Cơ Hội Của Báo Điện Tử Địa Phương Trong Bối Cảnh Mới


chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong hoạt động thông tin tuyên truyền nên nguồn tin được đảm bảo về độ tin cậy, khả năng khai thác các khía cạnh của vấn đề phát triển du lịch của địa phương được thuận lợi hơn, trong đó đề cao tính khách quan, minh bạch của báo chí.

Vận dụng lý thuyết truyền thông “Sử dụng và hài lòng” để đánh giá chất lượng và tính hiệu quả của truyền thông quảng bá du lịch trên báo điện tử được khảo sát có thể thấy kết quả phỏng vấn các nhóm công chúng về chất lượng của truyền thông quảng bá du lịch trên các báo điện tử được khảo sát cho nhận xét như sau:

- Về hình thức website các báo điện tử hầu hết đều có tính thẩm mỹ, mang đặc trưng riêng của mỗi địa phương nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu cần thiết của website báo điện tử: thông tin dễ tìm, chú trọng hình ảnh nhiều, có tích hợp video, phát thanh, có mục bình luận, tìm kiếm thông tin, thông tin về cơ quan báo chí, đơn vị chủ quản, người chịu trách nhiệm thông tin. Theo kết quả phỏng vấn nhóm độc giả báo Đồng Khởi Online 5/5 người được phỏng vấn cho rằng giao diện của báo có tính thẩm mỹ. Kết quả phỏng vấn nhóm độc giả báo Cần Thơ Online 7/7 người được phỏng vấn trả lời rằng giao diện của báo bắt mắt, thân thiện với người dùng. Kết quả phỏng vấn nhóm độc giả báo Đồng Tháp Online, 6/6 người được phỏng vấn trả lời rằng giao diện báo tương đối ổn, thiết kế đẹp hơn trước và tương thích với nhiều thiết bị di động.

- Bám sát chủ trương đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, Ban biên tập chủ động tập trung thông tin tuyên truyền, phân công phóng viên phụ trách mảng du lịch, kịp thời phản ánh các hoạt động du lịch tại địa phương. Bên cạnh thông tin thời sự, đã có nhiều bài viết chuyên sâu, khai thác các mảng đề tài về đất và người địa phương. Theo kết quả phỏng vấn các nhóm độc giả cho


thấy, đối với nhu cầu tìm hiểu thông tin vể chủ trương, chính sách phát triển du lịch địa phương, họ đã được đáp ứng theo nhu cầu.

Qua kết quả thống kê về các sản phẩm báo chí trên báo điện tử được khảo sát có thể thấy, mặc dù chiếm đa số về các bài viết tuyên truyền chủ trương, chính sách, phản ánh quá trình xây dựng và phát triển du lịch thì các báo điện tử được khảo sát cũng đã có những sản phẩm báo chí với nội dung viết về giới thiệu các sản phẩm du lịch địa phương, giới thiệu, quảng bá hình ảnh điểm đến, các giá trị văn hóa lịch sử, du lịch của địa phương. Điều này cũng đã góp phần quảng bá cho du lịch của địa phương, thúc đẩy du lịch phát triển.

Nhìn chung các sản phẩm báo chí về du lịch địa phương trên các điện tử đã tạo hiệu ứng tích cực, thể hiện qua việc có bài viết với hàng ngàn lượt xem, chia sẻ và bình luận. Cũng chính thông qua kênh tuyên truyền này, đã có nhiều doanh nghiệp, công ty kinh doanh trên lĩnh vực du lịch có nhu cầu quảng bá, giới thiệu với du khách về hoạt động của đơn vị mình, bước đầu đã mang lại nguồn thu cho các báo. Hiệu quả của thông tin truyền thông quảng bá trên báo chí cũng góp phần trong thu hút du khách đến với địa phương. Theo số liệu của Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bến Tre có dẫn chứng, lượng khách đến du lịch Bến Tre tăng dần hàng năm, bình quân từ 13 - 15% so với cùng kỳ. Nếu nhìn lại ở năm 2010, lượng khách về với Bến Tre là 560 ngàn lượt thì đến năm 2019 đã đạt trên 1,8 triệu lượt khách.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hạn chế chủ yếu của các báo điện tử chính là thiên về khía cạnh “tuyên truyền” hơn là truyền thông quảng bá. Qua khảo sát, thống kê và kết quả phỏng vấn nhóm công chúng cho thấy chất lượng các tin bài viết tuy có chiều sâu, mang tính thời sự nhưng chưa sinh động, thông tin về giới thiệu các điểm du lịch còn hạn chế, mức độ cập nhật


Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long - 7

tin bài quá ít so với những chuyên mục khác của báo. Vị trí chuyên mục Du lịch trên các báo điện tử chưa được bố trí ở giao diện chính của website nên chưa thu hút được sự quan tâm hay tìm kiếm thông tin của độc giả.

