Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long - 12


Khởi. Rất mong bà vui lòng trả lời một số câu hỏi phỏng vấn như sau. Nội dung trả lời phỏng vấn này chỉ được sử dụng trong phạm vi đề tài luận văn nêu trên.

Xin chân thành cảm ơn bà!


Câu 1: Bà thường dùng thể loại báo chí nào để thể hiện các nội dung truyền thông quảng bá về du lịch địa phương trên báo điện tử? Tại sao lại dùng thể loại này?

-Trong quá trình làm thì thường sử dụng đa dạng thể loại báo chí, ví dụ phóng sự ảnh giới thiệu điểm đến, giới thiệu món ăn mới bằng tin sâu đi kèm hình ảnh, ghi chép. Do báo Đồng Khởi chưa có mở chuyên mục riêng cho du lịch nên các thông tin, bài viết về du lịch trên báo là phóng viên chủ động xây dựng và thực hiện nội dung nhằm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá du lịch, góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Câu 2: Trong quá trình tác nghiệp, thực hiện các sản phẩm báo chí về chủ đề du lịch tại địa phương, bà gặp những thuận lợi và khó khăn nào? Giải pháp khắc phục, ứng phó của ông bà là gì?

-Bến Tre là một tỉnh có thể mạnh, tiềm năng về du lịch, các sản phẩm du lịch tập trung ở các vùng đô thị, sản phẩm đa dạng, tập trung vào du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, homestay dành cho khách quốc tế, các khu du lịch sinh thái, tâm linh dành cho khách nội địa. Người kinh doanh du lịch ở Bến Tre có sự hiểu biết về du lịch, niềm nở với truyền thông. Cơ quan quản lý du lịch thì do lãnh đạo ngành lúc đó là người đảm nhiệm vị trí lâu năm, tư duy chưa có sự đổi mới nên việc phối hợp với truyền thông để quảng bá du lịch theo lối mới thì còn hạn chế. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch thường


xuyên cập nhật các tin bài, thông tin về du lịch nên góp phần cung cấp thêm thông tin cho phóng viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Câu 3: Theo bà, hạn chế của báo điện tử mà mình đang công tác trong truyền thông, quảng bá du lịch địa phương là gì? Bà có đề xuất giải pháp nào khắc phục hạn chế?

-Nhận xét về các hạn chế của báo điện tử hiện tại: hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, đang ít hình ảnh, cách làm của ban biên tập còn chưa đổi mới, chưa đủ khả năng dung lượng. Tư duy cũ, báo in làm như thế nào thì đẩy lên báo điện tử như vậy. Các bài viết về du lịch thường ít nhất là 2 ảnh, hoặc nhiều tran báo điện tử khác vè du lịch thì toàn là hình ảnh và ít chữ. Mặc dù có phương tiện nhưng chưa khai thác tốt. Bên cạnh đó việc cập nhật cũng chưa được nhanh chóng. Tình trạng gắn sai từ khóa, các tin bài về du lịch lại gắn sai từ khóa nên khó tìm kiếm.

Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long - 12

Câu 4: Đối với các tin, bài quảng bá cho điểm đến, bà thực hiện như thế nào để vừa đảm bảo tính khách quan của báo chí, đúng quy định trong quảng cáo, pr vừa hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu bạn đọc?

-Trả lời câu hỏi cho việc truyền thông về du lịch địa phương trên báo địa phương, là phóng viên đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi làm thế nào để tăng ngân sách cho địa phương từ hoạt động du lịch. Và phóng viên của báo địa phương thì ngoài việc phục vụ nhu cầu bạn đọc thì phải chú trọng hơn trong thực hiện chủ trương, chính sách về du lịch. Phản ánh quá trình phát triển du lịch địa phương, thông tin chủ trương, chính sách về du lịch địa phương vẫn là nhiệm vụ chính của phóng viên và cơ quan báo chí địa phương.

Câu 5: Theo ông (bà), điều cần lưu ý trong truyền thông quảng bá du lịch địa phương là gì?


-Trong truyền thông quảng bá du lịch địa phương, điều quan trọng cần lưu ý là phải viết đúng sự thật, không tô vẽ theo doanh nghiệp, viết một cách khách quan. Tờ báo địa phương là tờ báo chính thống trên địa bàn nên độ tin tưởng của độc giả rất cao, vì vậy khi viết thì phải viết sự thật, nghe nhiều, đa chiều. Cơ quan nhà nước về du lịch, cụ thể là trung tâm thông tin xúc tiến du lịch cần tìm đến gắn kết với báo chí nhiều hơn để thông tin cho báo chí, cùng thực hiện công tác truyền thông quảng bá du lịch.

