chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước.
Có thể nhận thấy rằng việc nghiên cứu Chương 3 được thực hiện trên cơ sở những kết quả nghiên cứu vấn đề lý luận tại Chương 1 và thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM ở Chương 2. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu ở Chương 3 cũng đã minh chứng rằng các kết luận ở Chương 1 và Chương 2 là phù hợp với những mâu thuẫn, bất cập đang cần được giải quyết trên thực tế. Sau khi nghiên cứu Chương 3, tác giả nhận thấy những kết quả đã đạt được cụ thể như sau:
Thứ nhất, tác giả luận án đã phân tích một cách có hệ thống các yếu tố mang tính định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM. Mặc dù nếu không có các kết luận quan trọng ở Chương 1 và Chương 2 thì sẽ không có cơ sở để xây dựng các kiến nghị hoàn thiện ở Chương 3. Song nếu như thiếu đi những định hướng quan trọng có thể dẫn đến việc hoàn thiện pháp luật theo hướng chủ quan, duy ý chí, đi lệch với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Thứ hai, từ việc nghiên cứu các định hướng hoàn thiện pháp luật, tác giả đã xây dựng được hệ thống các kiến nghị chung nhằm hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM. Các kiến nghị này tập trung vào việc điều hoà các mâu thuẫn giữa các quy định của BLDS và LTM, khắc phục những điểm bất cập trong quy định của LTM và bổ sung một số quy định mới cần thiết cho việc giải quyết triệt để các vấn đề về TNBTTH do vi phạm HĐTM trên thực tế.
Thứ ba, ngoài các kiến nghị chung nhằm, tác giả đã xây dựng được nhóm các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM. Nhóm giải pháp này tập trung vào việc kiến nghị sửa đổi quy định liên quan đến các loại thiệt hại được bồi thường trong cả BLDS và LTM; về thoả thuận liên quan đến mức bồi thường; về nghĩa vụ hạn chế tổn thất; về mối quan hệ giữa chế tài BTTH và phạt vi phạm trong BLDS năm 2015.
Thứ tư, trên cơ sở những đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật ở Chương 2, tác giả đã xây dựng được hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM. Các giải pháp này tập trung vào việc nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp ở cả Toà án và Trọng tài thương mại, xây dựng các án lệ có liên quan, và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật thương mại nói chung, pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM nói riêng.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Nhằm Đảm Bảo Tính Toàn Diện, Khoa Học Và Phù Hợp Với Thực Tế
- Nhóm Giải Pháp Cụ Thể Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại
- Nhóm Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thực Thi Pháp Luật Về Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Sau khi nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam” trong khuôn khổ Luận án Tiến sĩ luật học, cho phép rút ra một số kết luận sau đây:
1. Trong hoạt động thương mại, vi phạm hợp đồng là điều khó tránh khỏi và điều đó tất yếu dẫn đến hậu quả là bên vi phạm hợp đồng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại, nếu việc vi phạm đó đã gây ra hậu quả thiệt hại có thể xác định được đối với bên bị vi phạm. Thực tế cho thấy, mặc dù hiện nay, pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại đã có nhiều tiến bộ so với trước đây, song do những biến động của đời sống kinh tế, xã hội cùng như quá trình hội nhập quốc tế, nên một số quy định hiện hành của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại đã bộc lộ những điểm hạn chế, bất cập, cần được nghiên cứu để hoàn thiện.
2. Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật thương mại của các quốc gia trên thế giới. Việc áp dụng các quy định này vào giải quyết các tranh chấp có liên quan sẽ dẫn đến những tác động tích cực và tiêu cực đối với lợi ích của các bên trong quan hệ tranh chấp. Điều này xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng là quan hệ về quyền và lợi ích của các bên luôn đối lập nhau. Do đó, việc hiểu và áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại là vấn đề quan trọng, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Trên thực tế, việc hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ nói chung, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng chưa có sự thống nhất. Do đó, việc áp dụng còn có sự khác biệt, mâu thuẫn, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Chính vì vậy, một lần nữa khẳng định việc nghiên cứu đề tài Luận án “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam” là cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
3. Qua quá trình nghiên cứu, Luận án đã giải quyết được các vấn đề lý luận cơ bản nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại. Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận, luận án cũng đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng thương mại. Từ những nghiên cứu đó, tác giả đã chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng. Trên cơ sở những bất cập, hạn chế đã chỉ ra, luận án đã đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thực sự có giá trị. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho quá trình lập pháp và thực thi pháp luật trên thực tiễn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị.
2. Bộ luật Dân sự năm 2005.
3. Bộ luật Dân sự năm 2015.
4. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
5. Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2020.
7. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
8. Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
9. Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế năm 1989.
10. Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/02/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
11. Bộ nguyên tắc Unidroit.
12. Công ước CISG.
13. Công ước Viên.
14. Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp.
B. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
15. Vũ Thị Lan Anh (2019), “Pháp luật về hợp đồng thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, Pháp luật kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Khoa Pháp luật kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tr.213-233.
16. Dư Ngọc Bích, Góp ý điều khoản phạt hợp đồng và mối liên hệ với bồi thường thiệt hại trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), đăng trên trang điện tử của Tạp chí Dân chủ và pháp luật (http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay- dung-phap-luat.aspx?ItemID=186).
17. Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (2017, đồng chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
18. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình luật hợp đồng Việt Nam – Phần chung,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Đinh Văn Cường (2016), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại
theo pháp luật thương mại hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Dung (2001), Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Trương Văn Dũng (2003), Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
22. Nguyễn Thành Duy (2016), Vì sao vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” bị hủy án để giải quyết lại, http://vksnd.gialai.gov.vn/index.php/news/Cong-to-Kiem-sat/Kinh-nghiem- phat-hien-vi-pham-qua-vu-an-Tranh-chap-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-bi- huy-an-de-giai-quyet-lai-524/, truy cập ngày 15/9/2019.
23. Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đỗ Văn Đại (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (tập
2), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tr.346
26. Đỗ Văn Đại (2017), Các biên pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Minh Đoan (2000), Bàn thêm về cơ cấu của quy phạm pháp luật, Tạp chí Luật học, số 3.
28. Bùi Thị Thanh Hằng (2018), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
29. Phan Huy Hồng (2010), Nguyên tắc lỗi trong pháp luật thương mại Việt Nam ,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, (số 11).
30. Nguyễn Văn Hợi, Sự không thống nhất trong quy định về hợp đồng giữa Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 02+03 (402+403) tháng 2/2020.
31. Ngô Mạnh Hùng (2015), Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
33. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt
Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
34. Nguyễn Thị Khế (2008), “Một số ý kiến liên quan đến các quy định về chế tài trong thương mại theo quy định của Luật Thương mại”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, (số 1), tr.43-46.
35. Bùi Thị Khuyên (1997), “Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế theo pháp luật hiện hành của Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
36. Hoàng Thế Liên (chủ biên, 2010), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005
(tập II), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Phan Thuỳ Linh (2016), Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại dưới góc độ so sánh pháp luật Việt Nam và Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
38. Võ Sỹ Mạnh (2013), “Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng theo quy định của Luật Thương mại 2005”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 08 (304).
39. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam Dân luật lược khảo (quyển II – Nghĩa vụ và khế ước), Nxb Sài Gòn, Sài Gòn.
40. Nguyễn Thị Hằng Nga (2006), “Về việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại vào thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại”, Tạp chí Tòa án Nhân dân (số 09).
41. Nguyễn Như Phát, Lê Thị Thu Thủy (2009), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an Nhân dân.
42. Trịnh Khánh Phong (1975), Tìm hiểu dân luật Việt Nam, Nhà máy in Tiến bộ -
Hà Nội.
