Giải Pháp Về Chất Lượng Sản Phẩm Báo Điện Tử


Việc tuyên truyền phải đúng tôn chỉ mục đích, phản ánh một cách khách quan, không tô hồng. Nhà báo khi viết về du lịch là không được tô hồng. Vì nếu viết không đúng sự thật thì khách du lịch đến địa phương, điểm tham quan một lần sẽ biết ngay. Từ đó ảnh hưởng đến uy tín nhà báo, uy tín tòa soạn, sâu xa hơn là ảnh hưởng đến uy tín của ngành du lịch tỉnh và lãnh đạo địa phương. Do đó, bài viết về du lịch phải vừa có mặt tích cực, nhưng cũng nêu lên những mặt hạn chế của ngành du lịch tỉnh. Qua đó, giúp các cấp lãnh đạo thấy rõ thực trạng phát triển du lịch tại địa phương để có những chỉ đạo, điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Song song đó, người làm báo phải đi sâu phân tích, phát hiện những nhân tố mới giúp ngành du lịch định hình dòng sản phẩm chất lượng. Thông tin đưa phải nhanh, gọn, mềm mại và đọc vào hiểu ngay. Hình ảnh điểm đến cần được đưa vào tin, bài trên báo điện tử nhiều hơn. Cần đầu tư hình ảnh, clip có chất lượng hơn.

3.3.4. Giải pháp về chất lượng sản phẩm báo điện tử

Để nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí về truyền thông quảng bá du lịch trên báo điện tử phù hợp với xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, cần chú ý những yếu tố như:

+ Hiệu quả của ảnh báo chí về du lịch:

Ảnh báo chí là loại ngôn ngữ truyền thông hiện đại có sức mạnh và hiệu quả truyền tải thông tin cao, nhất là đối với loại hình báo điện tử. Xu hướng của ảnh báo chí hiện nay là “Nhiều - Lớn - Cận” nghĩa là thể hiện nhiều góc độ chụp khác nhau. Lớn: kích thước ảnh trên trang báo, giao diện báo lớn. Cận: góc chụp cận, thể hiện rõ hành động, biểu cảm của nhân vật. Xu hướng này thể hiện rõ ở nhiều báo in hiện nay như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, khi kích thước ảnh chính ở trang nhất luôn chiếm hơn 50% diện tích trang. Đối với báo điện tử, hình ảnh lại càng được xem là ưu tiên hàng đầu…


Hình ảnh tĩnh bao gồm ảnh chụp và hình minh họa. Nó là thành phần được dùng nhiều và đóng vai trò quan trọng vài thành công của tác phẩm cũng như sản phẩm báo mạng điện tử. Một bức ảnh chụp đúng khoảnh khắc gắn liền với sự việc, sự kiện sẽ làm nổi bật cảm xúc, nhấn mạnh những thông tin quan trọng, có giá trị đôi khi bằng nghìn lời nói. Đối với độc giả, việc tiếp nhận thông tin qua ảnh sẽ nhanh chóng, dễ dàng và hấp dẫn hơn qua chữ viết. Chỉ cần nhìn thoáng qua bức ảnh đi kèm tin hoặc bài là người đọc có thể phần nào hình dung ra nội dung bài viết cũng như việc quyết định có nên đọc bài báo đó hay không.

“Ảnh tĩnh trên báo mạng điện tử có thể đứng độc lập, có thể kết hợp với văn bản hoặc được dùng làm đường dẫn tới các phần nội dung khác. Nó không chỉ là yếu tố làm tăng tính xác thực của các thông tin trong tác phẩm báo chí mà còn là công cụ giúp mắt người đọc được nghỉ ngơi, thoải mái hơn khi đọc những bài viết dài. Việc bố trí những bức ảnh xen kẽ một cách hợp lý giữa các khối chữ, các đoạn văn sẽ làm người đọc không cảm thấy nhàm chán, đơn điệu khi tiếp nhận thông tin” [14, tr.125].

Qua phỏng vấn nhóm công chúng, khi xem tin bài về du lịch, độc giả quan tâm đến hình ảnh nhiều hơn, nhất là hình ảnh đẹp, chất lượng cao. Việc chọn hình ảnh để sử dụng cũng cần phải phù hợp nội dung, chú ý chi tiếp, nội dung bức ảnh, tránh những chi tiết phản cảm, chú ý các thông điệp trong bức ảnh phải phù hợp nội dung thể hiện. Hình ảnh báo chí cần được chú thích ảnh rõ ràng, súc tích, đầy đủ…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

+ Sức mạnh của các video clip quảng bá du lịch:

Hầu hết các báo điện tử hiện nay đều có tích hợp mục video clip trên giao diện của website để phục vụ nhu cầu của bạn đọc. Video clip trên báo điện tử giúp cho báo điện tử cạnh tranh tốt hơn với truyền hình. Thế mạnh của các video clip trên báo điện tử là ngắn gọn, dễ chia sẻ trên mạng xã hội, tạo

Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long - 10


được sự chú ý và hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng. Theo phỏng vấn nhóm công chúng, video mang lại cảm giác chân thật, sống động, giúp độc giả nhìn thấy được phần chân thật của điểm du lịch hoặc sản phẩm du lịch.

