Sản Phẩm Chứa Dược Liệu Trên (Nếu Có) Trong Nước:

Nói chung, chiết xuất thực vật cao hơn 1000 mg kgG1 có thể được coi là an toàn và ít độc hại trong tiêu thụ thảo dược và sản phẩm thuốc. Kết quả độc tính chỉ ra rằng chiết xuất C. hindsii có thể được sử dụng như một nguồn sử dụng bằng miệng không độc hại. Kết quả có lẽ giải thích tại sao lá C. hindsii được sử dụng trong Việt Nam từ bao đời nay và an toàn. [9]

1.1.3.3. Công dụng theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, Xạ đen có tác dụng thông kinh, lợi niệu. Rễ và vỏ cây được dùng để trị các bệnh kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm thận và các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. [5]


1.1.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên (nếu có) Trong nước:


H nh 3: Nano Cucumin (Nguồn: Internet)


1.2. NẤM LINH CHI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

1. 2.1. Về thực vật

1.2.1.1. Tên khoa học, tên thường gọi, tên địa phương:

Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư - 4

Tên khoa học: Ganoderma lucidum [2] Loài: G. lucidum

Bộ: Polyporales

Họ: Ganodermataceae

Tên thường gọi: nấm linh chi

Tên khác: tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung. [2]


H nh 4: Nấm Linh chi (Nguồn: Internet)


1.2.1.2. Đặc điểm thực vật

Nấm hóa gỗ, sống 1 năm hay lâu năm. Thể quả có mũ dạng thận, tròn hoặc dạng quạt, dày, đường kính 3-10cm. Cuống dài dịch lệch, hình trụ tròn hoặc dẹt, có khi phân nhánh, mặt trên mũ có những vòng đồng tâm, mép lượn sóng. Bào tử hình bầu dục hoặc hình trứng, cụt đầu, màu gỉ sắt, có một mẩu lồi và nhiều gai nhọn. Toàn cây màu nâu đỏ, đỏ vàng hoặc nâu đen.

Nấm linh chi sinh sản chủ yếu bằng bào tử nằm ở mặt dưới của thể quả. Phần có chức năng sinh dưỡng chính là hệ sợi của nấm mọc ẩn trong gỗ mục hoặc trong đất. Hiện nay ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, người ta đã chủ động nghiên cứu trồng được nấm linh chi trên giá thể nhân tạo để dùng làm thuốc. [2]

1.2.1.3. Phân bố, số loài thuộc chi

Chi Ganoderma Karsten có khoảng vài chục loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á, châu Đại Dương và châu Mỹ. Ở Việt Nam có 26 loài và 1 dưới loài (var.) ( Đàm Nhận, 1997), trong đó có 1 số loài được dùng làm thuốc. [2]

Nấm linh chi thuộc nhóm nấm lớn, thường sống hoại sinh trên gỗ mục hoặc trên đất ngay ở nơi có gốc cây gỗ đã mục, thuộc đại diện của các họ Caesalpiniaceae (lim, lim xẹt, muồng đen, me,..) và Fagaceae ( 1 số loài thuộc các chi Quercus, Lythocarpus, Castanopsis,...) [2]

Môi trường sống của nấm thường ở các rừng thường xanh ẩm, độ cao từ vài chục mét đến 1500m. Có thể tìm thấy nấm linh chi ở hầu hết các tỉnh vùng núi từ Lào Cai ( Sa Pa) đến Lâm Đồng ( LangBiang) . Ở các vùng trước kia có nhiều cây lim đã bị khai thác, trên gốc hoặc phần thân cành còn lại đều có thể

tìm thấy nấm này mọc vào mùa mưa ẩm, như vùng lâm trường Hương Sơn ( Hà Tĩnh) , vùng rừng thuộc vườn Quốc Gia Bến En (Thanh Hóa), Tam Đảo (Vĩnh Phúc),..[2]

1.2.1.4. Bộ phận dùng

Nấm gồm 2 phần: Mũ nấm và cuống nấm.

Mũ nấm hình bán nguyệt hay hình thần, rộng 2-25cm, dài 3-30cm,dày 0,5-2,5cm , mặt trên bóng, màu nâu có vân đồng tâm, lượn sóng và vân tán xạ, mặt dưới màu nâu nhạt mang các ống rất nhỏ chứa bào tử.

Cuống dài ở bên cạnh hình trụ tròn, nâu bóng, kích thước 1-1,5cm x 15- 20cm. [2]

1.2.1.5. Thời điểm thu hái

Một phôi Nấm Linh Chi sẽ thu hoạch được tối đa 2-3 lần, tổng thời gian trong khoảng hơn 5 tháng đến 6 tháng. [2]

1.2.1.6. Vị thuốc

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ: [2]

Trà linh chi gồm cao linh chi, lạc tiên, sen, võng nem, dương cam cúc.

Đóng gói nhỏ, ngày uống 1 gói, chia làm nhiều lần như pha trà.

Linh chi, long nhãn, quả dâu, mỗi vị 10g. Sắc uống

Chữa viêm gan mạn tính, viêm phế quản: Linh chi nghiền thành bột, mỗi lần 1-2g uống với nước nóng, ngày 3 lần. [2]


1.2.2. Về hóa học

1.2.2.1. Thành phần hóa học [2]

Sterol: Ergosterol 0,3- 0,4%; ß - sitosterol, 24-methylcholesta-7,-22-dien- 3ß-ol và 1 số sterol khác.

Enzyme: lysozyme, protease acid và 1 số enzym khác ( lactase, endopolygalacturonase, celulase, amylase,...).

Protid: protein hòa tan, polypeptide, acid amin.

Đường: trehalose, manitol Amin: betain.

Alkan: tetracosan, hentriacontan.

Acid béo: các acid tetracosanoic, stearic, panmitic, nonadecanoic, behenic.

Triterpen ( chủ yếu thuộc nhóm lanostan): các acid ganoderic A, B, C, D,....,X, Y, Z. và các acid lucidenic A, B, C, D, E, F, G….; các lucidon A,B và C; các acid ganolucidic A, B,C, D, E; ganoderal A; các ganoderiol A, B, C, D, E, F, G, H và I; các ganoderol A (ganodermanonol) và B (ganodermadiol), ganodermanonitriol, ganodermatriol,..

Polysaccharid: một nhánh của arabinoxyloglucan tan trong nước (polysaccharid GL-1), một chất chiết bằng kiềm, heteroglycan tan trong nước, nhiều heteroglycan không tan trong nước, các ganoderan A và B, các glycan A, B,C.

G. lucidum chứa một số hợp chất khác có thể góp phần vào tác dụng y học được báo cáo của nó, chẳng hạn như protein và lectin. Hàm lượng protein của nấm G. lucidum khô vào khoảng 7-8%, thấp hơn so với nhiều loại nấm khác ( Chang và Buswell 1996 ; Mau, Lin, và Chen 2001 ). Các protein hoạt tính sinh học được báo cáo là đóng góp vào các đặc tính y học của G. lucidum , bao gồm LZ-8, một protein ức chế miễn dịch được tinh chế từ sợi nấm ( Van Der Hem và cộng sự 1995 ); một chế phẩm peptit (GLP) thể hiện các hoạt động bảo vệ gan và chống oxy hóa ( Sun, He, và Xie 2004; Shi, Sun và cộng sự. Năm 2008); và một protein kháng nấm 15 kDa, ganodermin, được phân lập từ quả thể G. lucidum ( Wang và Ng. 2006 ). [54]

Phân tích thành phần các quả thể trồng bằng gỗ của G. lucidum cho thấy phốt pho, silica, lưu huỳnh, kali, canxi và magiê là các thành phần khoáng chất chính của chúng. Sắt, natri, kẽm, đồng, mangan và stronti cũng được phát hiện

với lượng thấp hơn, cũng như các kim loại nặng như chì, cadmium và thủy ngân (Chen và cộng sự 1998). Quả khô đông lạnh của nấm linh chi không rõ nguồn gốc thu hái từ tự nhiên được báo cáo là có hàm lượng khoáng chất 10,2%, với kali, canxi và magiê là các thành phần chính (Chiu et al. 2000). Đáng chú ý, không có cadimi hoặc thủy ngân được phát hiện trong các mẫu này. G. lucidum cũng có thể chứa tới 72 μg / g trọng lượng khô của selen (Se; Falandysz 2008) và có thể biến đổi sinh học 20–30% selen vô cơ có trong chất nền sinh trưởng thành các protein chứa selen (Du et al. 2008). [54]