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 3


(Dành cho lãnh đạo Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bến Tre)


Kính thưa ông Lê Văn Luông – Giám đốc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bến Tre.

Đề tài luận văn “Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên các báo điện tử của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, qua đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông, góp phần xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Mong ông vui lòng trả lời một số câu hỏi phỏng vấn sau. Nội dung phỏng vấn này chỉ được sử dụng trong phạm vi đề tài luận văn nêu trên.

Xin chân thành cảm ơn ông!


Câu 1: Chủ trương của ngành du lịch tỉnh Bến Tre trong truyền thông quảng bá du lịch như thế nào để góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị?


-Chủ trương của ngành du lịch tỉnh Bến Tre trong truyền thông quảng bá du lịch là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong phát triển du lịch. Từ đó năm 2010 tỉnh đã thành lập Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre để đồng hành cùng các doanh nghiệp du lịch trong các hoạt động liên quan đến phát triển ngành. Hiện tại việc phát triển du lịch ngày càng xác định vị trí, vai trò rõ nét hơn, các ngành các cấp nhận thức sâu hơn để góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị.

Câu 2: Truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Bến Tre thời gian qua tập trung vào những nội dung nào? Và được thực hiện bằng những hình thức, biện pháp nào?

-Truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Bến Tre thời gian qua tập trung vào nhiều hình thức. Trung tâm phối hợp cùng các doanh nghiệp du lịch tham gia xúc tiến, quảng bá thương hiệu cũng như giới thiệu về Đất và Người Bến Tre đến với công chúng trong và ngoài nước qua những ấn phẩm, những video clip, những hình ảnh, những sản phẩm, sản vật đặc trưng để tham gia các cuội Hội chợ Triển lãm, Hội nghị, hội thảo,... Những bài viết truyền thông qua các trang thông tin điện tử của tỉnh, của Sở VHTTDL, của các tỉnh liên kết, của HHDL ĐBSCL, HHDL Việt Nam, của Tổng Cục Du lịch, Các diễn đàn miễn phí trên cả nước. Các Chương trình giới thiệu du lịch trình chiếu trên nhiều kênh như: Các kênh VTV Việt Nam, HTV, VTV Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang,...

Câu 3: Ông đánh giá như thế nào đối với chất lượng và nội dung các sản phẩm báo chí truyền thông quảng bá du lịch trên báo Đồng Khởi Online thời gian qua? Ưu điểm? Hạn chế?


-Các sản phẩm báo chí truyền thông quảng bá du lịch trên báo Đồng Khởi Online thời gian qua rất ít. Báo Đồng Khởi là báo tập trung về chính trị nên tin bài không đa dạng, ít thu hút bạn đọc, việc đăng trên báo địa phương thời gian qua chỉ mới dừng lại ở một số người địa phương xem, chưa thu hút nhiều người và chưa lan tỏa cho du khách cả nước cũng như ngoài nước. Một hạn chế nữa mà thời gian qua tập trung ưu tiên tin bài viết cho phóng viên tại chỗ nên có phần cứng, không phong phú và hấp dẫn về nội dung cũng như hình thức, hạn chế bài viết,....

Câu 4: Theo ông, báo Đồng Khởi Online cần có những giải pháp nào để nâng chất lượng truyền thông quảng bá du lịch địa phương?

-Theo cá nhân tôi, việc phát triển Du lịch để trở thành ngành kinh trế mũi nhọn của tỉnh thì nên xem đây là trách nhiệm chung, là việc làm cần thiết. Do vậy để nâng chất lượng truyền thông quảng bá du lịch địa phương điều trước tiên là sự nhận thức về phát triển du lịch. Trên Báo Đồng Khởi Online cần có chuyên mục Du lịch để thu hút bạn đọc tìm hiểu nhiều hơn.

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 4


(Dành cho lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp)


Kính thưa ông Ngô Quang Tuyên – Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp

Đề tài luận văn cao học “Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên các báo điện tử của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, qua đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông, góp phần xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ


Chính trị. Mong ông vui lòng trả lời một số câu hỏi phỏng vấn sau. Nội dung phỏng vấn này chỉ được sử dụng trong phạm vi đề tài luận văn nêu trên.

Xin chân thành cảm ơn ông!


Câu 1: Chủ trương của ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp trong truyền thông quảng bá du lịch như thế nào để góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị?