Phát triển video clip để truyền thông quảng bá du lịch cần chú trọng vào thể loại phóng sự, trải nghiệm du lịch để đem lại sự hấp dẫn cho độc giả, phù hợp với nhóm đề tài giới thiệu điểm đến mới. Ngoài ra, báo điện tử có thể phát triển thêm hình thức phát thanh theo hướng phóng sự thực tế, có âm thanh hiện trường để khơi gợi sự liên tưởng của thính giả.

+ Ngôn ngữ kể chuyện khi viết về du lịch:

Ngày nay, người đọc rất ưa chuộng lối viết kể chuyện trong các bài báo. Theo kết quả khảo sát công chúng, hầu hết đều trả lời rằng các bài viết với lối kể chuyện, ghi lại cảm xúc, trải nghiệm của một nhân vật về điểm đến tạo cảm giác hấp dẫn hơn là những dạng bài viết miêu tả, phản ánh vấn đề thông thường. Các thể loại viết ký sự, phóng sự mang lại cảm giác nhẹ nhàng như một câu chuyện, độc giả dễ tiếp nhận.

+ Hình thức một sản phẩm báo điện tử về quảng bá du lịch:


Ngày nay, thể loại megastory - các bài viết, phóng sự ảnh “nhiều hình, ít chữ” nhưng được thiết kế, đồ họa thành từng sản phẩm có bố cục, tổng thể hoàn chỉnh, thông tin cô đọng nhưng có sức tác động rất mạnh đến người đọc. Qua khảo sát nhóm độc giả các báo điện tử cho thấy họ dễ tiếp nhận thông tin và có hứng thú du lịch hơn khi xem những bài viết theo dạng này.

Số lượng hình ảnh minh họa trong các tin, bài báo điện tử cũng cần lưu ý. Theo khảo sát độc giả, ít nhất từ 2 ảnh cho 1 tin, bài. Đối với tin, có thể sử dụng 1 – 2 ảnh, bài phản ánh vấn đề từ 2 – 3 ảnh, phóng sự, ký sự từ 3 – 4 ảnh, các phóng sự ảnh sử dụng ít nhất 5 ảnh, các ảnh phải có nội dung cụ thể.


Tăng cường sử dụng hình thức megastory, thông tin được minh họa bằng các hình ảnh, có kết hợp phần chữ một cách chọn lọc.

+ Vấn đề từ khóa trên sản phẩm báo điện tử:


Cần chú trọng đến từ chọn từ khóa trên các sản phẩm báo chí điện tử về du lịch. Sử dụng từ khóa đúng để tăng lượt đọc cho bài viết, các bài viết sẽ được xuất hiện nhiều hơn khi công chúng tìm kiếm từ khóa trên Google. Công thức từ khóa cần chú ý là “du lịch + tên địa phương” hoặc “du lịch + tên sản phẩm du lịch tiêu biểu”, “tên địa danh có điểm du lịch nổi tiếng”…

Khắc phục tình trạng gắn sai từ khóa trên bài viết hoặc bố trí tin bài về du lịch không đúng chuyên mục. Đề xuất các báo đưa chuyên mục Du lịch trở thành chuyên mục chính trên giao diện, bên cạnh các chuyên mục như Thời sự, An ninh, Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp…

+ Kết hợp nhịp nhàng giữa báo điện tử và kênh mạng xã hội:


Để nối dài hiệu quả truyền thông trên báo điện tử, các cơ quan báo chí ĐBSCL có thể kết hợp mở thêm trang mạng xã hội của đơn vị, theo dạng một Fanpage – trang mạng xã hội dành cho một tổ chức để đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin và theo dõi thông tin từ các kênh mạng xã hội của công chúng. Các tin, bài sau khi được đăng tải trên báo điện tử có thể được dẫn link và chia sẻ trên trang fanpage của cơ quan, làm tăng độ phổ quát thông tin đến với độc giả, cạnh tranh trực tiếp với thông tin từ các trang mạng xã hội của cá nhân hoặc các nhóm công chúng khác. Hiện báo Đồng Khởi cũng có tạo trang fanpage riêng của đơn vị, tuy nhiên thông tin chia sẻ trên trang fanpage còn chậm, mức độ theo dõi của công chúng không cao, mức độ tương tác hạn chế. Muốn kênh fanpage hoạt động hiệu quả cần có định hướng rõ ràng của ban


biên tập, chia sẻ loại tin nào thì thu hút độc giả quan tâm, tin nào thì cần nhiều tương tác…

+ Phát triển song ngữ Việt – Anh để báo điện tử được toàn cầu hóa:


Hiện nay ngoại trừ báo Cần Thơ có phiên bản tiếng Anh và tiếng Khmer thì hầu hết các báo điện tử khác chỉ hoạt động với ngôn ngữ duy nhất là tiếng Việt. Truyền thông đối ngoại của nước ta đang được đẩy mạnh, trong khi đó truyền thông quảng bá du lịch cũng là một hình thức truyền thông đối ngoại về hình ảnh của địa phương. Qua đó cho thấy việc phát triển bản tiếng Anh cho các báo điện tử ở địa phương là cần thiết. Cùng với chủ đề du lịch thì các thông tin khác về kinh tế - xã hội tỉnh nhà cũng rất cần được thông tin cho kiều bào ta ở nước ngoài, cho độc giả là người nước ngoài.


Tiểu kết chương 3


Sự phát triển của xã hội hiện đại đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho truyền thông nói chung, mà cụ thể là báo điện tử, nhất là báo điện tử của các tỉnh ĐBSCL, những đơn vị còn khá non trẻ trong hoạt động, vận hành loại hình báo điện tử. Xu hướng phát triển của du lịch hiện nay cũng đòi hỏi truyền thông quảng bá cần quan tâm có những giải pháp, cách thức phù hợp để truyền thông đạt hiệu quả.

Để phát triển báo điện tử phục vụ cho truyền thông quảng bá du lịch địa phương, các báo điện tử khu vực ĐBSCL cần chú trọng hơn vào nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí, bám sát các tiêu chí của loại hình báo điện tử, tiếp cận các xu hướng phát triển mới của báo chí hiện đại, nhu cầu độc giả, xu hướng tiếp cận thông tin của độc giả.

Bên cạnh đó là các giải pháp về nâng chất hạ tầng kỹ thuật, giải pháp về trình độ của nguồn nhân lực, sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp, sự điều hành, tổ chức của ban biên tập đối với truyền thông quảng bá du lịch càng cần có chiến lược phù hợp, bài bản. Hiện đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền nhưng để đạt được hiệu quả về quảng bá thì đòi hỏi các báo điện tử địa phương phải nâng chất và quan tâm hơn đến du lịch, xem đây vừa là nhiệm vụ chính trị vừa là cơ hội để phát triển tờ báo của đơn vị.

Có hai luồng ý kiến độc giả khi bàn về việc báo địa phương thì chỉ đưa thông tin quảng bá du lịch địa phương thôi hay có nên đưa thông tin về du lịch của các địa phương khác? Một thì cho rằng báo địa phương cần tập trung cho địa phương mà thôi. Hai cho rằng cũng cần đưa thông tin về du lịch các nơi khác nữa vì không chỉ có người địa phương nào đọc báo của địa phương


đó. Báo điện tử mang tầm phổ quát toàn cầu, nên việc đưa tin, bài về du lịch của các địa phương khác một cách chừng mực cũng phù hợp với yêu cầu quảng bá phát triển du lịch của nước ta. Tựu trung lại, tùy vào định hướng của mỗi đơn vị mà chọn cách thức phù hợp với mình.


KẾT LUẬN


Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua các cơ quan báo chí ở khu vực ĐBSCL đã đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá du lịch địa phương. Các kênh báo điện tử ở ĐBSCL tuy hầu hết chỉ mới hoạt động chuyên nghiệp trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây nhưng đã tạo được những bước chuyển vượt bậc. Nắm bắt xu hướng phát triển của báo chí hiện đại và cách tiếp cận thông tin của độc giả trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ quan báo chí ĐBSCL đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng cho báo điện tử, nâng chất, chuyển đổi các kênh thông tin điện tử cũ kỹ trở thành các website báo điện tử với nền tảng dữ liệu mạnh, giao diện đẹp mắt, mở rộng tương tác với độc giả, tích hợp đa phương tiện. Một số cơ quan báo chí đã đầu tư cho bộ phận báo điện tử một cách chuyên nghiệp với cả phòng thu thanh, hệ thống trang thiết bị dựng hình, trang bị máy quay phim cho phóng viên tác nghiệp. Bộ phận báo điện tử hoạt động như một tòa soạn độc lập trong lòng cơ quan báo đảng địa phương, phát triển trên nền tảng báo đảng với những đặc trưng riêng.

Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực ĐBSCL đã đạt được những hiệu quả bước đầu, góp phần phát triển du lịch của các tỉnh, thành. Các sản phẩm báo chí viết về chủ đề du lịch trên báo điện tử chủ yếu thông tin sự kiện, tuyên truyền chủ trương, chính sách của nhà nước về du lịch và phản ánh quá trình xây dựng và phát triển du lịch địa phương. Mặc dù vậy, vẫn còn một số hạn chế như: ít nội dung về giới thiệu các điểm đến, thể thức vẫn còn ảnh hưởng của thể loại báo in, ít hình ảnh và chất lượng hình ảnh chưa tốt. Bên cạnh đó, các thế mạnh khác của báo điện tử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023