Các tin bài mang tính tuyên truyền nhiều nên cũng còn sự khô khan, chưa có nhiều các bài viết mang tính giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch, trải nghiệm điểm đến du lịch. Nội dung tin bài còn thiên về phân tích, phản ánh, sản phẩm chưa thu hút độc giả. Hình thức chưa bám sát tiêu chuẩn của báo điện tử mà vẫn chủ yếu ảnh hưởng phong cách của báo in (nhiều chữ, chỉ có 1 hoặc 2 hình minh họa), chưa khai thác hết các thế mạnh của báo điện tử (đa phương tiện), chủ yếu còn tình trạng cập nhật từ báo in lên báo điện tử. Qua khảo sát phỏng vấn các nhóm độc giả về vấn đề này như sau: nhóm độc giả báo Cần Thơ Online cho rằng: “Nội dung về văn hóa, du lịch trên báo còn đơn giản, chưa thật sự thu hút, chưa đủ để độc giả có thể tham khảo thông tin để tìm hiểu về du lịch của địa phương; chất lượng hình ảnh còn hạn chế”; nhóm độc giả báo Đồng Khởi Online cho rằng: “Cần thêm nhiều các tin, bài, ảnh giới thiệu về sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch thì sẽ hấp dẫn hơn”; nhóm độc giả báo Đồng Tháp Online cho rằng: “Cần thêm các sản phẩm báo chí về du lịch trên báo điện tử theo hình thức ảnh, loạt ảnh, video vì sẽ dễ đọc và thú vị hơn”.

Bên cạnh đó, vấn đề “từ khóa” trên các sản phẩm báo chí về du lịch trên các báo điện tử được khảo sát cũng còn hạn chế. Kết quả phỏng vấn nhóm độc giả các báo điện tử được khảo sát như sau: nhóm độc giả báo Cần Thơ Online cho rằng: “Khó tìm kiếm thông tin trên báo điện tử, các nội dung đã đăng tải trước đó khó tìm lại”. Còn xảy ra tình trạng bố trí bài viết về du lịch trên các chuyên mục khác như Kinh tế, Xã hội, Văn hóa nói chung. Việc này gây ra khó khăn cho độc giả khi tìm kiếm thông tin về du lịch trên báo điện tử.


Đối với một số đơn vị báo chí, việc gắn từ khóa không chính xác, hoặc gắn từ khóa không gắn với tên địa danh nên không có giá trị trong quảng bá du lịch địa phương. Phân tích về vấn đề này có thể thấy, nếu tra cứu trên trang tìm kiếm Google với từ khóa “du lịch Bến Tre” hay “travel Ben Tre”, xuất hiện các kết quả giới thiệu về từng điểm đến riêng lẻ, hoặc các đơn vị lữ hành riêng lẻ, nhất là nằm ở tốp đầu kết quả tìm kiếm lại không có sự hiện diện của kênh truyền thông nào mang tính tổng quan về du lịch tỉnh. Tương tự với việc tìm kiếm các hình ảnh về du lịch Bến Tre theo cách thực hiện như trên, cũng chưa có được những hình ảnh đủ hấp dẫn.

Nguyên nhân của hạn chế có thể thấy là do các yếu tố sau:


Thứ nhất, do cách quản lý, điều hành hoạt động báo điện tử của các ban biên tập cũng còn bất cập như: cập nhật chậm, thực hiện chưa nhiều, chưa liên tục, chưa bài bản, các đơn vị còn chưa rõ ràng trong điều hành hoạt động cũng như triển khai thực hiện các bài viết cho báo điện tử, phóng viên chưa đầu tư cho sáng tác tác phẩm báo chí điện tử.

Thứ hai, đội ngũ làm báo điện tử còn thiếu về nhân sự, hạn chế về năng lực. Chưa có đủ nguồn kinh phí phục vụ cho công tác truyền thông quảng bá du lịch trên báo chí địa phương. Ví dụ, báo Đồng Khởi có chuyên mục Mỗi tuần một điểm đến trên báo in để giới thiệu các điểm đến nhưng trên báo điện tử lại không thể hiện chuyên mục này. Phóng viên Trần Thạch Thảo – Báo Đồng Khởi cho biết: “Nội dung chuyên mục Mỗi tuần một điểm đến không được đưa lên báo điện tử thường xuyên, chưa có chính sách đăng vì liên quan đến chi phí quảng cáo, trong khi nhu cầu hiện nay của doanh nghiệp cũng như bạn đọc là tin trên báo điện tử. Đây cũng là hạn chế của báo trong thực hiện”.

Thứ ba, công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp du lịch và cơ quan báo chí có nơi chưa chặt chẽ. Các hoạt động


xúc tiến, quảng bá du lịch ở tỉnh thì nguồn kinh phí có phần hạn chế, báo Đồng Khởi không có thực hiện chuyên mục riêng về quảng bá du lịch cho nên các bài viết về quảng bá du lịch cũng ở mức độ phản ánh chính sách, quá trình phát triển du lịch, thông tin sự kiện là chủ yếu (thực hiện theo chức năng nhiệm vụ). Đối với các bài viết giới thiệu điểm đến thiên về quảng cáo, quảng bá thì mang tính riêng cho doanh nghiệp thì cần thực hiện hợp đồng tuyên truyền có thu theo đúng quy định. Trong khi ở các báo khác như Đồng Tháp hay Cần Thơ thì cơ quan báo chí địa phương là một phần trong ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh, truyền thông quảng bá du lịch trở thành một trong nhiệm vụ chính của báo. Cơ quan báo chí cũng chưa mạnh dạn mời gọi quảng cáo trong lĩnh vực du lịch, hoặc có mời gọi nhưng vì chưa đủ hấp dẫn nên doanh nghiệp ít chịu thực hiện.


