bấy giờ thì nhiều quan thần, sĩ phu yêu nước đã dấy lên tư tưởng cải cách, canh tân đất nước như Phạm Phú Thứ, Trần Đình Túc, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... Một trong số các tư tưởng cải cách có sức ảnh hưởng sâu sắc và giá trị nhất cần nghiên cứu đó là tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ. Những tư tưởng cải cách của ông được đánh giá là toàn diện ở tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, khoa học... Tư tưởng cải cách của ông không dừng lại ở việc tấu trình, thưa tâu như một số nhà tư tưởng cùng thời, khi mọi điều trần chỉ được đưa dâng đến vua Tự Đức, tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ được đánh giá là bước tiến bộ khi các tư tưởng của ông được chính ông thực thi vào thực tiễn xã hội đương thời để góp phần xây dựng đất nước tự cường, tự trị đấu tranh bảo vệ dân tộc chống giặc Pháp xâm lăng. Cho đến thời điểm hiện tại các giá trị trong tư tưởng cải cách của Ông vẫn còn nguyên vẹn giá trị to lớn với dân tộc ta.

Khi xu hướng tự lực tự cường vẫn là sự chọn lựa bất khả kháng ở các quốc gia để tồn tại và phát triển thì các tư tưởng cải cách, canh tân ở những thời đại trước


là cần thiết để nghiên cứu, không chỉ có thể kịp thời áp dụng để giải quyết các vấn đề thời đại đặt ra trước mắt, mà còn có thể nắm bắt được cơ hội để phát triển đất nước thời đại bấy giờ.

Việc nghiên cứu “Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ” là để tìm tòi áp dụng các giá trị tư tưởng cải cách còn nguyên giá trị vào hiện thực Việt Nam lúc bấy giờ. Có thể thấy trước thực tiễn thời đại vô cùng khác trong lịch sử nhân loại nói chung cũng như lịch sử Việt Nam nói riêng và chuyển biến khó lường, thì bất kể tư tưởng cải cách, đổi mới nào cũng cần thiết suy tư đến mà cân nhắc áp dụng. Lịch sử Việt Nam có nhiền biến cố, trải qua mỗi biến cố dân tộc ta dường như mạnh mẽ và bất diệt hơn. Đó là nhờ vào tinh thần kế thừa đúc kết, tinh thần cải cách đổi mới sáng tạo dù ở bất kể hoàn cảnh thời thế thế nào thì cũng có cách để vượt qua.

Với mục đích “Ôn cố tri tân” đề tài luận văn “Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ” được thực hiện với mong muốn trước hết là tìm tòi, phân tích và góp chút đánh giá về mặt giá trị của tư tưởng trong từng mặt cải cách của ông đối với thực tiễn xã hội nửa cuối thế kỷ XIX . Đồng thời, luận văn cũng nhằm triển khai, liên kết các vấn đề cải cách và giá trị tư tưởng cải cách đó cho Việt Nam ở giai đoạn hiện tại. Chúng ta không thể phủ nhận được việc cải cách hay đổi mới ở bất kì giai đoạn nào đi chăng nữa, nhất là các vấn đề trong kinh tế, chính trị, xã hội mà Đặng Huy Trứ hay một vài tư tưởng canh tân đã gặp phải, đã trăn trở bâng khuâng thì ngày nay nó vẫn hiển nhiên hiện ra đầy thách thức: trong cuộc chiến về kinh tế, hay phòng chống tệ nạn tham nhũng, quan liêu, cách thức đổi mới giáo dục... Những mong muốn trên chính là lý do để tôi chọn “Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ triết học của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu đề tài

2.1. Các công trình nghiên cứu về con người và tác phẩm của Đặng Huy

Trứ

Trong các công trình nghiên cứu về Đặng Huy Trứ, đầu tiên phải kể đến đó

công trình có quy mô và mang tầm giá trị lớn là “Đặng Huy Trứ con người và tác phẩm”, được nhóm Trà Lĩnh sưu tập và khảo cứu, được xuất bản lần đầu năm 1990


nhân dịp kỷ niệm 165 ngày sinh của Đặng Huy Trứ (1825 - 1990). Công trình là một bộ sưu tập đồ sộ gồm 562 trang, có tất cả 11 chương đi sâu vào tiểu sử và di thảo của Ông, cung cấp những tư liệu quan trọng về tư tưởng của Đặng Huy Trứ thông qua các bài thơ, bài văn, câu đối được ông viết từ tuổi 15 cho đến khi ông qua đời. Gồm các chương chính:

Chương I: TUỔI THƠ (1840). Gồm 11 tác phẩm (từ trang 59 đến trang 70), đán chú ý là những bài như: “Con nhà giàu có kẻ đánh mắng kẻ ăn người ở”, “Thấy ông lão vác than”...

Chương II: Ở QUÊ (1843). Gồm 33 tác phẩm (từ trang 71 đến trang 105). Tựa đề các bài nổi bật như là: “Trời tạnh mò hến”, “Ông già đan đồ trẻ”, “ Người đàn bà chăn tầm”, “ Mùa lụt đánh cá”, “ Khoai lang đỡ đói”, “ Bà vú nuôi trẻ”, “ Làng Hiền sĩ mở rừng”, “ Mụ rí gọi hồn”,...

Chương III: ĐI DẠY HỌC (1847-1856). Gồm 26 tác phẩm (từ trang 107 đến 148). Những nhan đề: “Cáo thị trường tư thục Thanh Hương”, “Trong khi ốm bảo học trò”,...

Chương IV: BƯỚC ĐẦU RA LÀM QUAN (1856-1860). Gồm 47 tác phẩm

(từ trang 149 đến 214), thể hiện rõ những tư tưởng chính trị-xã hội của Đặng Huy Trứ, với một số bài tiêu biểu như: “Đi quân thứ Đà Nẵng”, “Miếng ăn gian nan”, “Đuổi kẻ đến nhà riêng”, “ Theo hầu bố Chánh Hoàng Kế Viêm đi thử pháo”, “Nghe tin bọn Tây qua lại Bến Triều”, “ Quân tử không ăn không”,...

Chương V: LÀM NGỰ SỬ (1861-1864). Gồm 27 tác phẩm (từ trang 215 đến trang 252). Những bài như: “Sắp làm sớ tố giác”, “Cáo thần, phật”, “Sung làm phó Đổng lý thanh tra Vũ khố”, “Mong tin vui Sứ bộ đi Tây”, “Mong người hiền như khát nước”,...

Chương VI: LÀM BỐ CHÁNH QUẢNG NAM (1864-1865). Gồm 20 tác

phẩm (từ trang 255 đến trang 290). Có những bài như: “Đi lĩnh chức Bố Chánh Quảng Nam”, “Mới đến nhậm chức xin bổ nhiệm và miễn nhiệm một vài vị quan”, “Trách Mình”, “Cứu nạn dân, tình hình đã khá”, “Mười bài “tự răn””,...

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí