Cây Thuốc Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Ung Thư Dạ Dày

Theo Masuko T. và cộng sự (2005) thứ tự mẫu thử - acid sulfuric- phenol cho độ hấp thụ tối đa. Tuy nhiên phương pháp thêm dung dịch đường, phenol vào bình nón, lắc đều rồi thêm H2SO4 đặc cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh là cho độ hấp thụ tối đa.

- Phương pháp sắc kí lớp m ng hiệu năng cao HP C

Dược điển Mĩ đã sử dụng phương pháp HPLC để định lượng polysaccharid toàn phần trong nấm linh chi. Các điều kiện sắc kí như sau:

+ Detector: UV 250nm

+ Cột: L1, 4,6mm x 25cm, 5 m

+ Nhiệt độ cột: 35 1 độ C

+ Tốc độ dòng: 1,0 ml/ phút

+ Thể tích tiêm: 10 l

+ Pha động: đệm phosphat 0,05M (dung dịch A): acetonitril (dung dịch B)

+ Chương trình Gradient:


Thời gian (phút)

Dung dịch A (%)

Dung dịch B (%)

0

84

16

30

82,5

17,5

55

81

19

60

81

19

61

84

16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư - 5


Acid Ganoderic A trong nấm Linh Chi

Hàm lượng acid Ganoderic A trong nấm linh chi:

Hàm lượng acid Ganoderic A và B chiếm hơn 1 nửa toàn lượng nấm linh chi, do đó việc xác định hàm lượng của acid Ganoderic A và B có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng của nấm G.lucidum

Trong nghiên cứu của Poh-Guat Cheng, mẫu nấm linh chi được tiêu chuẩn hóa chứa hàm lượng Ganoderic A là 0,45%.

Hàm lượng acid Ganoderic A trong các mẫu nấm thu hái từ núi Dabie, quận Longquan, Nantong, núi Changbai, Wuyi, thành phố Liaocheng, Trung Quốc lần lượt là 7,254 mg/g; 6,658 mg/g; 3,563 mg/g; 2,682 mg/g; 2,154 mg/g;

1,959 mg/g

Hàm lượng acid Ganoderic A trong bào tử và thể quả của G.lucidum cho kết quả lần lượt từ 15,1-278,6 g/g

Acid Ganoderic A được sử dụng là một trong các chất đối chiếu để định lượng thành phần Triterpenoid của nấm Linh Chi trong dược điển Mĩ, với yêu cầu tổng lượng Triterpenoid không được ít hơn 0,3%, tính theo tổng hàm lượng Triterpenoid bao gồm: acid Ganoderic A, acid Ganoderic C, acid Ganoderic 2,

acid Ganoderic G, acid Ganoderic B, acid Ganoderic H, acid Ganoderic D, acid

Ganoderic F so với dược liệu khô

Các phương pháp phân tích acid Ganoderic A trong nấm linh chi:

Dung môi để chiết xuất các hợp chất Triterpenoid trong chi Ganoderma là diclomethan, methanol, ethanol, cloroform hoặc dung dịch kiềm.

- Phương pháp sắc kí lớp m ng:

Dược điển Mĩ sử dụng acid Ganoderic A là một trong các chất đối chiếu trong định tính nấm linh chi bằng HPTLC, với hệ dung môi toluen-ethylformat- acid formic (5:5:0,2)

Các tác giả PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vinh, thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Danh cũng chọn acid Ganoderic A để làm chất đối chiếu, và sử dụng hệ dung môi: cloroform- methanol- nước (30:4:1) lấy lớp dưới.

- Phương pháp sắc kí lớp m ng hiệu năng cao HP C

Dược điển Mĩ định lượng thành phần acid Ganoderic A trong nấm Linh Chi bằng phương pháp HPLC, sử dụng cột L1 ( 2,1mm x 15cm, 1,8 m) detector UV 257 nm, nhiệt độ cột 25 1 độ, tốc độ dòng 0,4 ml/phút với pha động như sau: dung dịch A: acid phosphoric/nước 0,075%; dung dịch B acetonitril.

Chương trình Gradient:


Thời gian (phút)

Dung dịch A (%)

Dung dịch B (%)

0

80

20

3

73,5

26,5

34

73,5

26,5

52

61,5

38,5

54

0

100

55

0

100

55,5

80

20


Theo Jie Liu và cộng sự sử dụng HPLC rửa giải Gradient, pha động acid acetic 2%/nước ( v/v, dung dịch A) và acetonitril (dung dịch B) đã định lượng được 5 Triterpenoid, trong đó có acid Ganoderic A.

Theo Jing Zhao và cộng sự đã định lượng đồng thời 8 Triterpen ( gồm acid Ganoderic A, acid Ganoderic Y, acid Ganoderic DM, Ganoderol A, Ganoderol B, methylganoderat D, ganoderat G, ganoderal A) và sterol bằng HPLC rửa giải Gradient, sử dụng cột Zorbax ODS C18, thành phần pha động gồm nước (dung dịch A) và methanol (dung dịch B).