43. Hoàng Thị Hà Phương (2012), Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
44. Hoàng Thị Lan Phương (2014), Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
45. Phùng Thị Phương (2019), “Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng”, Tạp chí Toà án (điện tử), Hà Nội, đăng ngày 08/3/2019 (https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-van-de-ve-boi-thuong-thiet-
hai-do-vi-pham-hop-dong (truy cập ngày 20/4/2019).
46. Quách Thúy Quỳnh (2005), Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
47. Dương Anh Sơn (2005), “Thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 3);
48. Đoàn Văn Thắng (2017), Chuyên đề Thực trạng, giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng kiểm sát giải quyết án kinh doanh thương mại, lao động.
49. Thái Vĩnh Thắng, Tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật qua Bộ luật Dân sự Napoleon 1804, http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/472, truy cập ngày 5/10/201
50. Nguyễn Minh Tuấn (2016, chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
51. Nguyễn Thị Hồng Trinh (2009), “Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại Quốc tế qua luật thương mại Việt Nam, Công ước CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22, Hà Nội.
52. Nguyễn Viết Tý (2002), Hoàn thiện pháp luật thương mại trong điều kiện có Bộ luật Dân sự, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
53. Vũ Đức Vinh (1997), Đổi mới và hoàn thiện trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế trong điều kiện mới, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
54. Lê Thị Yến (2013), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
55. Bộ Công Thương (2015), Tổng hợp ý kiến Hội thảo tổng kết thực hiện thi hành Luật Thương mại 2005, http://viac.vn/luat-thuong-mai:-nen-sua-doi-hay-khai- tu-a463.html, truy cập ngày 5/10/2019.
56. Đặc san Tuyên truyền pháp luật 03/2013, “Sơ lược pháp luật về hợp đồng tại Việt Nam”, Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, tr.65.
57. Nhà Pháp luật Việt-Pháp (2011), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
58. Phòng Thương mại và Công nghiệp (2007), Các quyết định trọng tài Quốc tế
chọn lọc, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
59. Tòa án nhân dân tối cao, Trang Thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án.
60. Tòa án nhân dân Tối cao, Án lệ số 09/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao.
61. Tòa án nhân dân Tối cao, Quyết định số 02/2008/KDTM-GĐT ngày 10/1/2008 của Hội đồng Thẩm phán.
62. Tòa phúc thẩm - Tòa án nhân dân Tối cao tại Hà Nội, Bản án phúc thẩm số
214/2007/KTPT ngày 5/11/2007.
63. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bản án sơ thẩm số 115/2010/KDTM - ST ngày 21/1/2010.
64. Tòa án nhân dân Huyện Mỹ Hào – Hưng Yên, Bản án sơ thẩm số
01/2013/KDTM-ST ngày 23/1/2013.
65. Tòa án nhân dân quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Bản án sơ thẩm số
01/2013/KDTM-ST ngày 01/11/2013.
66. Tòa án nhân dân quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, Bản án sơ thẩm số
14/2014/KDTM-ST ngày 11/7/2014.
67. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011- 2016 của TAND thành phố Hà Nội, số 497/BC-VP.
68. Tòa án nhân dân Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Bản án sơ thẩm số
100/2016/KDTM-ST ngày 10/11/2016.
69. Tòa án nhân dân quận 1 – TP. Hồ Chí Minh, Bản án sơ thẩm số
10/2018/KDTM-ST ngày 09/1/2018.
70. Tòa án nhân dân quận Gò Vấp – TP. Hồ Chí Minh, Bản án sơ thẩm số
37/2018/KDTM-ST ngày 5/7/2018.
71. Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh, Bản án phúc thẩm số: 07/2018/KDTM-PT ngày 3/11/2018.
72. Trường Đại học Luật Hà nội (2004), Giáo trình Luật Kinh tế (tập I), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
73. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Bộ luật Dân sự Đức – Chế định nghĩa vụ,
Nxb Lao động, Hà Nội.
74. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập II),