Tiểu kết chương 2


Truyền thông quảng bá du lịch được xem là một trong các nhiệm vụ chính trị của các cơ quan báo chí địa phương khu vực ĐBSCL. Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, các cơ quan báo chí địa phương ĐBSCL đẩy mạnh hoạt động truyền thông quảng bá du lịch trên báo chí, nhất là khai thác thế mạnh của báo điện tử, vốn là loại hình báo chí đa phương tiện, phù hợp với xu thế phát triển của báo chí hiện đại, cách thức tiếp cận thông tin của độc giả trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cơ bản, các đơn vị đã đảm bảo cung cấp thông tin cho độc giả về các vấn đề của du lịch địa phương, tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển du lịch, làm thay đổi tư duy, nhận thức của cộng đồng về du lịch, thông tin kịp thời các vấn đề, sự kiện về du lịch của địa phương. Nỗ lực và thay đổi của các cơ quan báo chí địa phương ở ĐBSCL đã góp phần hiệu quả vào quá trình phát triển của ngành du lịch mỗi địa phương, giúp cho công chúng biết đến nhiều sản phẩm du lịch, các điểm du lịch của địa phương. Qua công tác truyền thông quảng bá du lịch, hình ảnh của địa phương cũng được truyền tải đến với cộng đồng, cũng như các nhà đầu tư, góp phần kích thích phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tuy nhiên đánh giá chung cho thấy cách thực hiện của mỗi đơn vị khác nhau, số lượng tin, bài cập nhật chưa được thường xuyên, hình thức cũng chưa phong phú và còn mang nhiều đặc điểm của thể loại báo in, ít hình ảnh và các loại video, phát thanh, chất lượng tin bài còn hạn chế, chưa thu hút độc giả. Nguyên nhân là do định hướng tuyên truyền riêng của mỗi đơn vị cũng như mức độ tham gia của cơ quan báo chí vào truyền thông vào công tác quảng bá du lịch ở địa phương. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác như chất lượng hạ tầng kỹ thuật của mỗi website, năng lực của phóng viên phụ trách,


phương pháp của ban biên tập, bộ phận kỹ thuật cũng còn hạn chế. Một số yếu tố khách quan khác cũng tác động tới chất lượng các sản phẩm báo chí về quảng bá du lịch như: nguồn kinh phí, việc hợp tác làm công tác truyền thông với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp…

Để phát huy ưu thế của thể loại báo điện tử trong truyền thông quảng bá du lịch địa phương, các cơ quan báo chí ở khu vực ĐBSCL càng cần có những giải pháp củng cố lại quy trình tổ chức sản xuất cũng như có những định hướng để phát triển xa hơn, phù hợp với xu thế hiện đại.


Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ KHU VỰC ĐBSCL

3.1. Cơ hội của báo điện tử địa phương trong bối cảnh mới


Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ tới các quốc gia trên thế giới, nền kinh tế toàn cầu phát triển theo hướng trở thành nền kinh tế tri thức và kinh tế số. Khoa học công nghệ phát triển nhanh, mạnh, internet chi phối trực tiếp đến lối sống của con người, làm thay đổi thói quen sống của con người, nhất là trong cách tiếp cận thông tin. Điều này đặt ra những cơ hội cũng như thách thức cho nền báo chí hiện đại. Trong đó, báo điện tử được xem là loại hình báo chí có nhiều yếu tố thuận lợi để nắm bắt những cơ hội này và phát triển.

Ngành du lịch hiện đang cũng chuyển động và hình thành những xu hướng mới mà trong đó du lịch bền vững, du lịch trực tuyến sẽ tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trong việc phát triển du lịch gắn với phương thức quản lý phù hợp. Ở nước ta, ngành du lịch là một trong những ngành được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, quản trị thông minh. Truyền thông quảng bá du lịch đang là chủ trương của quốc gia và của nhiều địa phương trong khu vực, chính vì vậy, báo điện tử cần xem đây là cơ hội để phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động. Đồng thời đây cũng là cơ hội để các cơ quan báo chí tự làm mới mình, thay đổi và hoàn thiện hơn. Ông Đinh Hữu Dũng – nguyên Tổng biên tập Báo Đồng Tháp nhận định: “Các báo đảng địa phương nếu tiếp tục phát huy tuyên truyền về du lịch thì chủ đề và nội dung sẽ không bị nhàm chán, bên cạnh đó cần biết cách đổi mới để tạo được sự hấp dẫn cho người đọc. Báo điện tử là thể loại đa phương tiện, là phương thức giúp bạn đọc dễ tiếp cận thông tin nhất hiện nay. Đây là thuận lợi của báo điện tử, cũng là cơ hội mới mở ra cho báo chí”.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí