Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long - 11


là video clip, phát thanh cũng chưa được khai thác hết, số lượng thực hiện còn rất hạn chế.

Thông tin về du lịch địa phương trên báo điện tử đã được độc giả đón nhận nhiều hơn, khắc phục hạn chế của báo in địa phương về tình trạng hạn chế số lượng phát hành. Từ đó, các thông tin về chủ trương, chính sách phát triển du lịch, định hướng phát triển du lịch, các mô hình, cách làm hay đã đến được với công chúng nhiều hơn, góp phần tác động đến nhận thức của công chúng về du lịch địa phương. Thông qua báo điện tử, bước đầu đạt được mục đích truyền thông quảng bá du lịch địa phương.

Sự phát triển của xã hội hiện đại đang đặt ra cho báo điện tử khu vực ĐBSCL nhiều cơ hội cũng như thách thức. Sự cạnh tranh thông tin với các thể loại báo chí truyền thống, các kênh báo điện tử khác và cả mạng xã hội đòi hỏi các báo điện tử ĐBSCL cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế của mình để nâng chất lượng và hoạt động tương xứng với sự đầu tư và vai trò đối với địa phương. Để truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử đạt hiệu quả hơn cần các giải pháp đồng bộ. Trong đó cần nâng cao trình độ, kiến thức về báo điện tử của đội ngũ nhân lực gồm phóng viên và bộ phận kỹ thuật, ban biên tập. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan báo chí với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương để thực hiện các nội dung truyền thông quảng bá du lịch phong phú, đa dạng hơn.

Một lần nữa khẳng định, báo điện tử là kênh truyền thông quảng bá du lịch địa phương hiệu quả và phù hợp nhất trong xu hướng phát triển của báo chí hiện đại. Các cơ quan báo chí khu vực ĐBSCL tiếp tục đầu tư, phát triển cho báo điện tử ngày càng chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn.


Tài liệu tham khảo

1. TS. Lê Thanh Bình (2005), Mass media và quảng cáo du lịch, Báo chí - truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã hội, tr. 104-111.

2. Các số liệu thống kê internet Việt Nam năm 2019, http://vnetwork.vn, 21/11/2019. Link: https://vnetwork.vn/news/cac-so-lieu-thong-ke-internet- viet-nam-2019

3. Đỗ Quý Doãn1 (2012), Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý nhà nước về thông tin điện tử trên internet, Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, tr. 136-153.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

4. Đỗ Quý Doãn (2012), Phát triển văn hóa và quản lý hệ thống thông tin đại chúng ở nước ta - những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, tr. 160-190.

5. MBA. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá, marketing du lịch, Nxb Giao thông vận tải.

Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long - 11

6. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2017), Báo chí - truyền thông: Những điểm nhìn từ thực tiễn (tập 3), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nxb Thông tin và truyền thông, 2018.

8. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), TS. Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.



1 Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.


9. Nguyễn Thị Thái Hà (2007), Luận văn thạc sĩ Khoa học Báo chí “Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập”, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. PGS.TS. Vũ Quang Hào (2005), Đào tạo truyền thông ở Đông Nam Á,

Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập V, tr. 26-48.


11. Hội Nhà báo Việt Nam, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (2013), Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập - Những bài học kinh nghiệm cho người làm báo, Nxb Thông tin và Truyền thông.

12. GS.TS Lê Ngọc Hùng, Vận dụng lý thuyết truyền thông và cơ chế hình thành dư luận xã hội, Website: www.dangcongsan.vn.


13. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014), Quan hệ công chúng lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. TS. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

15. PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ (2014), Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội - Định hướng phát triển và quản lý, Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập IX, tr. 15-25.

16. TS. Nguyễn Thế Kỷ (2013), Báo chí với nhiệm vụ vận động quần chúng trước yêu cầu mới, Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn, tr. 86-92.

17. TS. Nguyễn Thế Kỷ (2013), Báo chí – doanh nghiệp đồng hành và phát triển, Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn, tr. 116-122.

18. PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Báo chí truyền thông hiện đại nhìn từ lý thuyết Sử dụng và hài lòng, Website: http://nguoilambao.vn.


19 .PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Để đánh giá đúng hiệu quả truyền thông trong môi trường hội tụ truyền thông, Website: http://nguoilambao.vn.


20. Luật Báo chí (sửa đổi, bổ sung) năm 2020.


21. Luật Du lịch 2017.


22. Nguyễn Thị Lý (2017), Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Quảng bá du lịch Ninh Bình dưới góc nhìn của báo chí địa phương và báo chí trung ương”, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Khoa Marketing, Trường Đại học Marketing TP. Hồ Chí Minh, Tác động của công nghiệp 4.0 tới truyền thông marketing du lịch Việt Nam, http://khoamarketing.ufm.edu.vn. Link:https://khoamarketing.ufm.edu.vn/vi/bai-viet/tac-dong-cua-cong-nghiep- 4-0-toi-truyen-thong-marketing-du-lich-viet-nam


24. Nhật Minh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: Mua và đọc báo, tạp chí của Đảng là sinh hoạt chính trị cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên, người lao động, http://tuyengiao.vn, ngày 17/5/2019.


Link:http://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/dang-uy-khoi-doanh-nghiep-trung-uong-mua-va-doc-bao-tap-chi-cua-dang-la-sinh- hoat-chinh-tri-can-thiet-voi-moi-can-121371


25. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (chủ biên), Nguyễn Xuân Quý (dịch), Cao Tự Thanh (hiệu đính) (2001), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb Trẻ.

26. ThS. Nguyễn Sơn Minh (2014), Quản trị nguồn thông tin văn hóa trên báo điện tử Việt Nam, Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập IX, tr. 142-154.


27. PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa, Đạo đức nghề báo nhìn từ góc độ tiếp cận và xử lý thông tin, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn (tập VIII), tr.302-308.

28. Oxford, Oxford Learner’s Pocket Dictionary, Fourth Edition.


29. Nguyễn Đông Phong, Trần Thị Phương Thủy (2009), Marketing du lịch địa phương - Thực trạng và giải pháp, NXb Lao động.

30. Trần Quang, Đạo đức nghề báo, lương tâm và lòng tự trọng, Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập V, tr. 161-174.

31. Trần Quang, Lựa chọn tin tức cho báo chí, Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập V, tr. 175-182.

32. PGS.TS. Dương Xuân Sơn (2013), Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2011), in lần thứ tư, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. PGS.TS. Hoàng Văn Thành (2014), Giáo trình văn hóa du lịch, Nxb Chính trị quốc gia.

35. Võ Văn Thành (2016), Một số vấn đề văn hóa du lịch Việt Nam, Nxb Văn hóa – văn nghệ.

36. PGS.TS Vũ Duy Thông, Báo chí - Truyền bá và sáng tạo văn hóa, Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập, tr.287-294.


PHỤ LỤC


PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1


(Dành cho lãnh đạo Báo Đồng Khởi)


Kính thưa ông Lê Ngọc Hân - Tổng biên tập Báo Đồng Khởi


Đề tài luận văn “Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên các báo điện tử của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, qua đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông, góp phần xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Mong ông vui lòng trả lời một số câu hỏi phỏng vấn sau. Nội dung phỏng vấn này chỉ được sử dụng trong phạm vi đề tài luận văn nêu trên.

Xin chân thành cảm ơn ông!


Câu 1: Theo ông, trong truyền thông quảng bá du lịch địa phương, cơ quan báo chí có vai trò như thế nào và cần làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ này?

-Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre, Báo Đồng Khởi có nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, phổ biến nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sâu rộng đến các tầng lóp cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh nhà.

Cùng với việc thông tin tổng quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua Báo Đồng Khởi dành nhiều chuyên trang, chuyên mục truyên truyền, quảng quá về du lịch địa phương theo Kế hoạch số 4573/KH- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình hành


động số 22-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Có thể nói, Báo đã trở thành một trong những kênh thông tin chủ yếu để truyền thông, quảng bá cho du lịch địa phương.

Câu 2: Ban lãnh đạo Báo Đồng Khởi chủ trương thực hiện công tác truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử như thế nào? Tập trung vào những nội dung nào?

-Với chức năng nhiệm vụ được giao, ngay từ ban đầu Báo Đồng Khởi đã nhập cuộc, du lịch được xác định một trong những mảng đề quan trọng, thường xuyên và định kỳ đưa vào đề cương trên báo in và báo điện tử. Đặc biệt là đối với báo điện tử có ưu thế chuyển tải được nhiều loại hình, thông tin cập nhật nhanh chóng và liên tục, đề tài du lịch được khai thác, tuyên truyền đậm nét, với nhiều bài viết, hình ảnh, video, xây dựng chuyên mục “Khám phá” giới thiệu về quê hương. Chủ đề tuyên truyền bám sát theo định hướng chung của tỉnh, đó là tập trung du lịch sinh thái và truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng của địa phương.

Câu 3: Ông đánh giá như thế nào về chất lượng các sản phẩm báo chí về truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo Đồng Khởi Online thực hiện trong thời gian qua? Ưu điểm? Hạn chế?

- Nhờ bám sát chủ trương đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, Ban biên tập đã chủ động tập trung thông tin tuyên truyền, phân công phóng viên phụ trách, kịp thời phản ánh các hoạt động du lịch trên địa bàn. Bên cạnh thông tin thời sự, đã có nhiều bài viết chuyên sâu, khai thác các mảng đề tài về đất và người Bến Tre. Ngoài đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, Báo đã chủ động phỏng vấn, đặt bài các chuyên gia, nhà quản lý, các đồng chí lãnh đạo tỉnh


tham gia viết bài giới thiệu, quảng bá, chia sẻ những nét độc đáo, trải nghiệm hoạt động du lịch địa phương...

Từ đó, các sản phẩm báo chí về truyền thông, quảng báo du lịch địa phương trên Báo Đồng Khởi điện tử đã tạo hiệu ứng tích cực, thể hiện qua việc có bài viết với hàng ngàn lượt xem, chia sẻ và bình luận. Cũng chính thông qua kênh tuyên truyền này, đã có nhiều doanh nghiệp, công ty kinh doanh trên lĩnh vực du lịch có nhu cầu quảng bá, giới thiệu với du khách về hoạt động của đơn vị mình, bước đầu đã mang lại nguồn thu cho Báo Đồng Khởi

Câu 4: Những định hướng trong thời gian sắp tới của đơn vị trong phát triển báo điện tử nói chung và thực hiện truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử như thế nào?

-Thời gian tới, định hướng phát triển cơ quan báo chí theo Kế hoạch số 2447/KH-UBND ngày 23-5-2019 của UBND tỉnh về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2025. Đầu tư, phát huy hiệu quả của báo mạng điện tử, xây dựng trang tiếng nước ngoài, để tăng cường thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước đến với cộng đồng quốc tế./.

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2


(Dành cho phóng viên phụ trách mảng du lịch)


Kính thưa bà Trần Thạch Thảo – Phóng viên phụ trách mảng du lịch Báo Đồng Khởi

Nhằm thực hiện đề tài luận văn “Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, tôi cần ý kiến chuyên môn của bà trong quá trình phụ trách mảng du lịch trên báo Đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023