Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư - 2

I. CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI


1.1. XẠ ĐEN


1.1.1. Về thực vật

1.1.1.1. Tên khoa học, tên thường gọi, tên địa phương

Tên khoa học: Celastrus hindsii Benth et Hook, Họ: Celastraceae (Dây gối) [5]

Tên thường gọi: Xạ đen, cây dây gối Ấn Độ, thanh giang đằng. [5]


1 1 1 2 Đặc điểm thực vật H nh 1 Xạ đen Nguồn Internet Xạ đen thuộc loại cây 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.



1.1.1.2. Đặc điểm thực vật

H nh 1: Xạ đen (Nguồn: Internet)

Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, thân cây dạng dây dài từ 3-10m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh.

Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục xoay ngược, dài 7-12cm, rộng 3-5cm thường có 7 cặp gân phụ, bìa có răng thấp, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 – 7mm.

Chùm hoa ở ngọn hay nách lá, dài 5-10cm, cuống hoa 2-4mm, hoa mẫu 5 cánh, cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô.

Quả hình trứng, dài 1cm, khi chín có màu vàng và tách ra thành 3 mảnh, hạt có áo hạt màu đỏ hồng.

Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 8-12. [5]

1.1.1.3. Phân bố, số loài cây này thuộc chi

Cây mọc ở vùng thấp với độ cao 1000-1500m. Phân bố ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar.

Ở Việt Nam, cây Xạ đen Châu Âu (Celastrus hindsii) rất hiếm gặp trong tự nhiên. Phân bố rải rác ở Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, vườn quốc gia Cúc Phương, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên…[51]

1.1.1.4. Bộ phận dùng

Lá, rễ, thân, vỏ cây. [5]

1.1.1.5. Thời điểm thu hái

Cây xạ đen từ lúc trồng đến lúc thu hoạch mất khoảng 6 tháng. Cứ khoảng 6 tháng xạ đen lại cho thu một lần, một năm xạ đen sẽ cho thu hoạch 2 lần. [5]

1.1.1.6. Vị thuốc

Thông kinh, lợi tiểu, giải nhiệt: 15g xạ đen, 12g kim ngân hoa. Dùng các vị thuốc đã phơi khô đem sao vàng rồi hãm như nước chè. Uống hết thuốc trong ngày. [55]

Tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng: 15g xạ đen, 15g giảo cổ lam và 15g nấm linh chi. Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc và sắc uống hàng ngày. [5]

Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: 50g xạ đen, 30g cà gai leo và 10g mật nhân. Cho tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi cho vào nấu cùng với khoảng 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Dùng uống thay nước hàng ngày.[5]

1.1.2. Về hóa học

1.1.2.1. Tóm tắt


Xạ đen cũng như nhiều loại cây khác thuộc họ Celastraceae rất giàu các hợp chất như alkaloids, sesquiterpenes, diterpenes, triterpen, glycoside tim và flavonoid; các hợp chất này thể hiện tác dụng diệt khuẩn và chống ung thư in vitro.

1.1.2.2. Chi tiết

Các polyphenol:

Ly và cộng sự đã tiến hành chiết xuất và phân lập được từ dịch chiết Methanol 50% từ lá của loài Celastrus hindsii Benth. Kết quả thu được 8 hợp chất polyphenol gồm rutin, kaempferol 3-rutinoside, axit rosmarinic, axit lithospermic và axit lithospermic B, và ba oligome mới của axit rosmarinic, một dimer và hai trimers. Đây đều là các chất có khả năng chống oxi hóa rất tốt.


Các sesquiterpene và triterpene Từ thân cây loài Celastrus hindsii Benth Hui Chi HUANG cùng 2

Các sesquiterpene và triterpene:


Từ thân cây loài Celastrus hindsii Benth, Hui-Chi HUANG cùng nhóm nghiên cứu đã xác định các estar agarofuran sesquiterpene, 1b, 2b, 6a, 15b- tetracetoxy-8b, 9a-dibenzoyloxy-b-dihydroagarofuran (celahin D) , emarginatine

E. Ba triterpen được xác định gồm loranthol, lupenone và friedelinol.



Bốn hợp chất triterpene mới celasdin A 14 celasdin C 15 celasdin B 16 và cytotoxic 3


Bốn hợp chất triterpene mới, celasdin-A (14), celasdin-C (15), celasdin-B

(16) và cytotoxic maytenfolone-A, được phân lập từ Celastrus hindsii. Đánh giá sinh học cho thấy maytenfolone -A có khả năng kháng tế bào ung thư gan (HEPA-2B, EDs0 = 2.3 zg/ml) và ung thư biểu mô vòm họng (KB, EDs0 = 3,8 g/ml – 1). Celasdin-B đã được tìm thấy đã thể hiện khả năng ức chế sao chép HIV hoạt động trong các tế bào lympho H9 với ECs0 là 0,8 zg/ml. [29]


Nghiên cứu hóa học của Celastrus hindsii đang phát triển ở Việt Nam đã dẫn 4


Nghiên cứu hóa học của Celastrus hindsii đang phát triển ở Việt Nam đã dẫn đến phân lập và làm sáng tỏ cấu trúc của axit glucosyringic, lup-20 (29) - ene-3β, 11β-diol, lup-20 (29) -ene-3-one (lupenone) và lup-5,20 (29) -diene-3- one.