-. Tỉnh chỉ đạo xúc tiến, truyền thông, quảng bá du lịch phải đi vào thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, định hướng hình ảnh, thị trường mục tiêu rõ ràng. Thông qua các kênh truyền thông truyền thống và tác dụng tích cực của mạng xã hội, gắn tuyên truyền, quảng bá du lịch với tạo dựng hình ảnh về một tỉnh Đồng Tháp tươi đẹp, mến khách, chính quyền thân thiện, kiến tạo, khởi nghiệp, người dân năng động, sáng tạo, hiền hoà, mến khách… Bước đầu cải thiện hình ảnh du lịch Đồng Tháp nói riêng, tỉnh Đồng Tháp nói chung, khẳng định vị thế du lịch của Tỉnh trong khu vực ĐBSCL và cả nước, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch và các nhà đầu tư.

Câu 2: Truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Đồng Tháp thời gian qua tập trung vào những nội dung nào? Và được thực hiện bằng những hình thức, biện pháp nào?

-Tỉnh đã tập trung truyền thông, quảng bá du lịch bằng nhiều phương thức: quảng bá thông qua hội chợ, triển lãm, sự kiện du lịch của các địa phương; quảng bá thông qua sự kiện du lịch hàng năm của tỉnh Đồng Tháp; thông qua các Pano, bảng chỉ dẫn du lịch, các brochure, tập gấp quảng bá du lịch các khu, điểm du lịch trên địa bàn; truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.


Câu 3: Ông đánh giá như thế nào đối với chất lượng và nội dung các sản phẩm báo chí truyền thông quảng bá du lịch trên báo Đồng Tháp Online thời gian qua? Ưu điểm? Hạn chế?

-Thực hiện chủ trương phát triển du lịch của tỉnh, trong thời gian qua Báo Đồng Tháp cũng như các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đã rất tích cực trong công tác truyền thông quảng bá du lịch, cho ra đời những tin, bài, những sản phẩm báo chí với chất lượng cao, nội dung phong phú, đa dạng đã góp phần truyền tải một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất đến quý đọc giả về các chỉ đạo, chủ trương của tỉnh trong công tác phát triển du lịch và đặc biệt là đã chắt lọc những gì tinh túy nhất từ các sự kiện du lịch của tỉnh, từ các hoạt động của các khu di tích, điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh truyền tải đến bạn đọc một cách sâu lắng nhất.

Câu 5: Theo ông, báo Đồng Tháp Online cần có những giải pháp nào để nâng chất lượng truyền thông quảng bá du lịch địa phương?

-Để nâng chất lượng truyền thông trong đó có truyền thông về du lịch, cơ quan báo chí cần kịp thời cập nhật xu thế phát triển của báo chí hiện đại để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thích ứng cho phóng viên như: kỹ năng biên tập từ báo in sang báo điện tử và báo hình, kỹ năng truyền thông qua mạng xã hội, thực hiện phóng sự phát thanh hiện đại, kỹ năng chụp ảnh báo chí... góp phần đào tạo đội ngũ phóng viên đa năng, sáng tạo, đáp ứng được chuyên môn nghiệp vụ trong môi trường làm báo hiện đại, từ đó có những tác phẩm báo chí chất lượng cao, góp phần truyền thông quảng bá du lịch địa phương một cách hiệu quả.

Câu 6: Giữa cơ quan báo chí và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần có sự liên kết, phối hợp như thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông quảng bá du lịch địa phương?


-Cơ quan báo chí và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là hai cơ quan có chức năng khác nhau, tuy nhiên có cùng một nhiệm vụ đó là góp phần phát triển du lịch địa phương. Với tinh thần đó, giữa cơ quan báo chí và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần có sự liên kết chặt chẽ, nhịp nhàng trong phối hợp. Về phía cơ quan quản lý nhà nước về du lịch phải chủ động cung cấp đầy đủ những thông tin chính thống về các chủ trương, chỉ đạo, các hoạt động trong lĩnh vực du lịch đến cơ quan báo chí khi có đặt hàng từ phía cơ quan báo chí. Riêng về phía cơ quan báo chí phải đăng tải những hình ảnh, tin, bài một cách nhanh chóng, chính xác, trích xuất nguồn gốc thông tin chính thống để kịp thời truyền thông, quảng bá du lịch một cách nhanh nhất trong thời buổi công nghệ số./.

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 5


(Dành cho lãnh đạo Báo Đồng Tháp)


Kính thưa ông Đinh Hữu Dũng - Tổng biên tập Báo Đồng Tháp


Đề tài luận văn “Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên các báo điện tử của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, qua đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông, góp phần xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Mong ông vui lòng trả lời một số câu hỏi phỏng vấn sau. Nội dung phỏng vấn này chỉ được sử dụng trong phạm vi đề tài luận văn nêu trên.

Xin chân thành cảm ơn ông!

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023