Phương pháp HPLC rửa giải đẳng dòng cũng được sử dụng để phân tích acid Ganoderic A. Các điều kiện sắc kí: altima C18 (4,6mm x 150mm, 5 m) pha

động acetonitril- acid formic 0,04%, bước sóng phát hiện 254 nm, nhiệt độ cột 15 độ, Li B.M. đã định lượng đồng thời acid Ganoderic A cùng Ganoderic 2, Ganoderic G, Ganoderic B, acid Lucideric A, acid Ganoderenic G và Ganoderenic C1.

Để so sánh hàm lượng Triterpenoid trong thể quả và bào tử của G.lucidum, một chương trình HPLC được xây dựng với pha động ethanol 2%- acetonitril ( 4:6), phân tách được 7 acid Ganoderic là acid Ganoderic A, B, C1, H, , và acid Ganolucidic A.

Acid Ganoderic A trong nấm linh chi cũng được định lượng bằng phương pháp HPLC- PAD pha đảo rửa giải isocratic với các điều kiện sắc kí gồm: cột RP 18 (100 x 4,6mm; 4 m), pha động acetonitril- acid acetic 1% (30:70) bước sóng phát hiện 254 nm, nhiệt độ cột 30 độ C, tốc độ dòng 1,5 ml/phút.

Chương trình HPLC đẳng dòng pha động gồm acetonitril, nước và acid formic (42:58:0,5, vvv), cột Agilent Zorbax XDB C18 (250mm x 4,6mm, 5 m) cho giới hạn phát hiện acid Ganoderic A là 3,0 ng/ml và giới hạn định lượng là 20,0 ng/ml.

Theo Da J. và cộng sự, đã chọn acid Ganoderic A là chuẩn đối chiếu để phân tích các thành phần Triterpen trong G.lucidum do có hàm lượng cao trong G.lucidum, phân tách dễ và tương đối ổn định.

Ngoài ra, acid Ganoderic A còn được xác định bằng phương pháp miễn dịch sắc kí.

Định tính:

A. Lấy 2g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 96%, đun sôi hồi lưu 1 giờ, lọc. Nhỏ vài giọt dung dịch lên tờ giấy lọc, sấy nhẹ cho khô, phun hỗn hợp dung dịch sắt (III) clorid 0,9% và dung dịch kali fericyanid 0,6% theo tỉ lệ 1:1, sẽ có màu xanh lơ.

B. Phương pháp sắc kí lớp mỏng bản bổ sung dược điển Việt Nam, dược điển Trung Quốc, dược điển Dược liệu Mĩ (AHP) và dược điển Mĩ đều sử dụng phương pháp sắc kí lớp mỏng để định tính nấm linh chi.


1.2.3. Về tác dụng sinh học

1.2.3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu

Cao nước linh chi làm giảm đường máu ở chuột nhắt trắng. Các glycan A, B, C có tác dụng hạ đường máu rõ rệt ở chuột nhắt trắng bình thường và chuột gây đái tháo đường với aloxan.

Trên lâm sàng, sơ bộ thấy nấm linh chi có tác dụng nhất đinh trên 1 số bệnh như đau thắt ngực, bệnh về động mạch vành, huyết áp dao động, viêm phế quản, hen, viêm gan mạn tính, thấp khớp, bệnh đường tiêu hóa, rối loạn tiền mãn kinh và làm tăng trí nhớ, minh mẫn.

Bên cạnh Ganoderma lucidus, loài G.capsense cũng được dùng: Đã chứng minh chế phẩm tan trong nước của G.capsense có tác dụng tốt trên lâm sàng trong điều trị loạn dưỡng cơ tiến triển và tăng trương lực cơ teo. Vì tăng nồng độ aldolase trong máu là 1 trong những biểu hiện hóa sinh của loạn dưỡng cơ, nên đã nghiên cứu tác dụng của các nấm Ganoderma trên tăng aldolase máu thực nghiệm gây bởi 2,4-dichlorophenoxy acetic acid trên chuột nhắt trắng. Đã chứng minh các chất uracil và uridin là những chất có hoạt tính.

Germani có trong linh chi giúp khí huyết lưu thông, làm cho tế bào hấp thu oxy tốt hơn.

Lượng polysaccharide cao trong linh chi làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, làm tăng chức năng gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư.

Acid ganoderic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.

1.2.3.2. Độc tính

Mười hai triterpenoit lanostane (1-12) bao gồm một mới 16α, 26- dihydroxylanosta-8,24-dien-3-one (1) đã được phân lập từ quả thể của Linh chi

hainanense. Cấu trúc của hợp chất mới đã được làm sáng tỏ bằng các phân tích quang phổ 1D và 2D NMR và MS. Tất cả các phân lập được đánh giá về độc tính tế bào của chúng đối với các dòng tế bào khối u ở người K-562, SMMC- 7721, và SGC-7901 và năm hợp chất (1, 2, 5,7, và 9) cho thấy độc tính tế bào nhất định đối với dòng tế bào K-562. Trong khi đó, các hợp chất 2, 5,7 và 9 thể hiện các hoạt động gây độc tế bào chống lại các dòng tế bào SMMC-7721 và SGC-7901. [48]

1.2.3.3. Công dụng theo y học cổ truyền

Nấm linh chi được dùng trong kinh nghiệm dân gian để điều trị suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ; viêm khí quản mạn tính, bệnh bụi silic phổi lao; tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, bệnh động mạch vành tim; viêm gan, đau dạ dày, chán ăn; thấp khớp, thống phong.Liều dùng mỗi ngày 3-10g dạng thuốc sắc hoặc 2-5g tán bột uống.