Một số chú ý đã được đưa ra đối với hàm lượng germanium trong nấm linh chi spp. Germanium cao thứ năm về hàm lượng (489 μg/g) trong số các khoáng chất được phát hiện trong thân quả G. lucidum thu thập từ tự nhiên (Chiu và cộng sự 2000 ). [54]

Ngoài ra còn có các chất uracin và uridin. [2]


Acid Ganoderic A

1.2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu loài, chi trong nước và trên thế giới

Theo tạp chí China Times- 16 /8/1996 có đề cập về tác dụng của nấm linh chi có thể ngăn chặn tế bào ung thư, giúp máu đông, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy tuổi thọ. Các bằng chứng khoa học đã chứng minh nấm linh chi là một loại thảo dược có chứa thành phần Triterpenes độc đáo giúp ngăn ngừa tế bào di căn phát triển, hạn chế quá trình ngăn chặn của khối u.”

Một số tin tức và các báo cáo khoa học về nấm linh chi của Giáo sư Wang của Trung Tâm Nghiên Cứu Y Yongzhong Đài Bắc đã tìm thấy trong thành phần Polysaccharide của nấm linh chi có thể chống dị ứng, ngăn ngừa khối u di căn và thúc đẩy sự bài tiết của các tế bào miễn dịch. Trong thí nghiệm mới nhất của Giáo Sư Wang cho thấy chỉ cần 400mg thành phần Polysaccharides có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào miễn dịch.

“ ợi ích sức kh e: inh Chi thực sự là một loại thần dược. à chất tăng cường miễn dịch tự nhiên, nó hữu ích cho những người bệnh AIDS, hội chứng gut, Epstein-Barr, viêm phế quản mãn tính, và các vi r t truyền nhiễm khác. Nó được sử dụng như một loại thuốc ngủ tự nhiên, gi p lợi tiểu, nhuận tràng, và làm giảm cholesterol. inh Chi nấm là chất chống oxy hóa và chất bảo vệ gan

…” Trích từ Bách khoa toàn thư về thảo dược , Janet W.B, trang 288.

“ inh Chi đ tăng cường miễn dịch, hỗ trợ chức năng thần kinh, dọn sạch các gốc tự do, bảo vệ gan, kháng viêm và dị ứng. Theo Hobbs (199 ), “ inh Chi là loại nấm dược liệu duy nhất có khả năng làm dịu và hỗ trợ chức năng thần kinh.” Trong các thử nghiệm của m nh, ông đã chứng t nấm inh Chi có khả năng trị các chứng căng thẳng mãn tính, lo âu, hay mất ngủ”. Trích từ Ph ng và trị bệnh , Michigan Hospital trang 179.

“ Một số loại nấm có chứa cả dinh dưỡng và dược tính. Nghiên cứu khoa học ch ra rằng các hoạt chất chính của nấm dược liệu có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch, bảo vệ và chống lại bệnh tim mạch, các gốc tự do, chống đột qu , và chống độc tố. Nấm inh Chi đ chứa polysaccharides (phân tử đường phức tạp) được gọi là beta-glucans, tăng RNA và DNA trong tủy xương, nơi chứa các tế bào miễn dịch, như tế bào lympho. Sự kết hợp của các hợp chất trong nấm nhắm vào hệ thống miễn dịch và hỗ trợ liên kết tế bào thần kinh, gi p chuyển hóa và vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy. Ba giống nấm, nấm inh Chi đ , nấm đông cô, nấm maitake và – đã được nghiên cứu sâu và đã được chứng minh có đ c tính chữa bệnh mạnh m . Tất cả phải được nấu chín để có được những giá trị dinh dưỡng. Cơ thể không tiêu hóa nổi cây nấm inh Chi, trừ khi nó được chiết xuất bởi nhiệt (sắc nước)”. Trích từ Phương pháp điều trị b ng thảo dược của Phylli A Balch, trang 167.

“ Nấm inh Chi đ được sử dụng truyền thống trong y học Phương đông, chữa các triệu chứng suy nhược do sự thiếu hụt các năng lượng quan trọng của

có thể, d n đến việc giảm chức năng của cơ thể. Nấm inh Chi đ là phương thuốc hoàn hảo đối với các triệu chứng này tại M . Khi một người phải đối m t với căn bệnh ung thư cộng với các độc tính của hóa trị liệu, một giải pháp rất tốt đó là sử dụng nấm inh Chi đ . nh hưởng của nó trên hệ thống miễn dịch là gi p tăng cường chức năng miễn dịch: tăng số lượng tế bào bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố, và kiềm hãm các các tế bào ung thư. inh Chi c ng cải thiện cả năng lượng cơ thể và gi p ngủ ngon”. Trích từ Dược Thảo trong điều trị ung thư của Donald R Yance Jr, trang 156.

“Tác dụng của nấm inh Chi đ là vô cùng k diệu bởi v ch ng gi p ngăn ngừa ung thư”. Trích từ Bí mật của Đông y , tác giả John Edward, trang 349.

“ Nấm inh Chi đ đang được các nhà nghiên cứu ủng hộ sử dụng trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư và các loại virus”. Trích từ Thuốc điều trị mới , tác giả William Evans, trang 215.

1.2.2.3. Tình hình chiết xuất, phân lập, định tính, định lượng Polysaccharid trong nấm linh chi:

Hàm lượng polysaccharid trong nấm linh chi:

Dược điển Trung Quốc yêu cầu hàm lượng polysaccharid trong nấm linh chi không được thấp hơn 0,5% dược liệu khô.

Dược điển Mĩ yêu cầu hàm lượng polysaccharid trong nấm linh chi không được thấp hơn 0,7% dược liệu khô.

Năm 2013, Poh-Guat Cheng và cộng sự đã nghiên cứu trên mẫu nấm G.lucidum thu hái ở Malaysia, thu được dịch chiết nước chứa tổng lượng polysaccharid là 25,1%.

Theo Juan Lu và cộng sự (2012) nghiên cứu mẫu nấm G.lucidum được thu hái từ núi Dabie, quận Longquan, Nantong, núi Changbai, Wuyi, thành phố Liaocheng, Trung Quốc có hàm lượng polysaccharid lần lượt là 1,85%; 5,88%; 3,3%; 6,03%; 7,38%; 9,08%.

Trần Thị Văn Thi và cộng sự cũng đã xác định hàm lượng của phân đoạn polysaccharid từ nấm linh chi nuôi trồng tại Thừa Thiên Huế. Hàm lượng polysaccharid trong cao toàn phần polysaccharid là 86,00 0,53 (P= 0,95, n=6). Các phương pháp phân tích polysaccharid trong nấm linh chi:

Dung môi chiết xuất polysaccharid là nước nóng hoặc là dung dịch kiềm sau đó kết tủa bởi rượu.

- Phương pháp tạo màu đo quang phổ hấp thụ UV-VIS

+ Phương pháp tạo màu với thuốc thử anthron: Nguyên tắc:

Dùng dung dịch HCl loãng để thủy phân polysaccharid thành monosaccharid.

Trong môi trường acid nóng, glucose bị dehydrat hóa tạo thành hidroxymethyl furfural. Hợp chất này kết hợp với anthron tạo thành sản phẩm có màu xanh lục hấp thụ cực đại tại 630 nm.

Phương pháp này được dược điển Trung Quốc để định lượng tổng lượng polysaccharid trong G.lucudum và G.sinensis.

+ Phương pháp tạo màu với thuốc thử phenol-acid sulfuric. Nguyên tắc:

Dựa vào phản ứng thủy phân polysaccharid thành monosaccharid. Trong môi trường acid nóng, glucose bị dehydrat hóa tạo thành hidroxymethyl furfural. Hợp chất này tạo màu với phenol. Dung dịch tạo thành có độ hấp thụ cực đại tại bước sóng 490 nm.

Theo Krystyna Skalicka- Wozniak sau khi chiết polysaccharid bằng nước nóng (85 độ C) trong 5 giờ và kết tủa bằng ethanol, tổng lượng polysaccharid tinh khiết được định lượng bằng cách tạo màu với thuốc thử phenol/ acid sulfuric theo quy trình: Lắc đều 30 phút hỗn hợp 1ml dung dịch thử, 1ml dung dịch phenol 5% và 5ml H2SO4 đặc, đo quang với bước sóng 490 nm. Phương pháp có độ lặp lại cao, tuyến tính trong khoảng nồng độ 0,055- 0,475 mg/ml.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 07/09/2024