Theo Lou và cộng sự trong loài Celastrus hindsii Benth có các triterpenoids loại oleanane 5

Theo Lou và cộng sự, trong loài Celastrus hindsii Benth có các triterpenoids loại oleanane (1- 2) mới và một diterpenoid loại podocarpane mới,

cùng với 20 hợp chất đã biết (5 -24 ) được phân lập từ thân cây Celastrus hindsii. Ngoài ra, tất cả các hợp chất được đánh giá cho các hoạt động chống vi rút in vitro của chúng chống lại vi rút hợp bào hô hấp (RSV) bằng các xét nghiệm giảm hiệu ứng tế bào (CPE). Các hợp chất 7, 10, 11, 19 và 24 thể hiện hoạt động chống RSV rõ ràng với các giá trị IC50 từ 1,55 đến 6,25 M.

Một loại macrocyclic lactone mới có tên Hindsiilactone A 5 8 quinoflavan Hindsiiquinoflavan 6

Một loại macrocyclic lactone mới có tên Hindsiilactone A , 5,8- quinoflavan, Hindsiiquinoflavan B và ba hợp chất đã biết (Combretastatin D-2 , Combretastatin D-3 và isocorn) được phân lập từ chiết xuất ethanol 80% từ thân cây Celastrus hindsii. Tất cả các hợp chất phân lập được đánh giá có độc tính tế bào chống lại bốn dòng tế bào khối u ở người gồm: NCI-H187, HCT116, BC-1 và HuH7.[45]



1.1.2.3. Tổng quan các nghiên cứu loài, chi trong nước và trên thế giới

Tác dụng chống ung thư của cây xạ đen đã được chứng minh trong đề tài “Nghiên cứu tác dụng chống ung thư của cây xạ đen” là đề tài cấp Nhà nước do giáo sư Lê Thế Trung làm chủ nhiệm, thực hiện tại Học viện Quân y giai đoạn 1987-1999. Năm 1999 đề tài được nghiệm thu và cây xạ đen được công nhận là một vị thuốc nam có tác dụng điều trị ung thư.

Ngoài ra, có một số nghiên cứu khác như sau:


“Nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook)”. Bùi Thị Thanh Duyên, Đặng Kim Thu, Vũ Mạnh Hùng, Bùi Thanh Tùng (2020), VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1, tr. 39-45. [5]

“Phân đoạn toàn diện các chất chống oxy hóa và bằng phương pháp GC- MS và ESI-MS trong lá loài Celastrus hindsii ”. Tran Duc Viet, Tran Dang Xuan, Truong Mai Van, Yusuf Andriana, Ramin Rayee, Hoang-Dung Tran (2019), Comprehensive Fractionation of Antioxidants and GC-MS and ESI-MS Fingerprints of Celastrus hindsii Leaves, Medicines, 6, pp. 64.

“Đánh giá độc tính của chiết xuất từ loài Celastrus hindsii Benth ở Việt Nam”. Thanh Loan Pham, Van Huy Nguyen, Thi Tam Tien Ha, Thi Le Thu Hoang, Chi Nghia Phan, Thi Quyen Nguyen (2020), Evaluation of Acute

Toxicity and Semi-chronic Toxicity of Extract from Celastrus hindsii Benth, Pak. J. Biol. Sci., 23 (8), pp. 1096-1102.

1.1.2.4. Tình hình chiết xuất, phân lập, định tính, định lượng

Xác định tổng hàm lượng phenolic:

Hàm lượng phenol được đánh giá bằng phương pháp Folin-Cicalteau


Các mẫu thử nghiệm được trộn với 0,125 mL thuốc thử Folin-Ciocalteu và sau đó lắc trong 6 phút. Sau đó, thêm 1,25 mL Na2CO3 7% vào.

Các dung dịch hỗn hợp được điều chỉnh bằng methanol đến thể tích 3 ml, trộn kỹ và ủ ở nhiệt độ môi trường trong điều kiện tối.

Độ hấp thụ sau đó được ghi lại ở bước sóng 765 nm.


Tổng hàm lượng phenol được biểu thị bằng miligam đương lượng axit gallic trên gam dịch chiết hoặc phần (mg GAE / g dịch chiết) theo đường cong chuẩn.

Tất cả các mẫu được phân tích trong 3 lần lặp lại. [15]


Xác định tổng hàm lượng flavonoid:


Tổng hàm lượng flavonoid của C. hindsii được xác định bằng phương pháp màu nhôm clorua.


Cho 100 µL nhôm (III) clorua hexahydrat (2%) vào 100 µL mẫu chuẩn

rutin.


Sau khi ủ ở nhiệt độ phòng và trong điều kiện tối trong 15 phút, độ hấp thụ được đo ở bước sóng 430 nm.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 07/09/2024