Dùng ngoài, xông trị viêm mũi.

Trong y học dân gian Trung Quốc, linh chi được dùng rộng rãi để điều trị suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch, loét mạn tính đường tiêu hóa. Thuốc có phạm vi sử dụng rộng rãi.


1.2.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên (nếu có)

- Trong nước:


- Trên thế giới:


II. CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY


2.1. HOA HÒE


2.1.1. Về thực vật


2.1.1.1. Tên khoa học, tên khác, tên thường gọi

Tên khoa học: Sophora japonica L. Thuộc họ cánh bướm Fabaceae

(Papilionaceae). [1]


Tên khác: hòe hoa, hòe, hòe mễ, lài luồng (Tày). [1]


Tên nước ngoài: Japanese pagoda – tree, chinese scholar tree, umbrella trê (Anh); sophora (Pháp). [1]

2.1.1.2. Đặc điểm thực vật


Cây nhỡ thường xanh, cao 5-7m, có khi đến 10m. Thân có vỏ hơi nứt nẻ và cành nằm ngang. Cành hình trụm nhẵn, màu lục nhạt, có những chấm trắng. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, 11-17 lá chét mọc đối, hình bầu dục – thuôn, gốc tròn, đầu hơi nhọn, dài 3-4.5 cm, rộng 1.2-2cm, màu lục nhạt, nhất là ở mặt dưới, hơi có lông. [1]

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm dài 20cm, phận nhánh nhiều; hoa nhỏ màu trắng và vàng nhạt; dài hình chuông, gần như nhẵn; cánh hoa có móng ngắn, cánh cờ rộng, hình tim cụt ở gốc, mép cong lên, nhị 10 rời nhau; bao phấn hình bầu dục. [1]

Quả đậu, hình tràng hạt, thắt lại không đều giữa các hạt, nhẵn, không mở, đầu có mũi nhọn ngắn; hạt 2-5, hình bầu dục, hơi dẹt, màu đen bóng.

Mùa hoa: tháng 5-8, mùa quả: tháng 9-11


Trong dân gian, người ta phân biệt cây hoa hòe nếp và hoa hòe tẻ. Kinh nghiệm của Thái Bình (nơi trồng nhiều hòe nhất trong cả nước) cho biết:

- Hòe nếp; hoa to, nhiều, đều, nở cùng một lúc, có màu nhạt, cuống ngắn, cây phát triển nhanh, phân nhiều cành.

- Hòe tẻ: hoa nhỏ, thưa thớt, không đều nở nhiều đợt,c ó máu sẫm hơn, cuống dài. Cây vồng cao, phân ít cành. [1]

(Nguồn: Internet)


2.1.1.3. Phân bố


Chi Styphnolobium L, gồm hầu hết là các cây bụi hay cây gỗ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam có 5 loài trong đó hòe là cây trồng. [1]

Hoa hòe được trồng rộng rãi ở các tỉnh phía bắc hiện nay vốn là cây nhập nội, chưa rõ nguồn gốc. Từ năm 1978, cây được đưa vào các tỉnh Tây Nguyên, ven biển miền Trung sau lan ra các tỉnh khác. Những tỉnh trồng nhiều hòe hiện này là Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,… Trên thế giới hoa hòe cũng được trồng ở Trung Quốc, Nhật bản và một số nước khác.

Hoa hòe thuộc loại cây gỗ trung sinh, ưa sáng và ưa ẩm, thường được trồng ở vườn gia đình xen với cây ăn quả. Vài năm trở lại đây, cây được trồng có kết quả tốt ở các vùng đồi, đất cao nguyên ở Mộc Châu, Điện Biên,…hoặc ở đất mới khai hoang vùng Tam Điệp (Ninh Bình). Nhiệt độ không khí trung bình khoảng 23-26 độ C. Cây ít thấy trồng ở những vùng cận nhiệt đới, núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang). Những cây trồng ở trại thuốc Tam Đảo phát triển kém hơn cây trồng ở vùng đồi trung du và đồng bằng. Cây trồng từ hạt 3-4 năm bắt đầu có hoa quả, các năm sau nhiều hơn. [1]

2.1.1.4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến


Nụ hoa đã phơi hoặc sấy nhẹ đến khô (hòe mễ). Để thu hái nụ, người ta chọn những chùm hoa có từ 5-10 hoa nở (không nên thu hoạch sớm quá hoặc muộn quá, năng suất thấp). Dùng sào tre nhỏ, nhẹ, dài, phía đầu có đoạn tre nhỏ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2024